Bộ 2 đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 11 năm học 2023-2024 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề khảo sát môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Ngữ văn để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề

ĐỀ SỐ 01 – HỌC KÌ I – HÓA 11

I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)

Câu 1: Khi nhiệt kế thủy ngân vỡ, rắc chất bột nào sau đây lên thủy ngân rơi vãi sẽ chuyển hóa chúng thành hợp chất bền, ít độc hại?

A. Than đá.                    B. Đá vôi.                      C. Muối ăn.                     D. Sulfur.

Câu 2: Chất nào sau đây không có cùng công thức đơn giản nhất với C2H2

A. C4H4.                          B. C6H6.                       C. C8H8.                          D. C3H6.

Câu 3: Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về sự điện li?

A. Sự điện li là quá trình phân li một chất trong nước thành ion.

B. Sự điện li quá trình hoà tan một chất vào nước tạo thành dung dịch                           

C. Sự điện li là quá trình phân li một chất dưới tác dụng của dòng điện

D. Sự điện li thực chất là quá trình oxi hoá – khử.

Câu 4: Chất nào sau đây là acid?

A. NH3                            B. KOH                              C. C2H5OH                            D. CH3COOH

Câu 5: Cặp hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ ?

A. CO2, CaCO3                   B. CH3Cl, C6H5Br            C. NaHCO3, NaCN              D. CO, CaC2.

Câu 6: Trong khí quyển trái đất, phần trăm thể tích khí nitrogen chiếm là

A. 21%                                  B. 1%                                C. 78%                             D. 28%

Câu 7: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2.                                                             B. 2SO2 + O2 –> 2SO3.

 C. C2H5OH + 3O2 –>2CO2 + 3H2O.                                        D. 2KClO3–> 2KCl + 3O2

Câu 8: Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?

 A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.                             B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.  

C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.                                D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.

Câu 9: Tính chất nào sau đây đúng với dung dịch acid ở 25°C?

A. [H+] > [OH ], pH > 7                                                                         B. [H+] > [OH ], pH < 7          

C. [H+] < [OH ], pH > 7                                                                          D. [H+] < [OH ], pH > 7

Câu 10: Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào? 

A. Chưng cất.                    B. Chiết.                   C. Kết tinh.                  D. Sắc kí cột.

Câu 11: Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau? 

A. CH3OH, CH3OCH3.                B. CH3OCH3, CH3CHO.             
C. HCHO, CH3CHO.                     D. CH3CH2OH, C3H5(OH)3.

Câu 12Nhiệt phân hoàn toàn muối nào sau đây thu được sản phẩm chỉ gồm khí và hơi?

 A. NaCl.                            B. CaCO3.                     C. KClO3.                   D. (NH4)2CO3.

Câu 13: Mưa acid là một thảm họa thiên nhiên toàn cầu, ảnh hưởng đến sự sống của các sinh vật. Mưa acid là hiện tượng mưa có pH

A. < 5,6.                         B. =7                           C. 6 – 7.                          D. > 8.

Câu 14: Cho cân bằng hoá học sau: Yếu tố nào sau đây cần tác động để cân bằng trên chuyển dịch sang phải?

A. Giảm nhiệt độ.                                                                                      B. Tăng áp suất.

C. Giảm nồng độ của O2.                                                                       D. Thêm xúc tác Pt.

Câu 15: Trong những nhận xét dưới đây, nhận xét nào là đúng?

A. Nitrogen không duy trì sự cháy, sự hô hấp và là một khí độc.

B. Vì có liên kết ba nên phân tử nitrogen rất bền và ở nhiệt độ thường nitrogen khá trơ về mặt hóa học.

C. Khi tác dụng với H2, nitrogen thể hiện tính khử.

D. Trong y học, nitrogen lỏng có nhiệt độ hóa lỏng cao nên được dùng để bảo quản mẫu vật. 

Câu 16: Cho ba dung dịch có cùng nồng độ: hydrochloric acid (HCl), ethanoic acid (acetic acid, CH3COOH) và sodium hydroxide (NaOH). Khi chuẩn độ riêng một thể tích như nhau của dung dịch HCl và dung dịch CH3COOH bằng dung dịch NaOH, phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Trước khi chuẩn độ, pH của hai acid bằng nhau.

