Bộ 5 đề ôn tập HK I lớp 11 môn Hoá học sách Kết nối tri thức mới nhất

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

ĐỀ THAM KHẢO ÔN TẬP CUỐI HỌC KÌ I NĂM HỌC 2023 – 2024- Đề số 1

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7,0 ĐIỂM)
Câu 1: Phương trình nào sau đây là phương trình của phản ứng thuận nghịch?
A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.

B. Cl2 + H2O ⇌ HCl + HClO.

C. AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3.

D. S + Fe FeS.
Câu 2: Mối quan hệ giữa tốc độ phản ứng thuận (vt) và tốc độ phản ứng nghịch (vn) của một cân bằng hóa học ở trạng thái cân bằng được biểu diễn bằng đẳng thức nào sau đây?
A. vt = vn = 0.

B. vt = 2.vn.

C. vt = vn.

D. vt = 0,5.vn.
Câu 3: Chất nào sau đây là chất điện li?
A. C6H6.

B. NaCl.

C. C2H5OH.

D. C6H12O6.
Câu 4: Dung dịch nào sau đây dùng để chuẩn độ dung dịch HCl?
A. K2SO3.

B. NaOH.

C. NaCl.

D. NaNO3.
Câu 5: Trong tự nhiên, nitrogen tồn tại ở cả dạng đơn chất (chiếm khoảng 78% thể tích không khí) và dạng hợp chất tồn tại tập trung ở một số mỏ khoáng dưới dạng sodium nitrate. Công thức của sodium nitrate là
A. Na2CO3.

B. Na2SO4.

C. NaCl.

D. NaNO3.
Câu 6: Phân tử ammonia có dạng hình học là
A. đường thẳng.

B. tam giác đều.

C. tứ diện.

D. chóp tam giác.
Câu 7: Trong tự nhiên, sulfur lắng đọng thành những mỏ lớn, nằm giữa lớp đất đá sâu hàng trăm mét trong lòng đất. Sulfur ở dạng hợp chất cũng được tìm thấy trong nhiều khoáng vật trong tự nhiên như quặng pyrite, quặng gypsum, quặng galena…. Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS2.

B. CaSO4.2H2O.

C. PbS.

D. BaSO4.
Câu 8: Ở điều kiện thường, sulfur là chất rắn có màu gì?
A. Màu xanh.

B. Màu đen.

C. Màu trắng.

D. Màu vàng.
Câu 9: Các vận động viên thể dục dụng cụ khi vào biểu diễn thường xoa tay vào chất hút ẩm magnesium sulfate để hấp thụ mồ hôi, tăng ma sát giữa bàn tay và các dụng cụ thể thao, giúp họ thực hiện các động tác chuẩn xác hơn. Công thức của magnesium sulfate là
A. CaSO4.

B. MgSO3.

C. MgSO4.

D. BaSO4.
Câu 10: Nguyên tắc sơ cứu đúng khi bị bỏng sulfuric acid là
A. nhanh chóng rửa tay với nước và tiến hành chườm đá lạnh.
B. nhanh chóng rửa tay với nước lạnh nhiều lần để làm giảm lượng acid bám trên da.
C. rửa sạch vết bỏng và tiến hành xoa các vết bỏng bằng gel đặc hiệu tại nhà.
D. xoa các vết bỏng bằng các loại kem, gel, dầu…
Câu 11: Hợp chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. CH2CHCl.

B. CaC2.

C. CaCO3.

D. NaCN.
Câu 12: Cho các hợp chất hữu cơ sau: (1) C2H5OC2H5, (2) C6H5NO2, (3) C2H5OH, (4) CH3COOH. Chất có chứa nhóm chức alcohol là
A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (4).
Câu 13: Phương pháp nào sau đây dùng để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau ở một áp suất nhất định?
A. Chưng cất.

B. Chiết.

C. Kết tinh.

D. Sắc ký cột.
Câu 14: Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để

A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch.

B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau.

C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau.

D. tách chất lỏng và chất rắn.
Câu 15: Công thức phân tử cho biết
A. số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
B. tỉ lệ tối giản về số nguyên tử của các nguyên tố trong phân tử.
C. loại nhóm chức của chất hữu cơ.
D. thứ tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử.
Câu 16: Hiện tượng các chất có cấu tạo và tính chất hoá học tương tự nhau, chúng chỉ hơn kém nhau một hay nhiều nhóm CH2 được gọi là hiện tượng
A. đồng phân.

