Bộ 10 đề ôn tập HK I môn hoá học lớp 11 (chương 2+3+4)

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 11 – ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Trong không khí, chất nào sau đây chiếm phần trăm thể tích lớn nhất?
A. O2.

B. NO.

C. CO2.

D. N2.
Câu 2: Alkane (CH3)2CH–CH3 có tên theo danh pháp thay thế là
A. 2-methylpropane.

B. isobutane.

C. butane.

D. 2-methylbutane.
Câu 3: Cặp chất nào sau đây cùng dãy đồng đẳng?
A. CH4 và C2H4.

B. CH4 và C2H6.

C. C2H4 và C2H6.

D. C2H2 và C4H4.
Câu 4: Phần trăm khối lượng carbon trong alkane X là 83,33 %. Công thức phân tử của X là
A. CH4.

B. C3H8.

C. C5H12.

D. C10H22.
Câu 5: Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon no là
A. Phản ứng tách.

B. Phản ứng thế.

C. Phản ứng cộng.

D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 6: Dãy chất nào sau đây bị thụ động trong H2SO4 đặc, nguội?
A. Mg, Cu, Ag.

B. Ca, Ag, Mg.

C. Cu, Zn, Mg.

D. Al, Fe, Cr.
Câu 7: Tính chất hóa học của NH3 là
A. tính base, tính khử.

B. tính base, tính oxi hóa.

C. tính acid, tính base.

D. tính acid, tính khử.
Câu 8: Nhóm chức – OH là của hợp chất nào sau đây?
A. Carboxylic acid.

B. Amine.

C. Alcohol.

D. Ketone.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây sulfur có số oxi hóa +4?
A. Na2S.

B. Na2SO3.

C. Na2SO4.

D. SO3.
Câu 10: Trong các hợp chất sau, chất nào là hợp chất hữu cơ?
A. CO2.

B. CH3COONa.

C. Na2CO3.

D. Al4C3.
Câu 11: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccharose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm:
A. H2S và CO2.

B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.

D. SO2 và CO2.
Câu 12: Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?
A. -3, +3, +5.

B. -3, 0, +3, +5.

C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.

D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.
Câu 13: Trong các hợp chất sau, chất nào là dẫn xuất của hydrocarbon?
A. CH4.

B. CH3OH.

C. C2H4.

D. C3H8.
Câu 14: Phản ứng hóa học của các chất hữu cơ thường
A. cần đun nóng và có xúc tác.

B. có hiệu suất cao.

C. xảy ra rất nhanh.

D. tự xảy ra được.
Câu 15: Khí nào sau đây có khả năng làm mất màu nước bromine?
A. N2.

B. CO2.

C. H2.

D. SO2.
Câu 16: Mật ong để lâu thường thấy có những hạt rắn xuất hiện ở đáy chai. Đó là hiện tượng gì?
A. Khi để lâu, mật ong bị oxi hóa trong không khí tạo kết tủa.
B. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh tinh bột.
C. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường glucose và fructose.
D. Khi để lâu, nước trong mật ong bay hơi làm kết tinh đường sucrose.
Câu 17: Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6. B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N.
C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl. D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.
Câu 18: Tác nhân chính gây ra hiện tượng mưa acid là
A. CO, SO2.

B. NOx, SO2.

C. NH3, NO2.

D. CO, NH3.
Câu 19: Kim loại M phản ứng được với dung dịch HCl, dung dịch Cu(NO3)2, dung dịch HNO3 đặc nguội. Kim loại M là
A. Ag.

B. Zn.

C. Fe.

D. Al
Câu 20: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitrogen lỏng sôi ở -196oC oxygen lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitrogen và oxygen là
A. lọc.

B. chiết.

C. cô cạn.

D. chưng cất.
Câu 21: Trong phòng thí nghiệm, người ta có thể điều chế khí NH3 bằng cách
A. cho N2 tác dụng với H2 (450oC, bột sắt (iron)).
B. cho muối ammonium loãng tác dụng với kiềm loãng và đun nóng.
C. cho muối ammonium đặc tác dụng với kiềm đặc và đun nóng.
D. nhiệt phân muối (NH4)2CO3.
Câu 22: Có 4 ống nghiệm, mỗi ống đựng một chất khí khác nhau, chúng được úp ngược trong các chậu nước X, Y, Z, T. Kết quả thí nghiệm được mô tả bằng hình vẽ sau:

Các khí X, Y, Z, T lần lượt là:
A. NH3, HCl, O2, SO2.

