Bộ 2 đề thi thử HK I lớp 10 môn Hoá học năm 2023-2024

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra giữa HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Câu 1: Các hạt cấu tạo nên hầu hết các hạt nhân nguyên tử là

         A. Electron và neutron                                                                          B. Electron và proton             

         C. Neutron và proton                                                                             D. Electron, neutron và proton

Câu 2: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? 

         A. H2S.                                              B. P2O5.                        C. O3.                                  D. NaF.

Câu 3: Số chu kì nhỏ trong tuần hoàn các nguyên tố hóa học là

         A. 1                                   B. 2                                         C. 3                                                       D. 4

Câu 4: Cặp nguyên tố nào sau đây không có khả năng tạo thành liên kết công hóa trị trong hợp chất của chúng?

         A. Oxygen và chlorine.           B. Sodium và fluorine.           

 C. Carbon và hydrogen.         D. Nitrogen và hydrogen.

Câu 5: Nhóm nào sau đây còn có tên là nhóm kim loại kiềm ?

         A. VIIA.                                  B. IIA.                                    C. VIIIA.                                            D. IA.

Câu 6: Trong một chu kì, theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân thì 

         A. bán kính nguyên tử giảm dần, tính kim loại tăng dần.

         B. bán kính nguyên tử giảm dần, tính phi kim tăng dần.

         C. bán kính nguyên tử tăng dần, tính phi kim tăng dần.

         D. bán kính nguyên tử tăng dần, tính  kim loại giảm dần.

Câu 7: Liên kết nào sau đây thường được tạo thành giữa 1 nguyên tử kim loại điển hình và 1 phi kim điển hình:

         A. Liên kết cộng hóa trị phân cực.                                                 B. Liên kết ion.

         C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực.                                 D. Liên kết cho – nhận.

Câu 8: Chất nào sau đây có thể tạo liên kết hydrogen?

         A. PH3.                            B. C6H6.                          C. HF.                                                  D. H2S.

Câu 10: Hợp hất nào sau đây có không chứa liên kết ion trong phân tử ?

         A. NaBr.                          B. PH3.                             C. KF.                                         D. Al2O3.

Câu 11: Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.

         A. Hydrogen.                                                                                                B. Berylium.                                  

         C. Caesium.                                                                                                    D. Phosphorus.

Câu 13: Tương tác van der Waals được hình thành do

         A. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.

         B. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.

         C. tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

         D. lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Câu 14. Phát biểu nào sau đây đúng ?

      A. Chu kỳ mở đầu là một kim loại điển hình và kết thúc là một phi kim điển hình.

      B. Số khối A là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.

      C. Để thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố F (Z = 9) phải nhận thêm 2 electron.              

      D. Electron thuộc lớp K (n =1) liên kết chặt chẽ nhất với hạt nhân.

Câu 15: Nguyên tử của nguyên tố A có tổng số hạt là 40. Trong đó, số hạt không mang điện nhiều hơn số hạt mang điện dương là 1 hạt. Số hạt không mang điện trong A là : 

         A.1                                            B. 14                                    C. 13                              D. 27

Câu 16: Hãy ghép mỗi cấu hình electron ở cột A với mô tả thích hợp về vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn ở cột B. 

Cột ACột B
(a) 1s22s22p6(b) [Ar]3d104s1(c) [He]2s22p1(d) 1s22s22p63s1(1) Nguyên tố nhóm IIIA.(2) Nguyên tố ở ô thứ 11.(3) Nguyên tố nhóm IB.(4) Nguyên tố chu kì 2.

         A. (a) với (3); (b) với (4); (c) với (2) và (d) với (1).         

         B. (a) với (3); (b) với (1); (c) với (4) và (d) với (2).                                                                        

         C. (a) với (4); (b) với (3); (c) với (1) và (d) với (2).                                                                        

         D. (a) với (3); (b) với (4); (c) với (1) và (d) với (2).

Câu 18: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ?