B. Tại các điểm tương đương, dung dịch của cả hai phép chuẩn độ đều có giá trị pH bằng 7.

C. Cần cùng một thể tích sodium hydroxide để đạt đến điểm tương đương.

D. Giá trị pH của hai acid tăng như nhau cho đến khi đạt điểm tương đương.

Câu 17: Cho các phản ứng:

         (a) S + O2  SO2;                                                                           (b) S + 3F2  SF6;

         (c) Hg + S  HgS;                                                                           (d) H2 + S8  H2S.

Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất khử là

A. 1.                                  B. 2.                          C. 3.                                      D. 4.

Câu 18: Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO2 ↑ + eH2O

 Hệ số tỉ lượng a, b, c, d, e là những số nguyên dương có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 5.                                B. 7.                              C. 4.                                    D. 6.

Câu 19: Dựa vào phổ hồng ngoại (IR) của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

A. (1).                                  B. (2).                            C. (3).                                  D. (4).

Câu 21: Từ eugenol (trong tinh dầu hương nhu) điều chế được methyl eugenol là chất dẫn dụ côn trùng. Kết quả phân tích nguyên tố của methyl eugenol cho thấy: %C = 74,16%, %H = 7,86% còn lại là oxygen. Biết phổ khối lượng của methyl eugenol như hình dưới :

         Phát biểu nào sau đây là đúng?

 A. Phân tử methyl egenol có 1 nguyên tử oxygen.            

B. Phân tử methyl egenol có 13 nguyên tử hydrogen.                                                                   

C. Phân tử methyl egenol có 11 nguyên tử carbon.                                                                         

D. Phân tử khối của methyl egenol là 163.

 Câu 23: Tã lót trẻ em sau khi được giặt sạch vẫn còn mùi khai do vẫn lưu lại một lượng ammonia. Để khử hoàn toàn mùi của ammonia thì người ta cho vào nước xả cuối cùng một ít hoá chất có sẵn trong nhà. Hãy chọn hoá chất thích hợp:

A. Phèn chua.         B. Giấm ăn.                C. Muối ăn.             D. Nước gừng tươi.

Câu 24: Quan sát hình sau và chọn phát biểu đúng.

A. Cả hai đồ thị đều mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.

B. Cả hai đồ thị đều không mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.

C. Chỉ đồ thị (a) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.

D. Chỉ đồ thị (b) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.

Câu 25: pH của 200mL dung dịch chứa 0,126g HNO3 là ? 

A. 1                                      B. 4                                 C. 3                               D. 2

Câu 26: Trong phương pháp sắc kí, hỗn hợp lỏng hoặc khí của các chất cần tách là pha động. Pha động tiếp xúc liên tực với pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ …(1)… với các chất trong hỗn hợp cần tách, khiến cho các chất trong hỗn hợp di chuyển với tốc độ …(2)… và tách ra khỏi nhau. Cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống (1) và (2) lần lượt là

A. (1) giống nhau và (2) giống nhau.                                          B. (1) khác nhau và (2) khác nhau.

C. (1) khác nhau và (2) giống nhau.                                             D. (1) giống nhau và (2) khác nhau

Câu 27: Khi cháy, sulfur cũng như hợp chất của sulfur tạo khí SO2. Khí SO2 làm mất tím dung dịch thuốc tím theo sơ đồ phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O ⟶ H2SO4 + MnSO4 + K2SO4. Hàm lượng sulfur cho phép trong xăng là dưới 0,30%. Để kiểm tra hàm lượng lưu hùynh trong một loại xăng, nguời ta đốt cháy hoàn toàn 10,0 gam xăng này, tạo sản phẩm cháy coi như chỉ gồm CO2, SO2 và H2O. Thấy lượng sản phẩm cháy này làm mất màu vừa đủ dung dịch có hòa tan 3,5.10^-4 mol KMnO4. Hàm lượng sulfur có trong mẫu xăng trên là

A. 0,27%                        B. 0,72%.               C. 0,35%.                         D. 0,28%.

Câu 28: Cho cân bằng : 2SO2(g)   + O2(g)   2SO3(g)  . Khi tăng nhiệt độ thì tỉ khối của hỗn hợp khí so với H2 giảm đi. Phát biểu đúng khi nói về cân bằng này là :

A. Phản ứng nghịch toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

 B. Phản ứng thuận toả nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

C. Phản ứng nghịch thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, cân bằng dịch chuyển theo chiều nghịch khi tăng nhiệt độ.

