Bộ đề ôn tập HK I lớp 11 môn Hoá học trường THPT Marie Curie năm học 2023-2024

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

A. PHẦN TRẮC NGHIỆM (6,0 điểm):
Câu 1. Nitrogen N2 bền ở nhiệt độ thường và chỉ hoạt động hóa học ở nhiệt độ cao là do:
A. Trong phân tử N2 có liên kết cộng hóa trị.
B. Trong phân tử N2 có liên kết ba bền vững.
C. Nguyên tử N có độ âm điện cao.
D. Phân tử N2 là chất khí không màu, không mùi, không vị.
Câu 2. Cho 2 phương trình hóa học sau:
N2(g) + O2(g) 2NO(g)
2NO(g) + O2(g) 2NO2(g)
Phát biểu nào sau đây về hai phương trình hoá học trên là không đúng?
A. Phản ứng (1) là phản ứng thu nhiệt, phản ứng (2) là phản ứng toả nhiệt.
B. Phản ứng (2) tạo NO2 từ NO, là quá trình thuận lợi về mặt năng lượng. Điều này cũng phù hợp với thực tế là khí NO (không màu) nhanh chóng bị oxi hoá thành khí NO2 (màu nâu đỏ).
C. Enthalpy tạo thành chuẩn của NO2 là 80 kJ.mol-1.
D. Từ giá trị biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng (1) và năng lượng liên kết trong phân tử O2, N2 lần lượt là 498 kJ mol-1 và 946 kJ mol-1, tính được năng lượng liên kết trong phân tử NO ở cùng điều kiện là 632 kJ mol-1.
Câu 3. Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?
A. SO2, NO, NO2.

B. NO, CO, CO2.

C. CH4, HCI, CO.

D. Cl2, CH4, SO2.
Câu 4. Đặc điểm dễ dàng nhận biết hiện tượng phú dưỡng ở các ao hồ là
A. Nước ao màu đen của tảo phát triển.
B. Nước ao màu xanh của tảo phát triển.
C. Nhiều loài cá sống nổi bềnh lên mặt nước.
D. Nước ao màu vàng của tảo phát triển.
Câu 5. Cho các phản ứng hoá học sau:
Số phản ứng trong đó sulfur đơn chất đóng vai trò chất oxi hóa là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 6. Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02M đến khi mất màu tím theo sơ đồ phản ứng:

Thể tích khí SO2 (đkc) đã phản ứng là
A. 50 mL.

B. 248 mL.

C. 124 mL.

D. 100 mL.
Câu 7. Cho các ứng dụng sau:
(1) sản xuất sulfuric acid.
(2) tẩy trắng bột giấy.
(3) diệt nấm mốc, thuốc đông y.
(4) diệt trùng nước sinh hoạt.
Số ứng dụng của khí sulfur dioxide trong đời sống, sản xuất là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 8. Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.

B. trung hòa acid bằng NaHCO3.

C. băng bó tạm thời vết bỏng.

D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 9. Cách pha loãng dung dịch H2SO4 đặc nào sau đây đúng?
A. Rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.
B. Rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. Rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.
D. Rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 10. Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng nhưng không tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc, nguội là
A. Fe, Al, Cr.

B. Cu, Fe, Al.

C. Fe, Mg, Al.

D. Cu, Pb, Ag.
Câu 11. Trong điều kiện thích hợp, xảy ra các phản ứng sau:
(a) 2H2SO4 + C 2SO2 + CO2 + 2H2O
(b) H2SO4 + Fe(OH)2 FeSO4 + 2H2O
(c) 4H2SO4 + 2FeO Fe2(SO4)3 + SO2 + 4H2O
(d) 6H2SO4 + 2Fe Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Trong các phản ứng trên, phản ứng xảy ra với dung dịch H2SO4 loãng là
A. (a) .

B. (c).

C. (b).

D. (d).
Câu 12. Phổ IR của chất (X) được cho như Hình bên.(X) có thể là
Ạ. CH3CH2-COOH.

B. CH3CH2CH2-CHO.

C. CH3CH2-NH-CH2CH3.

D. CH3COCH2CH3.
Câu 13. Phổ hồng ngoại là
A. Là phương pháp hóa học rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán phân tử khối và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
C. Là phương pháp sinh học rất quan trọng và phổ biến để dự đoán phân tử khối và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
D. Là phương pháp vật lí rất quan trọng và phổ biến để dự đoán nhóm chức và một số liên kết trong cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 14. Tách tinh dầu từ hỗn hợp tinh dầu và nước bằng dung môi hexane tức là đang dùng phương pháp:
A. Phương pháp chiết lỏng – lỏng.
B. Phương pháp chiết lỏng rắn.
C. Phương pháp kết tinh.
D. Phương pháp chưng cất.
Câu 15. Nấu rượu uống thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp chiết

C. Phương pháp kết tinh.

D. Sắc kí cột.
Câu 16. Sau khi biết công thức thực nghiệm, có thể xác định công thức phân tử của hợp chất hữu cơ dựa trên đặc điểm nào sau đây?
A. Phân tử khối của chất.
B. Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong phân tử chất.
C. Khối lượng các sản phẩm thu được khi đốt cháy hoàn toàn một lượng chất xác định.
D. Các hấp thụ đặc trưng trên phổ IR của chất.
Câu 17. Các yếu tố ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 18. Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là
A. Sự biến đổi chất.

B. Sự dịch chuyển cân bằng.

C. Sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.

D. Sự biến đổi hằng số cân bằng

B. PHẦN TỰ LUẬN (4,0 diểm):
Câu 1. (2,0 điểm) Methyl salicylate thường có mặt trong thành phần của một thuốc giảm đau, thuốc xoa bóp, cao dán dùng điều trị đau lưng, căng cơ, bong gân,… Thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố trong phân tử methyl salicylate như sau: 63,16% C; 5,26% H và 31,58% O. Phổ MS của methyl salicylate được cho như hình. Xác định công thức thực nghiệm và công thức phân tử của methyl salicylate.
Câu 2. (2,0 điểm) Hoàn thành các chuỗi phản ứng sau, ghi rõ điều kiện nếu có.

—- HẾT —-

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