Bộ 10 đề ôn tập HK I môn Hoá lớp 11 năm học 2023-2024 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

ĐỀ SỐ 1

Câu 1. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch ?

      A. N2 + 3H2 ⇌ 2NH3.                                              B. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.   

      C. H2 + Cl2 ⟶ 2HCl.                                              D. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.

Câu 2. Khi hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là :

      A. Cân bằng tĩnh.           B. Cân bằng động.         C. Cân bằng bền.            D. Cân bằng không bền.

Câu 3. Cho cân bằng hoá học: 2SO(g) + O(g) 2SO(g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Phát biểu đúng là:

A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 4. Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?

A. MgCl2.                                                                                                     B. HClO3.

C. Ba(OH)2                                                              D. C6H12O6 (glucose).

Câu 5. Chất nào sau đây thuộc loại chất điện li yếu?

A. KCl.                             B. HF.                               C. HNO3.                         D. NH4Cl.

Câu 6. Đối với dung dịch acid yếu CH3COOH 0,10M, nếu bỏ qua sự điện li của nước thì đánh giá nào về nồng độ mol ion sau đây là đúng?

A. [H+] = 0,10M.            B. [H+] < [CH3COO].    C. [H+] > [CH3COO].   D. [H+] < 0,10M.

Câu 7. Trong hợp chất nitrogen có các mức oxi hóa nào sau đây?

A. -3, +3, +5.                                                             B. -3, 0, +3, +5.

C. -3, +1, +2, +3, +4, +5.                                         D. -3, 0, +1, +2, +3, +4, +5.

Câu 8. Cho cân bằng hoá học: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi 

A. thay đổi áp suất của hệ.                                       B. thay đổi nồng độ N2.

C. thay đổi nhiệt độ.                                                 D. thêm chất xúc tác Fe.

Câu 9. Trong ammonia, nitrogen có số oxi hóa là

A. +3.                                B. -3.                                 C. +4.                                D. +5.

Câu 11. Chất được dùng để tẩy trắng giấy và bột giấy trong công nghiệp là

A. N2O.                             B. CO2.                             C. SO2.                             D. NO2.

Câu 12. Liên kết hóa học trong phân tử hợp chất hữu cơ chủ yếu là

A. liên kết ion.                                                           B. liên kết cộng hóa trị.

C. liên kết cho – nhận.                                              D. liên kết hydrogen.

Câu 13. Dùng phương pháp nào sau đây để tách và tinh chế chất rắn?

A. Phương pháp chưng cất.                                      B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp kết tinh.                                         D. Sắc kí cột.

Câu 14. Trên phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ X có các hấp thụ đặc trưng ở 2817 cm-1 và 1731 cm-1. Chất X là chất nào trong các chất dưới đây?

A. CH3COCH2CH3.                                                  B. CH2=CHCH2CH2OH.

C. CH3CH2CH2CHO.                                               D. CH3CH=CHCH2OH.

Câu 15. Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ?

A. Phương pháp điện phân.                                     B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp kết tinh.                                         D. Sắc kí cột.

Câu 16. Số oxi hóa của sulfur trong SO2 và SO3 lần lượt là:

A. +2; +3.                         B. +4; +6.                         C. +6; +4.                         D. +4; +4.

Câu 17. Cho hỗn hợp các chất: A sôi ở 360C, B sôi ở 980C, C sôi ở 1260C, D sôi ở 1510C. Có thể tách riêng các chất bằng cách nào?

A. Kết tinh.                      B. Chiết.                           C. Thăng hoa.                  D. Chưng cất.

Câu 18. Hoá học hữu cơ là ngành hoá học chuyên nghiên cứu

A. các hợp chất của carbon.

B. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2).

C. các hợp chất của carbon (trừ CO, CO2, muối carbonate, hợp chất xyanide, các carbide,…).

D. các hợp chất chỉ có trong cơ thể sống.

Câu 19. Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là

A. C2H3O                        B. C20H30O          C. C4H6O                                     D. C4H6O2

Câu 20. Cho cân bằng hoá học sau: 2NH3(g) N2(g) + 3H2(g). Khi tăng nhiệt độ của hệ thì tỉ khối của hỗn hợp so với hiđro giảm. Nhận xét nào sau đây là đúng?

A. Khi tăng nhiệt độ của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

B. Phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt.

C. Khi tăng áp suất của hệ, cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

D. Khi tăng nồng độ của NH3, cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch

Câu 21. Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01M với V mL dung dịch HCl 0,03 M được 2V mL dung dịch Y. Dung dịch Y có pH là

A. 4.                                  B. 3.                                  C. 2.                                  D. 1.

Câu 22. Xác định công thức cấu tạo thu gọn của hợp chất sau: 

A. CH3CH2CH2COOH.                                            B. CH3CH2COOH.         

C. CH3CH2CH2OH.                                                  D. CH3CH2CHOHCHO.

Câu 23. Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, ta có thể dùng cách nào dưới đây?

A. cho hỗn hợp khí qua nước vôi trong.                B. cho hỗn hợp khí qua nước Br2 dư.

C. cho hỗn hợp khí qua dung dịch CaCl2.             D. cho hỗn hợp qua nước nóng.

Câu 24. Phân tử khối của chất hữu cơ nào sau đây là 30?

