Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
ĐỀ SỐ 01 – GIỮA KÌ I – HÓA 11
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (7 ĐIỂM)
Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
A. Mg + 2HCl ⟶ MgCl2 + H2. B. 2SO2 + O2 2SO3.
C. C2H5OH + 3O2 2CO2 + 3H2O. D. 2KClO3 2KCl + 3O2
Câu 2: Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen:
A. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất B. Chỉ tồn tại ở dạng đơn chất
C. Chỉ tồn tại ở dạng hợp chất D. tự do chiếm khoảng 20% thể tích không khí.
Câu 3: Công thức tính pH
A. pH = -lg[H+] B. pH = lg[H+] C. pH = +10 lg[H+] D. pH = -lg[OH–]
Câu 4: Trong những cơn mưa dông kèm sấm sét, nitrogen kết hợp trực tiếp với oxygen tạo thành sản phẩm là
A. NO. B. N2O. C. NH3. D. NO2.
Câu 5: Ở trạng thái lỏng nguyên chất, phân tử chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen với nhau?
A. Nitrogen. B. Ammonia. C. Oxygen. D. Hydrogen.
Câu 6: Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là ?
A. một chất cho cặp electron. B. một chất nhận cặp electron.
C. một chất cho proton (H+). D. một chất nhận proton (H+).
Câu 7: Ammonia đóng vai trò là chất khử khi tác dụng với chất nào sau đây?
A. H2O. B. HCl. C. H3PO4. D. O2 (Pt, to).
Câu 8. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCI. B. KNO3. C. CH3COOH. D. NaOH.
Câu 9: Khí nào sau đây tan trong nước thu được dung dịch có khả năng làm phenolphthalein chuyển màu hồng:
A. Nitrogen. B. Ammonia.
C. Sulfur dioxide. D. Hydrogen chloride.
Câu 10: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là?
A. HCl. B. Phenolphthalein. C. NaOH. D. Nước cất.
Câu 11: Có thể nhận biết muối ammonium bằng cách cho muối tác dụng với dung dịch kiềm thấy thoát ra một chất khí. Chất khí đó là
A. NH3. B. H2. C. NO2. D. NO.
Câu 12: Phân tử nitrogen có cấu tạo là
A. N = N. B. N ≡ N. C. N – N. D. N → N.
Câu 13: Một lít nước ở 20oC hoà tan được bao nhiêu lít khí ammonia?
A. 200. B. 400. C. 500. D. 800.
Câu 14: Cho phản ứng sau 430oC : H2(g) + I2(g) 2HI(g) . Nồng độ các chất lúc cân bằng là : [H2] = [I2] = 0,107 M; [HI] = 0,786 M. Hằng số cân bằng KC của phản ứng ở 430oC là :
A. 0,32. B. 68,65. C. 53,96. D. 5,42
Câu 15: Cho một ít tinh thể muối X vào ống nghiệm và đun nóng trên ngọn lửa đèn cồn, sau một thời gian thấy không còn chất rắn nào ở đáy ống nghiệm. Muối X có thể là muối nào sau đây?
A. NaCl. B. CaCO3. C. KClO3. D. NH4Cl.
Câu 16: Cho 7,437 L N2 tác dụng với 12,395 L H2, thu được 14,874 L hỗn hợp khí. Hiệu suất của phản ứng là (các thể tích khí đo ở đkc)
A. 30%. B. 40%. C. 50%. D. 60%.
Câu 17: Cho phương trình hóa học sau :
(1) HSO4–(q) + OH–(aq) → SO42−(aq) + H2O(l) (2) H2SO4(aq) + H2O (aq) → H3O+(aq) + HSO4–(aq)
Chất hay ion phản ứng đóng vai trò acid trong hai phương trình (1) và (2) ở trên lần lượt là ?
A. HSO4– và H2SO4. B. HSO4– và H2O. C. SO42- và H2O. D. OH– và H2SO4.
Câu 18: Cho hình vẽ về cách thu khí dời nước như sau:
Hình vẽ trên có thể áp dụng để thu được những khí nào trong các khí sau đây?
A. O2, N2, H2, CO2. B. NH3, O2, N2, HCl, CO2.
C. NH3, HCl, CO2, SO2, Cl2. D. H2, N2, O2, CO2, HCl, H2S.
Câu 19: Cho dung dịch Ca(OH)2 đến dư vào 250 mL NH4Cl 1M. Đun nóng nhẹ, thu được thể tích khí thoát ra (đkc) là
A. 6,1975 L. B. 1,2395 L. C. 0,12395 L. D. 4,958 L.
Câu 20: Quan sát hình sau và chọn phát biểu đúng.
A. Cả hai đồ thị đều mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.
B. Cả hai đồ thị đều không mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.
C. Chỉ đồ thị (a) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.
D. Chỉ đồ thị (b) mô tả phản ứng đã đạt đến trạng thái cân bằng.
Câu 21: Calcium hydroxide rắn được hòa tan trong nước cho tới khi pH của dung dịch đạt 10,94. Nồng độ của ion hydroxide (OH–) trong dung dịch là
A. 1,1.10-11 M. B. 3,06 M. C. 8,7.10-4 M. D. 1,0.10-14 M.
Câu 22: Cho cân bằng hoá học sau:
Yếu tố nào sau đây cần tác động để cân bằng trên chuyển dịch sang phải?