B. O2, SO2, NH3, HCl.

C. SO2, O2, NH3, HCl.

D. O2, HCl, NH3, SO2.
Câu 23: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 24: Sulfur dioxide có tính chất hóa học gì?
A. có tính khử mạnh.

B. có tính oxi hoá yếu.

C. có tính oxi hoá mạnh.

D. vừa có tính khử và vừa có tính oxi hoá.
Câu 25: Phản ứng nào dưới đây không đúng?
A. H2SO4 đặc + FeO FeSO4 + H2O.
B. H2SO4 đặc + 2HI I2 + SO2 + 2H2O.
C. 2H2SO4 đặc + C CO2 + 2SO2 + 2H2O.
D. 6H2SO4 đặc + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O.
Câu 26: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm -OH?
Câu 27: Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?
A. CH3COCH2CH3.

B. CH2=CHCH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2CHO.

D. CH3CH=CHCH2OH.
Câu 28: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra 2,479 lít khí X (sản phẩm khử duy nhất, ở đkc). Khí X là
A. N2O.

B. NO2.

C. N2.

D. NO.
Câu 29: Cho phản ứng: H2SO4 + Fe –> Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối của phản ứng sau khi cân bằng là:
A. 6 và 3.

B. 3 và 6.

C. 6 và 6.

D. 3 và 3.
Câu 30: Hydrocarbon T có công thức cấu tạo:

Danh pháp thay thế của T là
A. 3-ethyl-2,4-dimethylpentane.

B. 2-methyl-3-propylpentane.

C. 2,4-dimethyl-3-ethylpentane.

D. 2-propyl-3-methylpentane.
Câu 31: Hoà tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp gồm Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 mL acid H2SO4 0,1M (vừa đủ). Sau phản ứng, hỗn hợp muối sunfat khan thu được khi cô cạn dung dịch có khối lượng là
A. 6,81 gam.

B. 4,81 gam.

C. 3,81 gam.

D. 5,81 gam.
Câu 32: Cho các cặp chất:
(1) CH3CH2COOH và HCOOCH2CH3 (3) CH3NHCH3 và NH2CH2NH2
(2) CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3 (4) CH2=CHCOOH và HCOOCH=CH2
Có bao nhiêu cặp là đồng phân cấu tạo?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Câu 33: Cho hỗn hợp gồm 6,72 gam Mg và 0,8 gam MgO tác dụng hết với lượng dư dung dịch HNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 0,9916 lít một khí X (đkc) và dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 46 gam muối khan. Khí X là
A. N2O.

B. NO2.

C. N2.

D. NO.
Câu 34: Cho hai hợp chất hữu cơ là aniline (C6H7N), 2-aminopyridine (C5H6N2) và hình ảnh phổ khối như hình vẽ:

(a) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A (b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B
Phát biểu nào sau đây không chính xác?
A. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline.
B. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94.
C. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine.
D. Phân tử khối của hai hợp chất hữu cơ A và B bằng nhau.
Câu 35: Từ tinh dầu hồi, người ta tách được anethole là một chất thơm được dùng sản xuất kẹo cao su. Anethole có tỉ khối hơi so với N2 là 5,286. Phân tích nguyên tố cho thấy, anethole có phần trăm khối lượng carbon và hydrogen tương ứng là 81,08%; 8,10%, còn lại là oxygen. Công thức phân tử của anetol là
A. C10H12O.

B. C5H6O.

C. C3H8O.

D. C6H12O.
Câu 36: Một mẫu khí gas X chứa hỗn hợp propane và butane. Đốt cháy hoàn toàn 12 gam mẫu khí gas X tỏa ra nhiệt lượng 594 kJ. Biết rằng, khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Tỉ lệ số mol của propane và butane trong X là
A. 1 : 2.

B. 2 : 3.

C. 1 : 1.

D. 3 : 2.
Câu 37: Hỗn hợp khí X gồm N2 và H2 có tỉ khối so với H2 bằng 3,6. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 50%.

B. 36%.

C. 40%.

D. 25%.
Câu 38: Cho các phát biểu về đặc điểm chung của các phân tử hợp chất hữu cơ:
(1) Thành phần nguyên tố chủ yếu là C và H.
(2) Có thể chứa nguyên tố khác như Cl, N, P, O.
(3) Liên kết hóa học chủ yếu là liên kết cộng hoá trị.
(4) Liên kết hoá học chủ yếu là liên kết ion.
(5) Dễ bay hơi, khó cháy.
(6) Phản ứng hoá học xảy ra nhanh.
Các phát biểu đúng là
A. (4), (5), (6).