II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 29: Cho phổ IR của ba chất hữu cơ như hình dưới đây. Hãy cho biết mỗi hình ứng với chất nào trong các chất sau: HOCH2CH2OH (1); CH3CH2CHO (2); CH3COOCH3 (3).

ĐỀ SỐ 02 – HỌC KÌ I – HÓA 11

 Câu 2: Cho các hợp chất sau: CH4, NH3, C2H2, CCl4, C2H4, C6H6. Số hợp chất thuộc loại hydrocarbon là

A. 1.                                   B. 2.                           C. 3.                               D. 4.

Câu 3: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là ?

A. HCl.                      B. Phenolphthalein.                 C. NaOH.                         D. Nước cất.

Câu 4: Hình ảnh sơ đồ thí nghiệm dưới đây dùng để tách và tinh chế hợp chất hữu cơ theo phương pháp nào?

A. Sắc kí cột.                    B. Kết tinh.                        C. Chiết.                         D. Chưng cất.

Câu 5: Trong công nghiệp, phần lớn sulfur đơn chất sau khi khai thác ở các mỏ được dùng làm nguyên liệu để

A. lưu hóa cao su tự nhiên.                                                                B. sản xuất sulfuric acid.

C. điều chế thuốc bảo vệ thực vật.                                                 D. bào chế thuốc đông y.

Câu 6:  Dung dịch acid nào sau đây có khả năng gây bỏng nếu rơi vào da ?

A. HCl 36%               B. HNO3 63%                  C. H2SO4 98%                  D. H3PO4 85%

Câu 7: Đặc điểm nào sau đây là không đúng khi mô tả về acid mạnh?

A. Phân li hoàn toàn trong nước.                                                   B. Dung dịch nước của chúng dẫn điện.

C. Có khả năng nhận H+.                                                                       D. Có khả năng cho H+.

Câu 8: Để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ, người ta sử dụng phổ khối lượng MS, trong đó phân tử khối của chất là giá trị m/z của

A. peak [M+] lớn nhất.                                                                           B. peak [M+] nhỏ nhất.

C peak xuất hiện nhiều nhất.                                                           D. peak có cường độ tương đối (%) lớn nhất. 

Câu 10: Chất nào sau đây thuộc loại chất điện ly mạnh?

A. CH3COOH.                         B. NaCl.                                 C. H2O.                           D. Mg(OH)2.

Câu 11Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vai trò là

A. chất khử.                       B. chất oxi hóa.                            C. acid.                                    D. base.

Câu 12: Đâu không phải là tác hại chính của hiện tượng mưa acid?

A. Gây hại, chết sinh vật dưới nước.                                            B. Làm chết cây cối.

C. Nóng lên toàn cầu.                                                                   D. Hủy hoại công trình kiến trúc.

Câu 13: Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng:

A. Nitrogen.                                                                                                  B. Ammonia.                                                                                       

C. Sulfur dioxide.                                                                                       D. Hydrogen chloride.

Câu 14Cho cân bằng hóa học: 2SO2(g) + O2(g)  2SO3(g)  ; phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Phát biểu đúng là:

 A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi tăng nhiệt độ.

B. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ O2.

C. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất hệ phản ứng.

D. Cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch khi giảm nồng độ SO3.

Câu 15: Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết chính xác nồng độ (biết nồng độ trong khoảng gần với 0,1 M)  bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein.Tại thời điểm kết thúc chuẩn độ, hiện tượng quan sát được là :

A. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ màu đỏ sang màu vàng.

B. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng rồi lập tức mất màu.                  

