Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.
ĐỀ SỐ 1:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Giá trị hằng số cân bằng (KC) phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ
B. Nhiệt độ.
C. Áp suất.
D. Chất xúc tác.
Câu 2: Dung dịch chất nào sau đây (có cùng nồng độ) dẫn điện tốt nhất?
A. Na2SO4.
B. KOH.
C. NaCl.
D. KNO3.
Câu 3: pH của dung dịch NaOH 0,01M là?
A. 1.
B. 12.
C. 7.
D. 0,1.
Câu 4: Các tính chất hoá học của nitric acid (HNO3) là:
A. tính acid mạnh và tính khử mạnh.
B. tính acid mạnh và tính oxi hóa mạnh.
C. tính oxi hóa mạnh và tính base mạnh.
D. tính oxi hóa mạnh và tính acid yếu .
Câu 5: Liên kết hoá học trong phân tử N2 là liên kết
A. cộng hoá trị phân cực.
B. cộng hoá trị không phân cực
C. ion.
D. kim loại.
Câu 6: Để loại bỏ SO2 ra khỏi CO2, có thể dùng cách nào sau đây?
A. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch nước vôi trong.
B. Cho hỗn hợp khí qua BaCO3
C. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch NaOH
D. Cho hỗn hợp khí qua dung dịch Br2 dư
Câu 8: Hoà tan m gam SO3 vào 180 gam dung dịch H2SO4 20% thu được dung dịch H2SO4 32,5%. Giá trị m là
A. 33,3.
B. 25,0.
C. 12,5.
D. 32,0.
Câu 9: Để phân biệt hai acid H2SO4 loãng và acid HCl có thể dùng chất nào sau đây?
A. NaNO3.
B. Na2CO3.
C. BaCl2.
D. MgCl2.
Câu 10: Chất nào sau đây khi tác dụng với acid H2SO4 đặc, nóng có thể giải phóng khí SO2?
A. Fe2O3.
B. Al2O3.
C. FeO.
D. ZnO.
Câu 11: Cho các chất: CaC2, CO2, HCOOH, C2H6O, CH3COOH, CH3Cl, NaCN, K2CO3. Số hợp chất hữu cơ trong các chất trên là bao nhiêu ?
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
Câu 12. Chất nào sau đây có đồng phân hình học?
A.CH2=CH-C≡CH.
B. CH3CH=CH-CH=CH2.
C. CH2=CH-CH=CH2.
D. CH2=CH-Cl.
Câu 13: Nhóm chức là
A. một nhóm nguyên tử khác biệt trong chất hữu cơ.
B. một nguyên tử bất kì trong phân tử chất hữu cơ.
C. một nhóm nguyên tử có cấu trúc không gian đặc biệt mà trong đó các nguyên tử liên kết với nhau không theo quy tắc hoá trị nào.
D. một nguyên tử (hoặc nhóm nguyên tử) gây ra những phản ứng hoá học đặc trưng của phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 15: Mục đích của phép phân tích định tính là:
A. Xác định công thức phân tử hợp chất hữu cơ
B. Xác định công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ.
C. Xác định hàm lượng của các nguyên tố trong HCHC
D. Xác định các nguyên tố có mặt trong hợp chất hữu cơ.
Câu 16: Trong hình vẽ mô tả qua trình xác định C và H trong hợp chất hữu cơ. Hãy cho biết sự vai trò của CuSO4 (khan) và biến đổi của nó trong thí nghiệm.
A. Xác định C và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh.
B. Xác định H và màu CuSO4 từ màu trắng sang màu xanh
C. Xác định C và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng.
D. Xác định H và màu CuSO4 từ màu xanh sang màu trắng
Câu 17: Phương pháp nào sau đây không phải là phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ?
A. Phương pháp điện phân.
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 18:Trong phân tử hợp chất có tên 3-ethyl-2,2,4-trimethyl Hexane số nguyên tử carbon bậc I, II, III, IV lần lượt là
A. 6, 2, 2, 1 B. 5, 3, 2, 1 C. 6, 1, 2, 1 D. 5, 2, 3, 1
Câu 19: Phát biểu nào dưới đây không đúng?