         A. 1s22s22p63s23p4                 B. 1s22s22p63s23p5                  

 C. 1s22s22p63s1                             D. 1s22s22p6

Câu 21: Nguyên tố R có cấu hình electron: 1s22s22p3. Công thức hợp chất oxide ứng với hóa trị cao nhất của R và hydride (hợp chất của R với hydrogen) tương ứng là. Lưu ý: Hóa trị của nguyên tố R trong hợp chất khí với hydrogen = 8 – số nhóm (nhóm IVA → VIIA)

         A. R2O5, RH5.                 B. R2O3, RH.                          C. R2O7, RH.                                    D. R2O5, RH3.

Câu 22: Nhiệt độ của từng chất methane (CH4), ethane (C2H6), propane (C3H8) và butane (C4H10) là một trong bốn nhiệt độ sau: 0 oC; – 164 oC; – 42 oC và – 88 oC. Nhiệt độ sôi – 88 oC là của chất nào sau đây?

         A. methane.                         B. propane.                         C. ethane.                                         D. butane. 

Câu 23: Xét 3 nguyên tố có cấu hình electron lần lượt: X: 1s22s22p63s1; Q: 1s22s22p63s2; Z: 1s22s22p63s23p1. Tính base tăng dần của các hydroxide là

         A. XOH < Q(OH)2< Z(OH)3                                                                  B. Z(OH)3 < XOH< Q(OH)2

         C. Z(OH)< Q(OH)2 < XOH                                                                  D. XOH < Z(OH)3 < Q(OH)2

Câu 24: Liên kết trong phân tử nào dưới đây không được hình thành do sự xen phủ giữa các obital cùng loại (ví dụ cùng là obital s, hoặc cùng là obital p)?

         A. Cl2                                  B. H2                                       C. NH3                                                D. Br2

Câu 25: Cho 9,6 gam một kim loại M hóa trị II tác dụng hết với nước thu được 5,94936 lít khí H2 (ở 25oC, 1 bar). Kim loại M cần tìm là:  

         A. Mg.                                   B. Zn.                                       C. Ca.                                       D. Ba.

Câu 26: Nguyên tử có mô hình cấu tạo sau sẽ có xu hướng tạo thành ion mang điện tích nào khi nó thỏa mãn quy tắc octet ?

         A. 3+                                        B. 5+                                          C. 3-                                                     D. 5- 

Câu 27. Phát biểu nào sau đây không đúng ?

     A. Một số phân tử như : PCl5, SF6, BeH2, BF3, NO, NO2… không tuân theo quy tắc octet.

      B. Oribtal (AO) p có các dạng là AO px; AO py và AO pz

     C. Tất cả nguyên tử trong tự nhiên đều được cấu tạo từ 3 loại hạt proton, neutron và electron.

      D. Hợp chất ion có nhiệt độ sôi không xác định.

Câu 29: Hình bên dưới mô tả ô nguyên tố của Chlorine trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học:

         Phát biểu nào sau đây là không đúng?

         A. Chlorine có ký hiệu là Cl, nguyên tử có 17 neutron, nguyên tử khối trung bình là 35,45.

         B. Chlorine thuộc ô số 17, chu kì 3, nhóm VIIA.

         C. Chlorine có thể tạo thành ion Cl có cấu hình electron giống với khí hiếm Ar.

         D. Chlorine thuộc nhóm có độ âm điện lớn nhất trong bảng tuần hoàn.

Câu 30: Ion M3+ có cấu hình electron được biểu diễn dưới dạng orbital (AO) như sau : 

         Phát biểu nào sau đây không đúng?

