Bộ 3 đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11 mới nhất có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề khảo sát môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Ngữ văn để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề

Đề số 1

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Cho phản ứng: 2 NaHCO3(s) –> Na2CO3 (s) + CO2(g) + H2O(g) = 129KJ. Phản ứng xảy ra theo chiều nghịch khi:  

     A. Giảm nhiệt độ                                                         B. Tăng nhiệt độ              

     C. Giảm áp suất                                                           D. Tăng nhiệt độ và giảm áp suất

Câu 2: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là 

     A. Sự biến đổi chất.                                                     B. Sự dịch chuyển cân bằng.

     C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.                           D. Sự biến đổi hằng số cân bằng.

Câu 3: Dung dịch của một base ở 25oC có:

     A. [H+]=1,0.10-7M                                                       B. [H+]<1,0.10-7M             

     C. [H+]>1,0.10-7M                                                       D. [H+].[OH]>1,0.10-14M              

Câu 4: Hoà tan hoàn toàn 10,0 gam CaCO3 vào dung dịch HCl thu được V lít khí (ở đkc). Giá trị của V là:       

     A. 9,916 lít                        B. 3,71875 lít                    C. 2,479 lít                        D. 4,958 lít

Câu 5. Quan sát hình bên dưới cho biết trong không khí, khí nào chiếm tỉ lệ thể tích lớn nhất?

     A.Oxygen                          B. Nitrogen                        C. Carbon dioxide             D. Argon

Câu 6. Liên kết hoá học trong phần tử NH3 là liên kết

     A. cộng hoá trị có cực.                                                B. ion.                                

     C. cộng hoá trị không cực.                                          D. kim loại.

Câu 7: Phản ứng hoá học nào sau đây chứng tỏ ammonia là một chất khử mạnh?

     A. NH3  + H2O –>NH4+  + OH                                   B. NH3  + HCl NH4Cl

     C. 2NH3  + 3CuO  N2 + 3Cu  + 3H2O             D. 2NH3  + H2SO4  (NH4)2SO4

Câu 8: Phú dưỡng là hệ quả sau khi ao ngòi, sông hồ nhận quá nhiều các nguồn thải chứa các chất dinh dưỡng chứa nguyên tố nào sau đây ?

     A. N và O                          B. N và P                           C. P và O                           D. P và S

Câu 9: Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3  Fe(NO3)3 + NO + H2O

Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là

     A. 4.                                   B. 1.                                    C. 28.                                D. 10.

Câu 10: Sulfur tà phương (Sa) và sulfur đơn tà (Sb) là

A. Hai hợp chất của sulfur.                                          B. Hai dạng thù hình của sulfur.

C. Hai đồng vị của sulfur.                                           D. Hai đồng phân của sulfur.

Câu 11: Trong phản ứng : SO2  + 2H2  3S + 2H2O. câu nào diễn tả đúng tính chất của chất :

     A. SO2 bị oxi hóa và H2S bị khử                                 B. SO2 bị khử, H2S bị oxi hóa đều tạo thành S 

     C. SO2 là chất khử và H2S là chất oxi hóa                  D. H2S  vừa là chất khử vừa là chất oxi hóa

D. S không chỉ tác dụng với đơn chất mà còn tác dụng với hợp chất.

Câu 12.Oleum là sản phẩm tạo thành khi cho 

     A. H2SOđặc hấp thụ SO3                                           B. H2SOloãng hấp thụ SO3

     C. H2SO4đặc hấp thụ SO2                                           D. H2SO4 loãng hấp thụ SO2

Câu 13: Cho 104g dung dịch BaCl2 10% tác dụng với dung dịch H2SO4 dư. Lượng kết tủa thu được là

     A. 11,25g                           B. 11,65g                           C. 116,5g                           D. 1165g

Câu 14: Tiến hành thí nghiệm như hình vẽ mô tả sau đây:

Hiện tượng quan sát được là:

A.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch màu xanh

B.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch màu xanh, có khí không mùi thoát ra

C.Viên zinc tan dần, thu được dung dịch không màu, có khí không mùi thoát ra

D.Viên zinc tan dần, thu được kết tủa trắng, có khí mùi trứng thối thoát ra

Câu 15: Trong phân tử hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có nguyên tố hóa học nào?