A. Chiết lỏng – lỏng dùng để tách chất hữu cơ ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước.
B. Phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản người ta dùng chiết lỏng – rắn.
C. Sắc kí cột dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau.
D. Phương pháp kết tinh dùng để tách và tinh chế chất lỏng.
Câu 20: Đốt cháy hoàn toàn 10 gam chất hữu cơ X, thu được 33,85 gam CO2 và 6,96 gam H2O. ( Biết dX/kk=2,69. Công thức phân tử X là
A. CH4 B. C2H6 C. C6H6 D. C3H4
Câu 21: Tên gọi của chất có công thức C3H8 là
A. ethane. B. propane. C. methane. D. butane.
Câu 22: Cho alkane có CTCT là CH3 – CH – CH(CH3) – CH2 – CH3
CH2 – CH3
Tên gọi của A theo IUPAC là:
A. 2 – ethyl – 4 – methylpentane. B. 3,5 – đimethylHexane
C. 4 – ethyl – 2 – methylpentane. D. 3,4 – đimethylHexane.
Câu 23: Phổ khối lượng tương ứng với chất nào sau đây?
A. C8H8. B. C6H6. C. C7H8. D. C4H10¬.
Câu 24: Hợp chất A có công thức phân tử C3H6O có phổ hồng ngoại như hình bên.
Công thức cấu tạo của A phù hợp với phổ hồng ngoại ở trên là:
A. CH2=CH-CH3-OH . B. CH3 –CH2 –CH=O.
C.CH3-CH-CH3-OH. D. CH3COCH3.
Câu 25: Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH3OCH3,CH3CHO B. CH3(CH2)2CH2OH, C2H5OH
C. C2H5OH, CH3OCH3 D. C4H10, C6H6
Câu 26: Phát biểu nàp sau đây là sai?
A. Liên kết hoá học chủ yếu trong hợp chất hữu cơ là liên kết cộng hoá trị.
B. Các chất có cấu tạo và tính chất hóa học tương tự nhau nhưng về thành phần phân tử khác nhau một hay nhiều nhóm CH2 là đồng đẳng của nhau.
C. Các chất có cùng khối lượng phân tử là đồng phân của nhau.
D. Liên kết ba gồm hai liên kết và một liên kết .
Câu 27: Phản ứng đặc trưng của hydrocarbon no là
A. Phản ứng tách. B. Phản ứng thế.
C. Phản ứng cộng. D. Phản ứng oxi hóa.
Câu 28:Thể tích của 1,5 gam chất X bằng thể tích của 0,8 gam khí oxygen (đo ở cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Phân tử khối của X là
A. 60.
B. 30.
C. 120.
D. 32.
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Trộn 200 ml dung dịch NaOH 0,15M với 300 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, thu được 500ml dung dịch Z. pH của dung dịch Z là bao nhiêu?
Câu 2: Để a gam bột sắt ngoài không khí, sau một thời gian sẽ chuyển thành hỗn hợp A có khối lượng 37,6 gam gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4. Cho hỗn hợp A phản ứng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 3,36 lít khí SO2(đktc). Tính giá trị a?
Câu 3: Một bình gas (khí hóa lỏng) chứa hỗn hợp propane và butane với tỉ lệ mol 1:2. Xác định nhiệt lượng tỏa ra khi đốt cháy hoàn toàn 12 kg khí gas trên ở điều kiện chuẩn.
Cho biết các phản ứng:
C3H8 (g) + 5O2 (g) 3CO2 (g) + 4H2O (l)
C4H10 (g) + O2 (g) 4CO2 (g) + 5H2O (l)
Trung bình mỗi ngày, một hộ gia đình cần đốt gas để cung cấp 10000 kJ nhiệt (hiệu suất hấp thụ nhiệt là 80%). Sau bao nhiêu ngày hộ gia đình trên sẽ sử dụng hết bình gas 12 kg?
—-Hết—
ĐỀ SỐ 2:
PHẦN I: TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào?
A. Phản ứng thuận đã kết thúc.
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc.
C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau.
D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng nhau.
