Đề cương ôn tập giữa HK I lớp 11 môn Hoá năm học 2023-2024

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

I. Trắc nghiệm khách quan

Câu 1: Phản ứng một chiều là phản ứng

A. được biểu diễn bằng một mũi tên chỉ chiều của phản ứng. 

B. được biểu diễn bằng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau.

C. được biểu diễn bằng một dấu bằng.

D. không viết được.

Câu 2: Phương trình nào sau đây là phương trình của phản ứng thuận nghịch?

A. NaOH + HCl → NaCl + H2O.                              B. Cl2 + H2 HCl + HClO.

C. AgNO3 + KCl → AgCl + KNO3.                         D. S + Fe  FeS 

Câu 3: Phản ứng thuận nghịch là phản ứng 

A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện.

B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. 

C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.     

D. xảy ra giữa hai chất khí.

Câu 4: Khi một hệ ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là

A. cân bằng tĩnh.                   B. cân bằng động.                C. cân bằng bền.       D. cân bằng không bền.

Câu 5: Xét phản ứng thuận nghịch tổng quát: aA + bB  cC + dD. Ở trạng thái cân bằng, hằng số cân bằng (KC) của phản ứng được xác định theo biểu thức

A.                    B.            C.            D. 

Câu 6: Các dung dịch acid, base, muối dẫn điện được là do trong dung dịch của chúng có các 

A. ion trái dấu.                 B. ion âm.            C. ion dương.             D. chất. 

Câu 7: Chất nào sau đây không phải chất điện li?   

A. KOH.                          B. HF.                              C. HNO3.                              D. C2H5OH.

Câu 8: Trường hợp nào sau đây dẫn điện được?

A. KCl rắn, khan.                                          C. CaCl2 rắn, khan.     

B. Glucose tan trong nước.                           D. HBr hòa tan trong nước.

Câu 9: Dung dịch nào sau đây có pH >7?

A. KOH.                              B. CH3COOH.    C. HNO3.                            D. HCl.

Câu 10: Trong các chất sau, chất nào là chất điện li yếu? 

A. HCl                                   B. NaCl                             C. NaOH                          D. HClO

Câu 11: Dung dịch có chứa các ion Na+, NO3, Cl, K+ có thể được pha từ các chất nào?

A. NaCl, KNO3.                    B. NaNO3, KNO3.            C. KCl, NaCl.                  D. AgCl, NaNO3.

Câu 12: Theo thuyết Bronstet, phát biểu nào dưới đây đúng?

A. Acid là chất hoà tan được mọi kim loại.                  B. Acid tác dụng được với mọi Base.

C. Acid là chất có khả năng cho proton.                       D. Acid là chất điện li mạnh.

Câu 13: Công thức tính pH là

ApH = – lg [H+].                                                            B. pH = lg [H+].                

C. pH = +10lg [H+].                                                        D. pH = – lg [OH].

Câu 14: Cho phản ứng sau: 2C(s) + O2(g)  2CO(g). Biểu thức hằng số cân bằng KC của phản ứng là

A. KC =                 B. KC =                 C. KC =            D. KC = 

Câu 15: Trong dung dịch với dung môi nước, tổng giá trị (pH + pOH) là

A. 0.                                       B. 14.                                C. 7.                                  D. 10.

Câu 16: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 20 mL dung dịch NaOH. Giá trị nồng độ của dung dịch HCl trên  là ?

A. 0,5                                      B. 0,15                              C. 0,2                                D. 0,25

u 17: Xét phản ứng giữa acid metanoic và nước:

HCOOH + H2O ⇌ HCOO– + H3O+

Cặp nào sau đây là acid Brønsted–Lowry?

A. H2O, HCOOH                                                             B. HCOOH, H3O+           

C. H2O, H3O+                                                                  D. HCOOH, HCOO

Câu 18: Xét cân bằng :   Fe2O3(s) + 3CO(g 2Fe(s) + 3CO2(g). Biểu thức hằng số cân bằng của hệ là 

A. KC =.          B. KC =.      C. KC = .          D.KC =.

Câu 19: Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?

      A. NaOH.                         B. HF.                               C. C2H5OH.                     D. CH3COOH.

Câu 20: Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm chuyển dịch cân bằng của hệ phản ứng?

      A. Nồng độ.                     B. nhiệt độ                       C. Áp suất.                      D. Chất xúc tác.

Câu 21: Cân bằng nào sau đây chuyển dịch theo chiều thuận khi giảm áp suất?