A. O                                   B. P                                    C. C                                               D. N

Câu 16. Hợp chất hữu cơ là các hợp chất của ……… (trừ các oxide của carbon, muối carbonate, cyanide, carbide, ……). Từ thích hợp điền vào chỗ trống trong định nghĩa trên là:

     A. carbon.                          B. hydrogen.                      C. oxygen.                         D. nitrogen.

Câu 17: Phổ hồng ngoại là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để nghiên cứu về

     A. thành phần nguyên tố chất hữu cơ.                         B. thành phần phân tử hợp chất hữu cơ.

       C. cấu tạo hợp chất hữu cơ.                                         D. cấu trúc không gian hợp chất hữu cơ.

Câu 18: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3COCH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm C=O?

     A. B                                   B.A                                    C.D                                    D.C

Câu 19: Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi?

A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực.

B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh.

C. ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh.

D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh.

Câu 20: Ngâm củ nghệ với ethanol nóng, sau đó lọc bỏ phần bã, lấy dung dịch đem cô để làm bay hơi bớt dung môi. Phần dung dịch còn lại sau khi cô được làm lạnh, để yên một thời gian rồi lọc lấy kết tủa curcumin màu vàng. Từ mô tả ở trên, hãy cho biết, người ta đã sử dụng các kĩ thuật tinh chế nào để lấy được curcumin từ củ nghệ.

A. Chiết, chưng cất và kết tinh.                                   B. Chiết và kết tinh.

C. Chưng chất và kết tinh.                                           D. Chưng cất, kết tinh và sắc kí.

Câu 21: Pent-l-ene và dipentyl ether đồng thời được sinh ra khi đun nóng pentan-l-ol với dung dịch H2SO4 đặc. Biết rằng nhiệt độ sôi của pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether lần lượt là 137,8 °C, 30,0 °C và 186,8°C. Từ hỗn họp phản ứng, các chất được tách khỏi nhau bằng phương pháp chưng cất. Các phân đoạn thu được (theo thứ tự từ trước đến sau) trong quá trình chưng cất lần lượt là

A. pentan-l-ol, pent-l-ene và dipentyl ether.               B. pent-l-ene, pentan-l-ol và dipentyl ether.

C. dipentyl ether, pent-l-ene và pentan-l-ol.               D. pent-l-ene, dipentyl ether và pentan-l-ol.

Câu 22: Công thức tổng quát cho ta biết

     A. Số lượng các nguyên tố trong hợp chất.                 B. Tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất.

     C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.                         D. Thành phần nguyên tố trong hợp chất.

Câu 23: Vitamin A (retinol) có công thức phân tử C20H30O, công thức đơn giản nhất của vitamin A là:

     A. C2H3O                           B. C20H30O                        C. C4H6O                                      D. C4H6O2

Câu 24: Cho phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:

Giá trị m/z của mảnh ion phân tử là

     A. 43.                                 B. 58.                                 C. 71.                                 D. 142.

Câu 25: Phát biều nào sau đây không đúng?

A. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có thể có phân tử khối khác nhau.

B. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm có phần trăm khối lượng các nguyên tố trong phân tử của chúng là như nhau.

C. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm thì thành phần các nguyên tố trong phân tử của chúng là giống nhau.

D. Hai chất có cùng công thức thực nghiệm luôn có cùng công thức phân tử.

Câu 26: Chất nào sau đây là đồng đẳng của CH ≡ CH?

     A. CH2=C=CH2.                B. CH2=CH‒CH=CH2.     C. CH≡C-CH3.                 D. CH2=CH2

Câu  27: Một trong những luận điểm của thuyết cấu tạo hoá học do Butlerov đề xuất năm 1862 có nội dung là:

A. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử mà chỉ phụ thuộc vào cấu tạo hoá học.

B. Tính chất của các chất không phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.

C. Tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hoá học.

D. Tính chất của các chất chỉ phụ thuộc vào thành phần phân tử mà không phụ thuộc vào cấu tạo hoá học.

Câu 28: Methadone là một loại thuốc dùng trong cai nghiện ma túy, nó thực chất cũng là một loại chất gây nghiện nhưng “nhẹ” hơn các loại ma túy thông thường và dễ kiểm soát hơn. Công thức cấu tạo của nó như hình dưới.

Công thức phân tử của methadone là

     A. C17H27NO.                    B. C17H22NO.                    C. C21H29NO.                    D. C21H27NO.

II. TỰ LUẬN(3,0 điểm)

Câu 29 (1 điểm) Viết các phương trình hóa học sau (ghi rõ điều kiện nếu có) : 

a) N2   + Ca

b) HSO4 loãng  + Cu

c) SO2  + ?     S   +    ?

d) H2SO4 đặc nóng     +     ?   Fe2(SO4)3    +    SO2   +   ? 