      A. M là nguyên tố d.                 

      B. Cấu hình electron bền nhất của nguyên tử M là : 1s22s22p63s23p63d44s1

     C. Ở dạng bền nhất, nguyên tử M có 1 electron lớp ngoài cùng.                                             

      D. Ở dạng bền nhất, nguyên tử M có 6 orbital (AO) chứa electron độc thân.

Câu 31: Trong tự nhiên hydrogen có 3 đồng vị bền :  ; oxygen có 3 đồng vị bền: còn chlorine có 2 đồng vị bền . Số lượng phân tử HClO2 tạo thành từ các đồng vị trên là

         A. 18.                                      B. 36.                                C. 24.                                       D. 30

Câu 32: Hai nguyên tố X, Y thuộc hai nhóm liên tiếp nhau trong một chu kì . Tổng số proton của chúng bằng  39. Phát biểu nào sau đây là không đúng ?

         A. X và Y đều phản ứng mãnh liệt với nước ở điều kiện thường.                                           

      B. X thuộc nhóm IA và Y thuộc nhóm IIA.                                

      C. X là nguyên tố p.                                                                                  

      D. Tính kim loại của X lớn hơn Y.

Câu 33: So sánh nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy nào sau đây về 2 chất sau là đúng ?

      A. Chất (1) có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy thấp hơn chất (2).

      B. Chất (1) có nhiệt độ sôi cao hơn chất (2) nhưng chất (2) có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn chất (1).

     C. Chất (1) có nhiệt độ sôi thấp hơn chất (2) và chất (2) có nhiệt độ nóng chảy cao hơn chất (1).

      D. Chất (1) có nhiệt độ sôi cao và nhiệt độ nóng chảy hơn chất (2)

Câu 34: Có các nhận định  

         (1) S2- < Cl < Ar < K+ là dãy được sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính của nguyên tử và ion.  

         (2) Bảng tuần hoàn có 7 chu kì, số thứ tự của chu kì bằng số phân lớp electron trong nguyên tử.

         (3) Các nguyên tố: F, O, S, Cl đều là những nguyên tố p.

         (4) Nguyên tố X tạo được hợp chất khí với hydrogen có dạng HX. Vậy X tạo được oxide cao nhất là X2O7.

         Số nhận định không chính xác là :

         A. 5.                                       B. 4.                               C. 2.                               D. 3

Câu 35 : Cho các phát biểu sau :

         (1) Những nguyên tử của các nguyên tố có cùng số electron hóa trị đều thuộc cùng một nhóm (trừ He).

         (2) Trong dung dịch NH3 tồn tại ít nhất 4 kiểu liên kết hydrogen.

         (3) Có tất cả 9 cặp electron trong phân tử SO2.

         (4) Nguyên tử  có số khối là 9.

         (5) Độ âm điện của các nguyên tố Mg, Al, B và N xếp theo chiều giảm dần là : Mg < Al < B < N.

         (6) Những electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào một phân lớp.

         Số phát biểu không đúng là :

         A. 2.                                   B. 3.                                     C. 5.                                                     D. 4.

II/ TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)

Câu 1: Biết nguyên tử sodium có 11 proton, 11 neutron; 12 electron ; nguyên tử oxygen có 8 proton, 8 neutron và 8 electron. (Cho mp=1,6726.10-27 kg, mn= 1,6748.10-27 kg và me = 9,1094.10-31 kg). Vậy khối lượng (g) của phân tử Na2O bằng bao nhiêu? 

Câu 2: Methadone (C21H27NO), thường được sử dụng để giảm đau và được xem như là chất thay thế cho heronin (thuốc chữa cai nghiện).

         (a) Nêu vị trí các nguyên tố tạo nên methadone trong bảng tuần hoàn.

         (b) So sánh bánh kính nguyên tử, độ âm điện và tính phi kim của các nguyên tố đó. Giải thích.

Câu 3: Hợp chất A được mệnh danh là “máu” của ngành công nghiệp… A có khối lượng mol bằng 98 g/mol, chứa ba nguyên tố, trong đó nguyên tố X có 1 electron s, nguyên tố Y có 10 electron p và nguyên tố Z có 4 electron p. Thành phần phần trăm khối lượng nguyên tố có Y trong A bằng 32,65%. 

         (a) Xác định công thức phân tử của A.

         (b) Viết công thức Lewis, chỉ rõ loại liên kết có trong A.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