 C. Chất lỏng trong dụng cụ ở vị trí (2) đã hết.                       

D. Dung dịch trong bình số (4) chuyển từ không màu sang màu hồng nhạt bền.

Câu 17: Cho phản ứng: H2SO4(aq) + H2O(aq) –> HSO4 (aq) + H3O+(aq)

         Cặp acid – base liên hợp trong phản ứng trên là:

A. H2SO4 và HSO4.                                                                         B. H2O và H3O+.

CH2SO4 và SO42-; H2O và OH.                                             D. H2SO4 và HSO4; H3O+ và H2O.

Câu 18: Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi?

A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực.                              

B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh.

C. Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh.                               

D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh. 

Câu 19: Cho cân bằng sau : H2(g)   + I2(g)  –>2HI(g)  . Thực hiện phản ứng trên trong bình kín có dung tích không đổi, tại nhiệt độ T. Ban đầu lấy số mol H2 gấp đôi số mol I2. Tại thời điểm cân bằng, số mol HI gấp đôi số mol I­2. Hằng số cân bằng KCcủa phản ứng trên là : 

A. 4,00.                     B. 1,33.                       C. 1,67.                      D. 2,67.

Câu 20Xét cân bằng hóa học: N2(g)  + 3H2(g) –>  2NH3(g)   

 Hiệu suất phản ứng khi hệ đạt cân bằng ở áp suất 200 bar và 300 bar lần lượt bằng x% và y%. Mối quan hệ giữa x và y là

 A. 5x = 4y.                         B. x = y.                         C.x > y.                                 D. x < y.

Câu 21:  Từ tinh dầu chanh người ta tách được chất limonene thuộc loại hydrocarbon có hàm lượng nguyên tố H là 11,765%. Biết phổ khối lượng của limonene như hình dưới : Công thức phân tử của limonene là

 A. C10H12                               B. C10H16                           C. C5H6                              D. C5H8

Câu 22: Điều chế HNO3 từ NH3 qua các phương trình
4NH3 + 5O2 ⟶ 4NO + 6H2O
2NO + O2 ⟶ 2NO2
2H2O + 4NO2 + O2 ⟶ 4HNO3
Tính hiệu suất toàn bộ quá trình điều ché HNO3 từ NH3 nếu đi từ 17 tấn NH3, người ta thu được 214,2 tấn dung dịch HNO325% ?

A. 75%.                             B. 90%.                    C. 85%.                       D. 80%.

Câu 23: Sắp xếp theo thứ tự các bước sơ cứu khi bỏng acid như sau :

         (1) Tiến hành trung hòa acid bằng NaHCO3 (khoảng 20%).

         (2) Băng bó tạm thời, uống bù nước điện giải rồi đưa đến cơ sở y tế gần nhất.

         (3) Rửa với nước lạnh nhiều lần để giảm acid bám trên da. Nếu bị bỏng ở vùng mặt nhưng acid chưa bắn vào mắt thì nhắm chặt mắt khi ngâm rửa mặt còn nếu đã bắn vào mắt thì mở mắt, chớp mắt liên tục.

 A. (3) ⟶ (1) ⟶ (2).                                                                                B. (2) ⟶ (1) ⟶ (3).

C. (1) ⟶ (3) ⟶ (2).                                                                                D. (3) ⟶ (2) ⟶ (1).

Câu 24: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây?

A. NaCl.                             B. CaCO3.                            C. KClO3.                            D. NH4Cl.

Câu 25: Để nhận biết 4 dung dịch đựng trong 4 lọ mất nhãn là KOH, NH4Cl  K2SO4, (NH4)2SO4, ta có thể chỉ dùng một thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau:

A. Dung dịch AgNO3 .             B. Dung dịch BaCl2.                   

C. Dung dịch NaOH.                  D. Dung dịch Ba(OH)2.

Câu 26: Cho phổ hồng ngoại (IR) của chất hữu cơ như hình dưới tương ứng chất nào sau đây :

A. CH3COOH.             B. HCOOCH3.                C. CH3CH2OH.                   D. CH3CHO.

Câu 27: Hỗn hợp khí X gồm N2  và H2  có tỉ khối so với He bằng 1,8. Đun nóng X một thời gian trong bình kín (có bột Fe làm xúc tác), thu được hỗn hợp khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 4. Hiệu suất của phản ứng tổng hợp NH