Câu 2: Phản ứng : Khi giảm nhiệt độ và khi giảm áp suất thì cân bằng của phản ứng trên chuyển dịch tương ứng là :
A. Thuận và thuận.
B. Thuận và nghịch.
C. Nghịch và nghịch.
D. Nghịch và thuận.
Câu 3: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.
B. C6H12O6 (glucose).
C. HCl.
D. Ba(OH)2.
Câu 4: X là dung dịch hỗn hợp HCl 0,005M và H2SO4 0,0025M. Vậy pH của dung dịch X là:
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 12.
Câu 5 : Phát biểu nào đúng về đơn chất nitrogen?
A. Công thức phân tử N2, có liên kết ba.
B. Công thức phân tử N2, có liên kết đôi.
C. Công thức phân tử NH3, có liên kết ba.
D. Công thức phân tử N2H4, có liên kết ba.
Câu 6: Ammonia có các tính chất hóa học nào sau đây?
A. tính base mạnh và tính khử.
B. tính base yếu và tính oxi hóa.
C. tính base yếu và tính khử.
D. tính base mạnh và tính oxi hóa.
Câu 7: Dung dịch HNO3 đặc, không màu, để ngoài ánh sáng lâu ngày sẽ chuyển thành các sản phẩm
A. NO2, H2O.
B. NO2, O2, H2O.
C. N2, O2, H2O.
D. N2, H2O.
Câu 8: Cho phản ứng: SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O. Phát biểu nào đúng về vai trò của SO2 trong phản ứng trên?
A. Chỉ là chất oxi hóa.
B. Chỉ là chất khử.
C. Không phải là chất oxi hóa, không phải là chất khử.
D. Vừa là chất oxi hóa, vừa là chất khử.
Câu 9: Cho dãy chất sau: C12H22O11 (saccharose), NaOH, C, Cu(OH)2, FeCO3. Số chất trong dãy có xảy ra phản ứng oxi hóa khử với dung dịch sulfuric acid đặc là:
A. 2.
B. 4.
C. 3.
D. 5.
Câu 10: Kim loại nào sau đây không tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng?
A. Al.
B. Mg.
C. Fe.
D. Cu.
Câu 11: Trong thành phần phân tử hydrocarbon nhất thiết phải có nguyên tố
A. carbon, hydrogen.
B. oxygen, hydrogen.
C. carbon, oxygen.
D. carbon, nitrogen.
Câu 12: Vitamin A giúp bảo vệ thị lực của trẻ em và người lớn tuổi, tăng miễn dịch, giúp trẻ phát triển tốt hơn. Phân tử vitamin A có 20 nguyên tử C, 30 nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Công thức phân tử của vitamin A là
A. C20H30.
B. C30H20O.
C. C20H30O2.
D. C20H30O.
Câu 13: Phân tử nào sau đây có một liên kết cho – nhận?
A. NH3.
B. N2.
C. HNO3.
D. H2S.
Câu 14: Chất khí X có các tính chất:
-tan trong nước tạo ra dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ.
-làm mất màu dung dịch KMnO4.
Khí X là
A. SO2.
B. CO2.
C. NH3.
D. H2.
Câu 15: Chất dùng để cố định xương bị gãy (bó bột) là
A. Ammonium sulfate.
B. Barium sulfate.
C. Magnesium sulfate.
D. Thạch cao nung.
Câu 16: Hình sau đây là phổ khối lượng của phân tử chất hữu cơ X.
Phân tử khối của X là
A. 43.
B. 45.
C. 29.
D. 60.
Câu 17: Phương pháp chiết được dùng để tách chất trong hỗn hợp nào sau đây?
A. Nước và rượu.
B. Nước và dầu ăn.
C. Bột sắt và bột sulfur.
D. Nước và đường.
Câu 18: Để tách và tinh chế curcumin từ củ nghệ người ta ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Các phương pháp tách, tinh chế sử dụng trong cách làm trên là
A. Chiết và kết tinh.
B. Chiết, chưng cất và kết tinh.
C. Chưng cất và kết tinh.
D. Chưng cất, sắc kí.
Câu 19: Tiến hành tách β – carotene từ nước ép cà rốt gồm các bước sau:
Để yên phễu chiết trên giá thí nghiệm khoảng 5 phút để chất lỏng tách thành hai lớp.