B. đồng vị.

C. đồng đẳng.

D. đồng khối.
Câu 20: Cho 200 mL dung dịch 1M tác dụng với 300 mL dung dịch 1M. Sau phản ứng thu được thể tích khí (đkc) là
A. 4,958 lít.

B. 9,916 lít.

C. 2,479 lít.

D. 7,437 lít.
Câu 21: Cho hỗn hợp Al, Fe vào dung dịch HNO3 loãng, dư thu được 7,437 lít NO (là sản phẩm khử duy nhất của N+5 ở đkc). Số mol axit HNO3 đã phản ứng là
A. 0,3 mol.

B. 0,6 mol.

C. 1,2 mol.

D. 2,4 mol.
Câu 21: Cho các nhận định sau:
(1) Nitric acid hòa tan được kim loại gold (Au).
(2) Nitric acid đặc nguội có thể được đựng trong các xitec bằng iron (Fe) hoặc aluminium (Al).
(3) Nitric acid thường dùng để phá mẫu quặng để nghiên cứu, xác định hàm lượng kim loại.
(4) Nitric acid có khả năng cho electron nên thể hiện tính oxi hoá mạnh.
Số nhận định đúng là
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 0.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3,0 ĐIỂM)
Câu 29 (1,0 điểm): Safrol là một chất có trong tinh dầu xá xị (hay gù hương), được dùng làm hương liệu trong thực phẩm. Phổ MS của Safrol cho thấy chất này có phân tử khối là 162. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố carbon, hydrogen và oxygen có trong safrol lần lượt là: 74,07%; 6,18% và 19,75%. Xác định công thức phân tử của safrol.
Câu 30 (1,0 điểm): Cho chất X có công thức phân tử là C3H6O. Viết công thức cấu tạo dạng mạch hở của chất X.
Câu 31 (1,0 điểm): Hãy cho biết nguồn gốc sinh ra sulfur dioxide; tác hại của sulfur dioxide và một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.
———-HẾT———-

Đề số 2

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nitrogen N2 bền ở nhiệt độ thường và chỉ hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao là do:
A. Trong phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị.
B. Trong phân tử N2 có liên kết ba bền vững.
C. Nguyên tử N có độ âm điện cao.
D. Phân tử N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Câu 3. Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?
A. SO2, NO, NO2.

B. NO, CO, CO2.

C. CH4, HCl, CO.

D. Cl2, CH4, SO2.
Câu 4. Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là
A. Nước ao màu đen của tảo phát triển.

B. Nước ao màu xanh của tảo phát trien.
C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước.

D. Nước ao màu vàng của tào phát triển.
Câu 8. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.

B. trung hòa acid bằng NaHCCh.

C. băng bó tạm thời vết bỏng.

D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 9. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.

B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.

C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.

D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 10. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.

B. Cu, Fe, Al.

C. Fe, Mg, Al.

D. Cu, Pb, Ag.

Câu 12. Phổ IR của chất (X) được cho như Hình bên.
(X) có thể là
A. CH3CH2-COOH.

B. CH3CH2CH2-CHO.

C. CH3CH2-NH-CH2CH3.

D. CH3COCH2CH3.
Câu 13. Phổ hồng ngoại là
A. Là phương pháp hóa học rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán phân tử khối và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
C. Là phương pháp sinh học rất quan trọng và phổ biến để dự đoán phân tử khối và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
D. Là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 14. Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp:
A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng.

B. Phương pháp chiết lỏng rắn.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Phương pháp chưng cất.
Câu 15. Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp kết tinh.

D. Sắc kí cột.
Câu 16. Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây?
A. Phân tử khối của chất.
B. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất.
C. Khối lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định.
D. Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất.
Câu 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bê mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 18. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là
A. Sự biến đổi chất.

B. Sự dịch chuyển cân bằng.

C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.

D. Sự biến đổi hằng số cân bằng
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. Methyl salicylate thường có mặt trong thành phần của một số thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp, cao dán dùng điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân,… Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử methyl salicylate như sau: 63,16% C; 5,26% H và 31,58% O. Phổ MS của methyl salicylate được cho như hình. Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của methyl salicylate.
—–HẾT—–

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