Câu 30 (1 điểm) Vitamin C (ascorbic acid) chứa 40,92% C, 4,58% H và 54,50% O về khối lượng. Hình sau đây là phổ khối lượng của ascorbic acid:

Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của ascorbic acid.

————-Hết————-

ĐỀ SỐ 2

I. TRẮC NGHIỆM (7,0 điểm)

Câu 1: Nhận xét nào sau đây không đúng?

     A. Trong phản ứng một chiều, chất sản phẩm không phản ứng được với nhau tạo thành chất đầu.

     B. Trong phản ứng thuận nghịch, các chất sản phẩm có thể phản ứng với nhau để tạo thành chất đầu.

     C. Phản ứng một chiều là phản ứng luôn xảy ra không hoàn toàn.

     D. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau trong cùng điều kiện.

Câu  2: Xét cân bằng sau diễn ra trong một piston ở nhiệt độ không đổi:

Nếu nén piston thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều nào?

     A. Chuyển dịch theo chiều nghịch.

     B. Chuyển dịch theo chiều thuận.

       C. Có thể chuyển dịch theo chiều thuận hoặc nghịch tùy thuộc vào piston bị nén nhanh hay chậm.

     D. Không thay đổi.

Câu 3:  Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong (1) … vào dung dịch đựng trong bình tam giác. Dụng cụ cần điền vào (1) là

     A. bình định mức              B. burette                           C. pipette                                       D. ống đong

Câu 4: Để trung hòa 20 ml dung dịch HCl 0,1M cần 10 ml dung dịch NaOH nồng độ x mol/l. Giá trị của x là 

     A. 0,3                                 B. 0,4                                 C. 0,2.                                           D. 0,1.

Câu 5. Quan sát hình bên dưới, nêu hiện tượng xảy ra và giải thích

     A. Ngọn nến cháy, do nitrogen duy trì sự cháy           

     B. Ngọn nến tắt do nitrogen không duy trì sự cháy

     C. Ngọn nến tắt do carbon dioxide không duy trì sự cháy 

     D. Ngọn nến cháy, do oxygen duy trì sự cháy. 

Câu 6. Tã lót trẻ em sau khi được giặt sạch vẫn còn mùi khai do vẫn lưu lại một lượng ammonia. Để khử hoàn toàn mùi của ammonia thì người ta cho vào nước xả cuối cùng một ít hóa chất có sẵn trong nhà. Hãy chọn hóa chất thích hợp:

     A. Phèn chua.                    B. Giấm ăn.                       C. Muối ăn.                       D. Nước gừng tươi.

Câu 7. Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là

     A. NH3.                              B. H2.                                 C. NO2                               D. NO.

Câu 8: Mưa acid ảnh hưởng tới hệ thực vật, phá hủy các vật liệu bằng kim loại, các bức tượng bằng đá, gây bệnh cho con người và động vật. Hiện tượng trên gây ra chủ yếu do khí thải của nhà máy nhiệt điện, phương tiện giao thông và sản xuất công nghiệp. Tác nhân chủ yếu trong khí thải gây ra mưa acid là

    A. SO2 và NO2.                 B. CH4 và NH3                 C. CO và CH4                  D. CO và CO2

Câu 9: Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là

     A. Nước ao màu đen của tảo phát triển.    

     B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển.  

     C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước.

     D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển.

Câu 10: SOlà oxide

     A. Oxide acid                    B. Oxide base                    C. Oxide trung tính           D. Oxide lưỡng tính

Câu 11:  Phát biểu nào sau đây sai về SO2?

A. Chất chống nấm mốc lương thực, thực phẩm. 

B. Sản xuất H2SO4 trong công nghiệp.

C. Không gây ô nhiễm môi trường. 

D. Làm chất tẩy trắng giấy và bột giấy.

Câu 12. Dãy kim loại nào trong các dãy sau đây gồm các kim loại không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội?

     A. Al, Fe, Au, Pt.              B. Zn, Pt, Au, Mg.             C. Al, Fe, Zn, Mg.             D. Al, Fe, Au, Mg.

Câu 13. Dung dịch sulfuric acid đặc khác dung dịch sulfuric acid loãng ở tính chất hoá học nào?