B. (1), (2), (3).

C. (1), (3), (5).

D. (2), (4), (6).
Câu 39: Trộn 11,2 gam bột Fe với 9,6 gam bột S, sau đó đem nung ở nhiệt độ cao thu được hỗn hợp rắn X. Hoà tan hoàn toàn hỗn hợp X trong dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư thu được dung dịch Y (chỉ chứa một muối sunfat và acid dư), V lít khí SO2 (đkc). Giá trị của V là
A. 11,2. B. 29,748. C. 13,44. D. 20,16.
Câu 40: Một loại bình gas có chứa 13 kg khí thiên nhiên có thành phần chính là khí methane, ethane và một số thành phần khác, trong đó tỉ lệ thể tích của methane : ethane là 85 : 15 (thành phần khác không đáng kể). Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol methane cháy tỏa ra lượng nhiệt là 802 kJ và 1 mol ethane cháy tỏa lượng nhiệt là 1428 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas trên của một hộ gia đình X là 10000 kJ/ngày, hiệu suất sử dụng nhiệt là 62%, giá của bình gas trên là 450000 đồng. Số tiền một hộ gia đình X cần trả cho việc mua gas trong một tháng (30 ngày) gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 345000 đồng.

B. 297000 đồng.

C. 414000 đồng.

D. 333000 đồng.

ĐỀ ÔN TẬP HỌC KÌ I LỚP 11 – ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Theo ước tính, trung bình mỗi ngày một con bò “ợ” vào bầu khí quyển khoảng 250 L – 300 L một chất khí có khả năng gây hiệu ứng nhà kính. Khí đó là
A. O2.

B. CO2.

C. CH4.

D. NH3.
Câu 2: Nhóm nguyên tử còn lại sau khi lấy bớt một nguyên tử H từ phân tử alkane gọi là gốc ankyl, có công thức chung là
A. CnH2n-1 (n ≥ 1).

B. CnH2n+1 (n ≥ 1).

C. CnH2n+1 (n ≥ 2).

D. CnH2n-1 (n ≥ 2).
Câu 3: Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là
A. +3.

B. -3.

C. +4.

D. +5.
Câu 4: Nhóm nguyên tử CH3CH2- có tên là
A. methyl.

B. ethyl.

C. propyl.

D. butyl.
Câu 5: Trong các chất dư¬ới đây, chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?
A. Butane.

B. Ethane.

C. Methane.

D. Propane.
Câu 6: Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp:
A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng.

B. Phương pháp chiết lỏng rắn.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Phương pháp chưng cất.
Câu 7: Tên thay thế của hydrocarbon có công thức cấu tạo (CH3)3CCH2CH2CH3 là
A. 2,2-dimethylpentane.

B. 2,3-dimethylpentane.

C. 2,2,3- trimethylbutane.

D. 2,2- dimethylbutane.
Câu 8: Vai trò của NH3 trong phản ứng là
A. chất khử.

B. acid.

C. chất oxi hóa.

D. base.
Câu 9: Phần trăm khối lượng carbon trong C4H¬10 là
A. 28,57 %.

B. 82,76 %.

C. 17,24 %.

D. 96,77 %.
Câu 10: Số lượng đồng phân mạch hở, có một liên kết ba, ứng với công thức phân tử C5H8 là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 2.
Câu 11: Những công thức nào dưới đây biểu diễn cùng một chất:

A. X, Y, Z.

B. X, T, U.

C. X, Y, U.

D. Y, T, U.
Câu 12: Khi nói về phân tử Alkane không phân nhánh thì đặc điểm nào sau đây là đúng?
A. Chỉ có carbon bậc I và II.

B. Chỉ có carbon bậc I, II và III.

C. Chỉ có carbon bậc II.

D. Chỉ có carbon bậc I.
Câu 13: Alkane hòa tan tốt trong dung môi nào sau đây?
A. Nước.

B. Benzene.

C. Dung dịch acid HCl.

D. Dung dịch NaOH.
Câu 14: Kim loại iron không phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 đặc, nguội.

B. H2SO4 đặc, nóng.

C. HNO3 loãng.

D. H2SO4 loãng.
Câu 15: Cracking alkane là quá trình phân cắt liên kết C-C (bẻ gãy mạch carbon) của các alkane mạch dài để tạo thành hỗn hợp các hydrocarbon có mạch carbon
A. ngắn hơn.