A.  H2(g) + I2(g 2HI(g).                                    B. 2NO(g) + O2(g)    2NO2(g).                

C. CO(g) + Cl2(g COCl2(g).                             D. 2SO3(g)    2SO2(g)  +  O2(g).             

Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau trong cùng một điều kiện.

B. Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.

C. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, lượng các chất sẽ không đổi.

D. Sự chuyển dịch cân bằng của phản ứng 2NO2(g)  N2O4(g) phụ thuộc sự thay đổi áp suất.

Câu 24: Cho các cân bằng sau : 

      (1)  2SO2(g)   + O2(g)    2SO3(g)              

      (2)  N2(g)   + 3H2(g)   2NH3(g)   

      (3)  CO2(g)   + H2(g)   CO(g)   + H2O(g)   

      (4)  2HI(g)   H2(g)   + I2(g)   

      Khi thay đổi áp suất, nhóm gồm các cân bằng hoá học đều không bị chuyển dịch là :

      A. (1) và (2).                    B. (1) và (3).                    C. (3) và (4).                    D. (2) và (4).

Câu 25Cho cân bằng hóa học (trong bình kín) sau:

Yếu tố tác động nào sau đây làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận?

A. Giảm lượng N2 hoặc H2.                                  B. Thêm một lượng NH3.

C. Tăng nhiệt độ của phản ứng.                            D. Tăng áp suất của phản ứng.

Câu 26Cho cân bằng hoá học: N(g) + 3H(g) 2NH(g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi

A. thay đổi áp suất của hệ.   .                                      B. thay đổi nồng độ N2.

C. thay đổi nhiệt độ.                                                       D. thêm chất xúc tác Fe.

Câu 27:  Phát biểu đúng về đơn chất nitrogen?

A. Hoạt động hóa học mạnh ở điều kiện thường do có độ âm điện lớn.               

B. Phân tử gồm hai nguyên tử liên kết với nhau bằng liên kết ba. 

C. Là khí không mầu, không vị, mùi hắc. 

D. Là khí không duy trì sự cháy, nhưng duy trì sự hô hấp.

Câu 28: Trong phản ứng: N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g). N2 thể hiện

A. tính khử.                      B. tính oxi hóa.                 C. tính base.                     D. tính acid.

Câu 29: Trong phản ứng: N2(g) + O2(g) 2NO(g). N2 thể hiện

A. tính khử.                      B. tính oxi hóa.                 C. tính base.                     D. tính acid.

Câu 30: Khi có sấm chớp, khí quyển sinh ra khí

A. CO                                B. NO.                              C. SO2.                              D. CO2.

Câu 31: Trong thực tiễn, nitrogen không có ứng dụng nào sau đây?

A. Tổng hợp ammonia.                     

B. Sản xuất sulfuric acid.

C. Bảo quản thực phẩm. 

D. Tạo khí quyển trơ.            

Câu 32: Khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất?

A. Oxygen.                           B. Nitrogen.                     C. Ozone.              D. Argon. 

Câu 33: Diêm tiêu Chile có thành phần chính là soudium nitrate. Công thức hoá học của soudium nitrate là

A. Ca(NO3)2.           B. NH4NO3.                     C. NH4Cl.              D. NaNO3

Câu 34: Cho m gam Al phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được 4,958 lít khí NO (đkc, sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m là

A. 4,05.                             B. 2,70.                             C. 8,10.                             D. 5,40.

Câu 35: Hòa tan hoàn toàn 1,6 gam Cu bằng dung dịch HNO3, thu được x mol NO2 (là sản phẩm khử duy nhất của N+5). Giá trị của x là

A. 0,05.                             B. 0,10.                             C. 0,15.                             D. 0,25.

Câu 36: Cho 2,19 gam hỗn hợp gồm Cu, Al tác dụng hoàn toàn với dung dịch HNO3 dư, thu được dung dịch Y và 0,7437 lít khí NO (ở đkc, là sản phẩm khử duy nhất). Khối lượng muối trong Y là

A. 6,39 gam.                     B. 7,77 gam.                     C. 8,27 gam.                     D. 4,05 gam.

Câu 37: Chất có thể làm khô khí NH3 là

A. H2SO4 đặc.                       B. P2O5.                             C. H3PO4 khan.                D. CaO.

Câu 38: Cho 2,8 gam hỗn hợp X gồm Cu và Ag phản ứng hoàn toàn với dung dịch HNOdư, thu được 0,04 mol NO2 (sản phẩm khử duy nhất của N+5) và dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là

A. 4,08.                             B. 3,62.                             C. 3,42.                             D. 5,28.

Câu 39: Khí NH3 không thể hiện tính khử trong phản ứng nào sau đây?