     A. Tính base mạnh.           B. Tính oxi hóa mạnh.      C. Tính acid mạnh.            D. Tính khử mạnh.

Câu 15: Chất nào sau đây hydrocarbon

     A. CH2O                            B. CH3COOH                    C. C2H5Br                                     D. C6H6

Câu 16: Phản ứng hóa học của các hợp chất hữu cơ có đặc điểm là :

A. Thường xảy ra rất nhanh và cho một sản phẩm duy nhất.

B. Thường xảy ra chậm, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

C. Thường xảy ra rất nhanh, không hoàn toàn, không theo một hướng nhất định.

D. Thường xảy ra rất chậm, nhưng hoàn toàn, không theo một hướng xác định.

Câu 17: Cho hợp chất hữu cơ  có công thức cấu tạo sau:

X không chứa loại nhóm chức nào sau đây?

     A. Alcohol.                        B. Aldehyde.                     C. Amine.                          D. Carboxyl.

Câu 18: Dựa vào phổ IR của hợp chất X có công thức CH3CH(OH)CH3 dưới đây, hãy chỉ ra peak nào giúp dự đoán X có nhóm -OH?

     A. A                                   B.B                                    C.C                                    D.D

Câu 19: Khí nitrogen và khí oxygen là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật, người ta có thể hạ thấp nhiệt độ xuống dưới – 96°C để hóa lỏng không khí, sau đó nâng nhiệt độ đến đưới -183°C. Khi đó, nitrogen bay ra và còn lại là oxygen dạng lỏng. Phương pháp tách khí nitrogen và khí oxygen ra khỏi không khí như trên được gọi là:

     A. Kết tinh.                        B. Chiết.                            C. Sắc kí.                           D. Chưng cất.

Câu 20: Sử dụng phương pháp tách biệt và tinh chế nào dưới đây không phù hợp 

     A. Làm trứng muối (ử trứng trong dung dịch NaCl bão hoà) là phương pháp kết tinh.

     B. Giã cây chàm, cho vào nước, lọc lấy dung dịch màu để nhuộm sợi, vải là phương pháp chiết.

     C. Làm đường cát, đường phèn từ cây mía là phương pháp kết tinh.

     D. Nấu rượu truyền thống là phương pháp chưng cất

Câu 21: Có thể lấy hoạt chất curcumin từ củ nghệ bằng phương pháp nào?

A. Phương pháp kết tinh.                                             B. Phương pháp chưng cất.

C. Phương pháp chiết                                                  D. Phương pháp sắc kí.

Câu 22: Công thức đơn giản nhất cho ta biết:

     A. Số lượng số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ.          

     B. Tỉ lệ tối giản giữa số nguyên tử của các loại nguyên tố trong phân tử hợp chất hữu cơ. 

     C. Cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.                         

     D. Tất cả đều sai

Câu 23. Công thức nào sau đây không thể là công thức phân tử của một hợp chất hữu cơ?

     A. C3H3.                            B. C4H8O.                          C. C2H6.                            D. C5H10.

Câu 24: Phổ khối lượng của hợp chất hữu cơ X thu được như hình vẽ:

Phân tử khối của hợp chất hữu cơ X là

     A. 80.                                 B. 78.                                 C. 76.                                 D. 50.

Câu 25: Acetic acid có công thức phân tử là C2H4O2. Kết luận nào sau đây là đúng?

A. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có khối lượng riêng lớn hơn gấp 30 lần so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ áp suất).

B. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có tỉ khối hơi so với hydrogen ở cùng điều kiện (nhiệt độ, áp suất) là 30.

C. Acetic acid có công thức thực nghiệm là CH2O và có phân tử khối là 60.

D. Acetic acid có công thức thực nghiệm là (CH2O)2 và có phân tử khối là 60.

Câu 26. Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau ?

     A. C6H5Cl và C6H5CH2Cl                                           B. CH3C6H4Cl và C6H5Cl

     C. CH3CH2OH và CH3OCH3                                      D. C6H5OH và C6H5CH2OH

Câu 27. Theo thuyết cấu tạo hóa học, các nguyên tử carbon có thể liên kết với nhau tạo thành mạch carbon nào ?

      A. Mạch nhánh; mạch vòng.                                      B. Mạch nhánh; mạch vòng.         

      C. Mạch nhánh; không nhánh; mạch vòng.                D. Mạch không nhánh; mạch vòng. 

Câu 28: Một hợp chất có công thức cấu tạo:

Hợp chất này có bao nhiêu nguyên tử Carbon và Hydrogen

A. 7, 14.                             B. 7, 12.                             C. 6, 12.                             D. 6, 14.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link bên trên

Tải về ngay!
Hỗ trợ