B. dài hơn.

C. không đổi.

D. thay đổi.
Câu 16: Hợp chất C2H6O có tổng số đồng phân là
A. 4.

B. 3.

C. 2.

D. 5.
Câu 17: Công thức cấu tạo thu gọn nhất của một hợp chất X như sau:

Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH2=CHCH2CH=CH2.

B. CH2=C=CH2.

C. CH2=CHCH=CH2.

D. CH3CH=CHCH3.
Câu 18: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng khi nói về nitrogen?
A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.
B. Vì có liên kết 3 nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.
C. Khi tác dụng với khí hydrogen, nitrogen thể hiện tính khử.
D. Số oxi hóa của nitrogen trong các hợp chất và ion AlN, N2O4, NH4+, NO3-, NO2-, lần lượt là -3, +4, -3,+5,+4.
Câu 19: Công thức tổng quát cho ta biết
A. cách thức liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
C. thành phần nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.
D. thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố trong hợp chất hữu cơ
Câu 20: Số đồng phân cấu tạo tương ứng với công thức phân tử C5H12 là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Câu 21: SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, O2, nước Br2.
B. dung dịch NaOH, O2, dung dịch KMnO4.
C. dung dịch KOH, CaO, nước Br2.
D. O2, nước Br2, dung dịch KMnO4.
Câu 22: Khi cho 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Thể tích khí SO2 thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ở (đkc) là
A. 2,479 lít.

B. 3,7185 lít.

C. 4,958 lít.

D. 7,437 lít.
Câu 23: Dung dịch H2SO4 loãng phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Al2O3, Ba(OH)2, Ag.

B. CuO, NaCl, CuS.

C. FeCl3, MgO, Cu.

D. BaCl2, Na2CO3, FeS.
Câu 24: Cho iron (III) oxide tác dụng với nitric acid thì sản phẩm thu được là
A. Fe(NO3)3, NO và H2O.

B. Fe(NO3)3, NO2 và H2O.

C. Fe(NO3)3, N2 và H2O.

D. Fe(NO3)3 và H2O.
Câu 25: Công thức đơn giản nhất của hợp chất hữu cơ ethane-1,2-diol (C2H6O2) là
A. C2H6O2.

B. CH3O.

C. CH3.

D. CH4O.
Câu 26: Trong phân tử sau đây, các nguyên tử carbon:

A. 1 và 4 giống nhau; 2 và 3 giống nhau.

B. 1 và 4 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.

C. 1, 4, 5, 6 giống nhau; 2 và 3 giống nhau.

D. 2 và 3 giống nhau; 5 và 6 giống nhau.
Câu 27: Quá trình sản xuất ammonia trong công nghiệp dựa trên phản ứng thuận nghịch sau:
N2(g) + 3H2(g) ⇄ 2NH3(g) = – 92 kJ
Khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, cho các tác động: (1) tăng nhiệt độ, (2) tăng áp suất, (3) thêm chất xúc tác, (4) giảm nhiệt độ, (5) lấy NH3 ra khỏi hệ. Những tác động nào làm cho cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?
A. (2), (3), (4).

B. (1), (2), (3), (5).

C. (2), (4), (5).

D. (2), (3), (4), (5).
Câu 28: Dãy alkane nào sau đây thỏa mãn điều kiện: mỗi công thức phân tử có một đồng phân khi tác dụng với chlorine theo tỉ lệ mol 1: 1 tạo ra 1 dẫn xuất monochloro duy nhất?
A. CH4, C3H8, C4H10, C6H14.

B. CH4, C2H6, C5H12, C8H18.

C. CH4, C4H10, C5H12, C6H14.

D. CH4, C2H6, C5H12, C4H10.
Câu 29: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Chiết lỏng – lỏng dùng để tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước.
B. phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng chiết lỏng – rắn.
C. Sắc kí cột dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau
D. Phương pháp kết tinh dùng để tách và tinh chế chất lỏng
Câu 30: Cho các phản ứng sinh ra khí SO2:
(1) 4FeS2 + 11O2 2Fe2O3 + 8SO2
(2) S + O2 SO2
(3) Cu + 2H2SO4 CuSO4 + SO2 + 2H2O
(4) Na2SO3 + H2SO4 Na2SO4 + SO2 + H2O
Các phản ứng được dùng để điều chế khí SO2 trong công nghiệp là:
A. (1) và (2).