A. Giảm nhiệt độ. B. Tăng áp suất.
C. Giảm nồng độ của O2. D. Thêm xúc tác Pt.
Câu 23: Trong y học, vì sao nitrogen lỏng được dùng để bảo quản mẫu vật ?
A. Do nitrogen không duy trì sự hô hấp và tạo môi trường trơ.
B. Do nitrogen là chất khí không màu, không mùi, không vị.
C. Do nitrogen tan ít rất trong nước.
D. Do nitrogen hóa lỏng ở nhiệt độ thấp.
Câu 24: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Giá trị nồng độ của dung dịch HCl trên là ?
A. 0,5 B. 0,15 C. 0,2 D. 0,25
Câu 25: Trong dung dịch nước, cation kim loại mạnh, gốc acid mạnh không bị thủy phân, còn cation kim loại trung bình và yếu bị thủy phân tạo môi trường acid, gốc acid yếu bị thủy phân tạo môi trường base. Dung dịch muối nào sau đây có pH > 7?
A. KNO3 B. K2SO4 C. Na2CO3 D. NaCl
Câu 26: Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về ammonia?
A. Trong công nghiệp, ammonia thường được sử dụng với vai trò chất làm lạnh (chất sinh hàn).
B. Do có hàm lượng nitrogen cao (82,35% theo khối lượng) nên ammonia được sử dụng làm phân đạm rất hiệu quả.
C. Phần lớn ammonia được dùng phản ứng với acid để sản xuất các loại phân đạm.
D. Quá trình tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen là quá trình thuận nghịch nên không thể đạt hiệu suất 100%.
Câu 27: Cho các phát biểu sau:
(1) Dung dịch CH3COONa có giá trị pH > 7.
(2) Để làm khô khí NH3 có lẫn hơi nước, có thể dẫn khí NH3 đi qua bình đựng dung dịch H2SO4 đặc.
(3) Dung dịch sodium chloride (NaCl) dẫn được điện là do tan NaCl(s) được trong nước.
(4) Nitrogen lỏng được dùng để bảo quản máu và các mẫu vật sinh học.
(5) Khí nitrogen được dùng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm mà không dùng không khí do nitrogen kém hoạt động hóa học (tính trơ).
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
A. 2. B. 3. C. 5. D. 4.
Câu 28: Trong bình kín dung tích không đổi chứa hỗn hợp khí X gồm H2 và N2 (chất xúc tác thích hợp), áp suất trong bình là p atm, tỉ khối của X so với H2 là 5. Nung nóng bình để thực hiện phản ứng tổng hợp NH3 rồi làm nguội bình về nhiệt độ ban đầu, thu được hỗn hợp khí Y, áp suất trong bình là 0,88p atm. Hiệu suất phản ứng tổng hợp NH3 là
A. 26,0%. B. 19,5%. C. 24,0%. D. 20,0%.
II. TỰ LUẬN (3 ĐIỂM)
Câu 29: Một học sinh làm thí nghiệm xác định độ pH của đất như sau: Lấy một lượng đất cho vào nước vừa lọc lấy phần dung dịch dùng máy pH đo được giá trị pH là 4,52.
a) Hãy cho biết môi trường của dung dịch là acid, base hay trung tính.
b) Loại đất trên được gọi là đất chua. Hãy đề xuất biện pháp để giảm độ chua tăng độ pH của đất.
Câu 30: Tại một nhà máy phân bón, ammophos được sản xuất từ ammonia và phosphoric acid, thu được NH4H2PO4 và (NH4)2HPO4 với tỉ lệ mol là 1:1.
a) Viết các phương trình hóa học.
b) Tính thể tích khí ammonia (đkc) cần dùng để tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 5,88 tấn phosphoric acid. Tính khối lượng ammophos thu được.
Câu 31: Để loại bỏ ion ammonium (NH4+) trong nước thải, trước tiên người ta phải kiềm hóa dung dịch nước thải bằng NaOH đến pH = 11; sau đó cho chảy từ trên xuống trong một tháp được nạp đầy các vòng đệm bằng sứ, còn không khí được thổi ngược từ dưới lên để oxi hoá NH3. Phương pháp này loại bỏ được khoảng 95% lượng ammonium trong nước thải.
a) Viết các phương trình hóa học minh họa cho cách làm trên. Trong quá trình loại bỏ ammonium, phương pháp ngược dòng có vai trò gì?
b) Kết quả phân tích hai mẫu nước thải khi chưa được xử lý như sau:
1. Mẫu nước thải của nhà máy phân đạm có hàm lượng ammonium là 18 (mg/L)
2. Mẫu nước thải của bãi chôn lấp rác có hàm lượng ammonium là 160 (mg/L)
Giả sử tiến hành xử lí hai mẫu nước thải theo phương pháp trên, biết rằng tiêu chuẩn hàm lượng ammonium cho phép là 1,0 mg/L. Hai mẫu nước thải trên sau khi xử lý có đạt tiêu chuẩn để thải ra môi trường hay không? Vì sao?
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!