A. HCHO.                        B. C3H8.                           C. C2H6.                           D. C3H4.

Câu 25. Hòa tan hoàn toàn 2,43 gam hỗn hợp gồm Mg và Zn vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được 1,2395 lít H2 (đkc) và dung dịch X. Khối lượng muối trong dung dịch X là

A. 4,83 gam.                    B. 5,83 gam.                    C. 7,33 gam.                    D. 7,23 gam.

Câu 26. Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

A. peak [M+] lớn nhất.                                              B. peak [M+] nhỏ nhất.

C. peak xuất hiện nhiều nhất.                                  D. nhóm peak xuất hiện nhiều nhất. 

Câu 27. Dãy chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?

A. (NH4)2CO3, CO2, CH4, C2H6.                             B. C2H4, CH4, C2H6O, C3H9N. 

C. CO2, K2CO3, NaHCO3, C2H5Cl.                        D. NH4HCO3, CH3OH, CH4, CCl4.

Câu 28. Khi cho 9,6 gam Cu tác dụng với H2SO4 đặc, nóng, lấy dư. Thể tích khí SO2 thu được sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn ở (đkc) là

A. 2,479 lít.                      B. 3,7185 lít.                    C. 4,958 lít.                      D. 7,437 lít.

Câu 29. Cho 14,874 lít N2 (đkc) tác dụng với lượng dư khí H2. Biết hiệu suất của phản ứng là 30%, khối lượng NH3 tạo thành là

A. 5,58 gam.                    B. 6,12 gam.                    C. 7,8 gam.                      D. 8,2 gam.

Câu 30. Hỗn hợp X gồm Fe và Cu. Cho m gam X vào dung dịch H2SO4 loãng dư, thu được 2,479 lít khí H2(đkc). Nếu cho m gam X vào dung dịch HNO3 đặc, nguội (dư), thu được 1,2395 lít khí NO2 (đkc). Giá trị m là

A. 7,2.                               B. 8,8.                               C. 11.                                D. 14,4.

Câu 31. Hợp chất hữu cơ Z có phần trăm khối lượng các nguyên tố như sau: %C = 61,02; %H = 15,52; còn lại là nitrogen. Tỉ khối hơi của Z so với O2 nhỏ hơn 2. Công thức phân tử của Z là

A. C2H6N2.                       B. C2H7N.                        C. C3H9N.                        D. CH8N2.

Câu 32. Cho các cặp chất: 

(1) CH3CH2COOH và HCOOCH2CH3                            (3) CH3NHCH3 và NH2CH2NH2(2) CH3CH2CH2OH và CH3CH2OCH3                            (4) CH2=CHCOOH và HCOOCH=CH2

Có bao nhiêu cặp là đồng phân cấu tạo?

A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 33. Trộn lẫn 3 dung dịch H2SO4 0,1M, HNO3 0,2M và HCl 0,3M với những thể tích bằng nhau, thu được dung dịch X. Lấy 300 mL dung dịch X cho phản ứng với V lít dung dịch Y gồm NaOH 0,2M và KOH 0,29M, thu được dung dịch Z có pH = 2. Giá trị V là 

A. 0,134 lít.                      B. 0,214 lít.                      C. 0,414 lít.                      D. 0,424 lít. 

(b) Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ B

Phát biểu nào sau đây không chính xác?

A. Phổ khối lượng ở hình (a) tương ứng với phân tử aniline.

B. Mảnh ion phân tử ở hình (b) có giá trị m/z là 94.

C. Phổ khối lượng ở hình (b) tương ứng với phân tử 2-aminopyridine.

D. Phân tử khối của hai hợp chất hữu cơ A và B bằng nhau.

Câu 35. Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Giá trị nồng độ của dung dịch HCl trên  là ?

      A. 0,5                               B. 0,15                             C. 0,2                               D. 0,25

Câu 36. Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là

A. C1,5H3O1,5.                   B. CH2O.                          C. C3H4O3.                       D. CHO2.

Câu 37. Cho các phát biểu sau

(1) Ngâm hoa quả làm siro thuộc phương pháp chiết.

(2) Làm đường từ mía thuộc phương pháp chưng cất.

(3) Nấu rượu uống thuộc phương pháp kết tinh.

(4) Phân tích thổ nhưỡng thuộc phương pháp chiết lỏng – rắn.

(5) Để phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản dùng phương pháp chưng cất.

Số phát biểu đúng là 

A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 1.

Câu 38. Cho sơ đồ phổ hồng ngoại IR của chất X như sau

X là chất nào sau đây?

A. CH3CH2OH.               B. CH3COOH.                 C. CH3CHO.                    D. CH3COOCH3.

Câu 39. Cho các phát biểu sau:

(a) Sulfur là chất rắn, màu trắng, không tan trong nước.

(b) Sulfur và sulfur dioxide vừa có tính oxi hóa, vừa có tính khử.

(c) Khi phản ứng với hydrogen, sulfur thể hiện tính oxi hóa

(d) Nước thải sinh hoạt là một trong các nguồn phát thải khí SO2.

(e) Sulfur dioxide được sử dụng để tẩy trắng vải sợi, bột giấy, sản xuất sulfuric acid và diệt nấm mốc.

Số phát biểu đúng là

A. 1.                                  B. 2.                                  C. 3.                                  D. 4.

Câu 40. Hòa tan 22 gam hỗn hợp gồm Al và Fe trong dung dịch H2SO4 đặc, nóng, dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 11,1555 lít (đkc) hỗn hợp khí X gồm SO2 và H2S (không có thêm sản phẩm khử nào khác). Tỉ khối của X so với H2 bằng 27. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu là

A. 49,09% Al và 50,91% Fe.                                   B. 49,09% Fe và 50,91% Al.

C. 40% Al và 50% Fe.                                              C. 50% Al và 40% Fe.

——–HẾT——–

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