Cho khoảng 20 mL nước ép cà rốt vào phễu chiết.
Mở khoá phễu chiết cho phần nước ở dưới chảy xuống, còn lại phần dung dịch β – carotene hoà tan trong hexane.
Thêm tiếp khoảng 20 mL hexane, lắc đều khoảng 2 phút.
Thứ tự đúng của quy trình là
A. 1-2-3-4.
B. 2-4-1-3.
C. 2-4-3-1.
D. 2-1-4-3.
Câu 20: Công thức phân tử nào sau đây không phải là công thức của một alkane?
A. C2H6.
B. C3H6.
C. C4H10.
D. C8H18.
Câu 21: Trong phân tử 2,2,4-trimethylpentane có bao nhiêu nguyên tử hydro?
A. 8.
B. 12.
C. 16.
D. 18.
Câu 22: Chất X là hydrocarbon, trong phân tử có 25% hydrogen về khối lượng. Vậy X là
A. methane.
B. ethane.
C. etylene.
D. Acetylene.
Câu 23: Hiện nay, nhiều nơi ở nông thôn đang sử dụng hầm biogas để xử lí chất thải trong chăn nuôi gia súc, cung cấp nhiên liệu cho việc đun nấu. Chất dễ cháy trong khí biogas là
A. Cl2.
B. CH4.
C. CO2.
D. N2 .
Câu 24: Chất (X), (Y) có công thức cấu tạo lần lượt là CH3CH2CH(CH3)2 và CH3CH2CH2CH2CH3?
Phát biểu đúng về (X) và (Y) là
A. hai công thức cấu tạo trên biểu diễn cấu tạo hóa học của cùng một chất.
B. (X), (Y) là hai chất đồng phân của nhau.
C. (X), (Y) là hai chất cùng dãy đồng đẳng.
D. (X), (Y) đều có mạch không phân nhánh.
Câu 25: Cấu tạo hóa học là
A. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
B. liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
C. tỉ lệ số nguyên tử trong phân tử.
D. tính chất hóa học của phân tử đó.
Câu 26: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. CH3CH=CH2 và CH3CH2CH2CH3.
B. CH2=CHCH=CH2 và CH3C≡CH.
C. CH3CH2CH2CH3 và (CH3)2CHCH3.
D. CH3CH2CH3 và CH3CH3.
Câu 28: Cho alkane A có CTPT là C6H14, biết rằng khi cho A tác dụng với Chloro theo tỉ lệ mol 1:1 thu được 2 sản phẩm thế monochloro. CTCT đúng của A là:
A. 2,3-dimethylbutane
B. 2,2-dimethylbutane.
C. Hexane
D. 2-methylpentane
PHẦN II. TỰ LUẬN
Câu 1: Hòa tan 6,76 gam oleum H2SO4.nSO3 vào nước thu được 200 ml dung dịch H2SO4; 10 ml dung dịch này trung hòa vừa hết 16 ml NaOH 0,5M. Xác định giá trị của n.
Câu 2: Nicotine là một chất hữu cơ có trong thuốc lá. Đem đốt cháy hết 2,349 gam nicotine thu được N2, CO2, H2O. Dẫn lần lượt sản phẩm cháy đi qua bình 1 đựng H2SO4 đặc, bình 2 đựng dung dịch 8,7 gam NaOH. Sau phản ứng thấy bình 1 tăng 1,827 gam và bình 2 thu được 13,775 gam 2 muối, thoát ra 0,32498 lít khí(đktc)
a. Xác định CTĐGN của nicotine
b. Xác định CTPT của nicotine, biết có CTCT
Câu 3:
a. Vì sao xoong, chảo đun trên bếp dầu thường bị đen hơn đun trên bếp ga?
b. Trong điều kiện nào thì alkane cháy mà không nổ, trong điều kiện nào thì nổ?
—-Hết—
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link trên. Lưu ý tắt gõ tiếng Việt để không bị lỗi.
Tải về ngay!