A. 4NH3 + 5O2 → 4NO + 6H2O.                                   B. NH3 + HCl → NH4Cl.

C. 8NH3 + 3Cl2 → 6NH4Cl + N2.                                  D. 2NH3 + 3CuO → 3Cu + N2 + 3H2O.

Câu 40: Cho phương trình hóa học: 2NH3  +  3Cl2  6HCl  +  N2

     Kết luận nào dưới đây là đúng?

A. NH3 là chất khử.                                                        B. Cl2 vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. NH3 là chất oxi hoá.                                                 D. Cl2 là chất khử.

Câu 41: Cho phản ứng hóa học sau: Mg + HNO3 → Mg(NO3)2 + NO + NO2 + H2O. Nếu  thì hệ số cân bằng tối giản của HNO3 là 

A. 30.                                B. 12.                                C. 20.                                D. 18.

Câu 42: Cho sơ đồ phản ứng sau:

Mỗi mũi tên là một phản ứng hóa học. Số phản ứng mà nitrogen đóng vai trò chất khử là

A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 43: Nhúng hai đũa thủy tinh vào bình đựng dung dịch HCl đặc và NH3 đặc, đưa hai đầu đũa lại gần nhau thấy xuất hiện “khói trắng”. Thành phần của “khói trắng” là

A.  NH4Cl.                            B.  NH3.                             C.  HCl.                            D.  H2O(hơi).

Câu 44:  Khí nào sau đây làm quỳ tím ẩm hóa xanh?

A. H2S.                                  B. SO2.                              C. NO.                              D. NH3.

Câu 45: Mưa acid là hiện tượng tượng nước mưa có pH như thế nào?

A. > 5,6.                            B. < 7.                               C. > 7.                               D. < 5,6.

Câu 46: Ứng dụng nào sau đây không phải của muối ammonium?

A. Làm phân bón hóa học.

B. Làm chất phụ gia thực phẩm.

C. Làm thuốc long đờm, thuốc bổ sung chất điện giải.

D. Sản xuất nitric acid.

Câu 47: Dung dịch nào sau đây tác đụng được với kim loại Cu?

A. HC1.                             B. HNO3 loãng.                C. H2SO4 loãng.               D. KOH.

Câu 48: Cho Cu phản ứng với dung dịch HNO3 loãng, nóng thu được một chất khí không màu hóa nâu trong không khí, khí đó là

A. NO.                              B. N2O.                             C. N2.                                                D. NH3.

Câu 49: Nitric acid thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng là do nitric acid có

A. tính acid mạnh.                                                   B. tính khử mạnh.

C. tính oxi hóa mạnh.                                                D. tính base mạnh.

II. Tự luận 

Câu 1: Tính pH trong các trường hợp sau và cho biết hiện tượng thu được khi thử các dung dịch trên bằng quì tím? 

(a) Dung dịch HNO3 0,001 M

(b) Dung dịch Ca(OH)2 0,05 M

(c) Trộn 300 mL dung dịch HCl 0,5 M với 500 mL dung dịch H2SO4 0,1 M.

(d) Trộn 100 mL dung dịch Ba(OH)2 0,06 M với 400 mL dung dịch HCl 0,02M.

Câu 2:

Nước tiểu của một bệnh nhân có nồng độ ion OH là 5,0.10-5 M.  

a/ Tính nồng độ ion H+ và giá trị pH trong nước tiểu của bệnh nhân trên.

b/ Môi trường trong nước tiểu của bệnh nhân trên là acid, base hay trung tính?

Câu 3: Viết các phương trình để hoàn thành sơ đồ chuyển hóa sau (ghi rõ đk cho các phản ứng)

Câu 4

a) Phương trình nhiệt hóa học: 

3H2(g) + N2(g)  2NH3(g)         = -91,80 kJ

Tính lượng nhiệt tỏa ra khi dùng 9,0 gam H2(g) để tạo thành NH(g)?

b) Hãy mô tả đặc điểm của ao, hồ có hiện tượng phú dưỡng và đề xuất cách cải tạo?

Câu 5. Vận dụng kiến thức về cân bằng hóa học, tốc độ phản ứng, biến thiên enthalpy để giải thích các điều kiện của phản ứng sản xuất ammonia: 

N2(g) + 3H2(g) 2NH3(g)   = – 92 kJ

(a) Nếu tăng hoặc giảm nhiệt độ sẽ ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng và tốc độ phản ứng như thế nào?

(b) Nếu giảm áp suất, cân bằng chuyển dịch theo chiều nào? Tại sao không thực hiện ở áp suất cao hơn?

(c) Vai trò của chất xúc tác trong phản ứng là gì?

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