A. 50%.                        B. 40%.                  C. 25%.                         D. 36%.

Câu 28: Để điều chế ethyl acetate trong phòng thí nghiệm, một nhóm học sinh đã lắp dụng cụ như hình vẽ sau:

Phương trình hóa học : CH3COOH + C2H5OH  –>  CH3COOC2H5 + H2O

         Biết ethyl acetate sôi ở 77°C, C2H5OH sôi ở 78,4°C và CH3COOH ở 118°C. Mỗi học sinh trong nhóm có những nhận định về thí nghiệm này như sau:
HS 1: Đây là bộ dụng cụ thu ester bằng phương pháp chưng cất, vì ester có nhiệt độ sôi thấp hơn acid và alcohol nên trong bình hứng sẽ thu được ethyl acetate trước.
HS 2: Nhiệt kế cắm vào bình 1 dùng để kiểm soát nhiệt độ phản ứng, khi nhiệt độ của nhiệt kế là 77°C là có hơi ethyl acetate thoát ra.
HS 3: Khi lắp ống sinh hàn thì nước phải được đi vào từ đầu thấp phía dưới và đi ra từ đầu phía trên. Nếu lắp ngược lại sẽ gây ra hiện tượng thiếu nước cho ống sinh hàn, khiến ống bị nóng có thể gây vết nứt và làm giảm hiệu quả của sự ngưng tụ.
HS 4: Cho giấm ăn, dung dịch rượu 30o và acid H2SO4 đặc vào bình 1 để điều chế được ethyl acetate với hiệu suất cao.
HS 5: Cần cho dung dịch muối ăn bão hòa vào bình hứng để tách được lớp ester nổi lên trên.
Số học sinh có nhận định đúng là

 A. 4.                                       B. 3.                              C. 5.                                  D. 2.

Câu 29: Cho cân bằng hóa học : nX(g)   + mY(g) –> pZ(g)   + qT(g)  . Ở 50oC, số mol chất Z là x; Ở 100oC số mol chất Z là y. Biết x > y và (n+m) > (p+q), kết luận nào sau đây đúng?

A. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.       

B. Phản ứng thuận tỏa nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.

C. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm tăng áp suất của hệ.        

D. Phản ứng thuận thu nhiệt, làm giảm áp suất của hệ.

Câu 30: Đốt cháy hoàn toàn 7,4 gam chất hữu cơ X, cần vừa đủ 14,874 L O2 (đkc),  thu được sản phẩm cháy chỉ gồm CO­2 và H2O với tỷ lệ số mol ứng là 4 : 5. Biết dX/H2= 37. CTPT của X là:

A.  C4H10                     B. C3H6O2                  C. C2H2O3                                         D. C4H10O

Câu 31: Vitamin A (retinol) rất cần thiết đối với sức khỏe con người, vitamin A là chất không tan trong nước, hòa tan tốt trong chất béo. Công thức của vitamin A như sau:

         Cho các phát biểu sau về vitamin A :

         (1) Hydrogen chiếm 10,72% khối lượng phân tử.

         (2) Là một hợp chất carboxylic acid.

         (3) Công thức phân tử là C20H30O.

         (4) Carbon chiếm 72,10% khối lượng phân tử.

         (5) Có 1 vòng và 4 liên kết π trong phân tử.

         Số phát biểu không đúng là

A. 2.                                   B. 4.                                     C. 3.                                     D. 5.  

Câu 32: Một nhà máy luyện kim sản xuất Zn từ 60 tấn quặng blend (chứa 80% ZnS về khối lượng, còn lại là tạp chất không chứa kẽm) với hiệu suất cả quá trình đạt 90% theo sơ đồ:
ZnS + O2 → ZnO + SO                                                              ZnO + C → Zn + CO
Toàn bộ lượng kẽm tạo ra được đúc thành k thanh kẽm hình hộp chữ nhật: chiều dài 120 cm, chiều rộng 25 cm và chiều cao 15 cm. Biết khối lượng riêng của kẽm là 7,14 g/cm3. Giá trị của k là

A. 90.                             B. 125.                                  C. 113.                                   D. 156.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link bên trên

Tải về ngay!
Hỗ trợ