B. (2) và (3).

C. (2) và (4).

D. (1), (2) và (3).
Câu 31: Cho 10 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng dư. Sau phản ứng thu được 2,479 lít khí hydrogen (ở đkc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4.

B. 3,4.

C. 4,4.

D. 5,6.
Câu 32: Từ phổ MS của acetone, người ta xác định được ion phân tử [M+] có giá trị m/z bằng 58. Vậy, phân tử khối của acetone là
A. 58. B. 57. C. 59. D. 56.
Câu 33: Phân tích thành phần hợp chất hữu cơ X thu được phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 40,45; %H = 7,87; %N = 15,73; còn lại là oxygen. Từ phổ MS người ta xác định được phân tử khối của X là 89. Công thức phân tử của X là
A. C3H6NO.

B. C3H7NO2.

C. C3H8NO.

D. C3H9NO.
Câu 34: Cho các phát biểu sau
(1) Ngâm hoa quả làm siro thuộc phương pháp chiết.
(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất.
(3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh.
(4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng – rắn.
(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp chưng cất.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 1.
Câu 35: Cho sơ đồ phổ khối IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây ?
A. CH3CH2CH2OH.

B. CH3CH2CH2CH2CH2COOH.

C. CH3CH2CH2CHO.

D. CH3CH2CH2COOCH2CH2CH3.
Câu 36: Cho hỗn hợp gồm N2, H2 và NH3 có tỉ khối so với hydrogen là 8. Dẫn hỗn hợp đi qua dung dịch H2SO4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp lần lượt là
A. 25% N2, 25% H2 và 50% NH3.

B. 25% NH3, 25% H2 và 50% N2.

C. 25% N2, 25% NH3 và 50% H2.

D. 15% N2, 35% H2 và 50% NH3.
Câu 37: Hòa tan hết 8,16 gam hỗn hợp E gồm Fe và hai oxide sắt trong dung dịch HCl dư, thu được dung dịch X. Sục khí Cl2 đến dư vào X, thu được dung dịch Y chứa 19,5 gam muối. Mặt khác, cho 8,16 gam E tan hết trong 340 mL dung dịch HNO3 1M, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5, ở đkc). Giá trị của V là
A. 0,7437.

B. 0,9916.

C. 1,792.

D. 2,688.
Câu 38: Chia m gam hỗn hợp Cu, Al thành hai phần bằng nhau. Phần 1 cho tác dụng với HNO3 đặc, nguội dư thấy có 9,916 lít (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất) khí màu nâu đỏ thoát ra. Phần 2 cho vào dung dịch HCl thu được 7,437 lít khí (ở đkc). Giá trị của m là
A. 54,6.

B. 18,2.

C. 9,1.

D. 36,4.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Nguyên tố carbon và hydrogen luôn có mặt trong hợp chất hữu cơ.
(b) Hợp chất hữu cơ mà thành phần phân tử chỉ gồm các nguyên tố carbon và hydrogen là hydrocarbon.
(c) Hợp chất hữu cơ là hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, các muối carbonate, các hợp chất cyanide, các carbide, …)
(d) Phổ hồng ngoại cho phép xác định cả loại nhóm chức và số lượng nhóm chức đó có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
(e) Phổ hồng ngoại cho phép xác định loại nhóm chức có trong phân tử hợp chất hữu cơ.
(g) Một hydrocarbon và một hợp chất ion có khối lượng phân tử gần bằng nhau thì hydrocarbon tan trong nước ít hơn và có nhiệt độ sôi thấp hơn so với hợp chất ion.
Số phát biểu đúng là
A. 3.

B. 4.

C. 5.

D. 6.
Câu 40: Một bình gas sử dụng trong hộ gia đình X có chứa 12 kg khí hóa lỏng (LPG) gồm propane và butane với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3. Khi đốt cháy hoàn toàn, 1 mol propane tỏa ra lượng nhiệt là 2220 kJ và 1 mol butane tỏa ra lượng nhiệt là 2850 kJ. Trung bình, lượng nhiệt tiêu thụ từ đốt khí gas của hộ gia đình X là 10000 kJ/ngày và sau 45 ngày gia đình X dùng hết bình gas trên. Hiệu suất sử dụng nhiệt của hộ gia đình X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 62,5%.

B. 75,6%.

C. 70,8%.

D. 67,3%.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link lấy mật khẩu ở trên.

Tải về ngay!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỗ trợ
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x