Đề cương ôn tập HK 2 lớp 10 môn Hoá học năm học 2023-2024 cực hay

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK 2 môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP GIỮA KỲ II – HÓA HỌC 10

PHẢN ỨNG OXI HÓA _ KHỬ

Câu 1. Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur (lưu huỳnh) là

A. +2                                 B. +3.                                C. + 5.                               D. +6.

Câu 2. Số oxi hóa của hydrogen và oxygen trong H2O lần lượt là

A. +1, -2.                           B. -1, +2.                           C. +1, -1.                           D. -1, -1.

Câu 3. Số oxi hóa của nitrogen trong NO3 là

A. +6.                                B. +5.                                C. +4.                                D. +3.

Câu 4. Số oxi hóa của sulfur trong SO42- 

A. +2.                                B. +4.                                C. +6.                                D. -2.

Câu 5. Số oxi hóa của sodium trong NaCl là

A. +2.                                B. -1.                                 C. +1.                                D. -2.

Câu 6. Số oxi hóa của magnesium trong MgCl2 là

A. +1.                                B. +2.                                C. 0.                                   D. -2

Câu 7. Dấu hiệu để nhận biết một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số khối.                        B. Số oxi hóa.                    C. Số hiệu                          D. Số mol.

Câu 8. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhường electron được gọi là

A. chất khử.                       B. chất oxi hoá.                 C. acid.                              D. base.

Câu 9. Trong phản ứng oxi hoá – khử, chất nhận electron được gọi là

A. chất khử.                       B. chất oxi hoá.                 C. acid.                              D. base.

Câu 10. Cho quá trình Al → Al3+ + 3e, đây là quá trình

A. khử.                               B. oxi hóa.                         C. tự oxi hóa – khử.          D. nhận proton.

Câu 11. Cho quá trình N+5 + 3e → N+2, đây là quá trình

A. khử.                               B. oxi hóa.                         C. tự oxi hóa – khử.          D. nhận proton.

Câu 12. Chất khử là chất

A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 13. Chất oxi hoá là chất

A. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

B. cho e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

C. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa tăng sau phản ứng.

D. nhận e, chứa nguyên tố có số oxi hóa giảm sau phản ứng.

Câu 14. Phản ứng kèm theo sự cho và nhận electron được gọi là phản ứng

A. đốt cháy.        B. phân huỷ.       C. trao đổi.                D. oxi hoá – khử.

Câu 15. Khi tham gia các phản ứng đốt cháy nhiên liệu, oxygen đóng vai trò là

      A. chất khử.                      B. acid.                              C. chất oxi hoá.                 D. base.

Câu 16. Số oxi hóa (SOH) của iron, oxygen, hydrogen, sodium trong Fe, O2, H2, Na lần lượt là

A. +3, -2, +1, +1.               B. 0, 0, 0, 0.                       C. +2, -2, +1, +1.               D. +3, -2, 0,0.

Câu 17. Số oxi hóa của magnesium, aluminium, carbon, nitrogen trong Mg, O2, C, N2 lần lượt là

A. 0, 0, 0, 0.       B. +2, -2, 0, 0.       C. 0, 0, +4, +1.        D. +2, -2,+4, +1.

Câu 18. Số oxi hóa của Cl trong Cl2, HCl, HClO lần lượt là

A. 0, -1, -1.                        B. 0, +1, +1.                      C. 0, -1, +1.                       D. 0, 0, 0.

Câu 19. Số oxi hóa của S và N trong H2SO4 và HNO3 lần lượt là

A. +4, -5.                           B. +4, +5.                          C. +6, -5.                           D. +6, +5.

Câu 20. Số oxi hóa của C trong HCO3 và CO32- lần lượt là

A. +2, +4.                          B. -2, -4.                            C. -1, -2.                            D. +4, +4.

Câu 21. Số oxi hóa của S trong SO32- và SO42- lần lượt là

A. +2, +4.                          B. -2, -4.                            C. +4, +6.                          D. -4, +6.

Câu 22. Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau: 

CuO + H2  Cu + H2O. Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là

A. CuO.                             B. H2.                                 C. Cu.                                D. H2O.

Câu 23. Cho phản ứng: 2NH3 + 3Cl →  N2 + 6HCl. Trong đó, NH3 đóng vai trò

A. là chất khử.                          B. vừa là chất oxi hoá vừa là chất khử.

C. là chất oxi hoá.                   D. không phải là chất khử, không là chất oxi hoá.

Câu 24. Trong phản ứng MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 + 2H2O, vai trò của HCl là

A. chất oxi hóa.                                                           B. chất khử. 

C. tạo môi trường.                                                       D. chất khử và môi trường. 

Câu 25. Cho phản ứng: 6FeSO4 + K2Cr2O7 + 7H2SO4 → 3Fe2(SO4)3 + Cr2(SO4)3 + K2SO4 + 7H2O

Trong phản ứng trên, chất oxi hóa và chất khử lần lượt là

A. K2Cr2Ovà FeSO4.       B. K2Cr2Ovà H2SO4.  C. H2SOvà FeSO4.               D. FeSOvà K2Cr2O7.

Câu 26. Trong phản ứng hoá học: Fe + H2SO4 → FeSO4 + H2, mỗi nguyên tử Fe đã

A. nhường 2 electron.        B. nhận 2 electron.   C. nhường 1 electron.   D. nhận 1 electron.

Câu 27. Cho phản ứng hóa học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng trên xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hóa Cu.                                B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hóa Fe và sự oxi hóa Cu.                             D. sự oxi hóa Fe và sự khử Cu2+.

Câu 28. Cho nước Cl2 vào dung dịch NaBr xảy ra phản ứng hoá học:Cl2 + 2NaBr → 2NaCl + Br2

Trong phản ứng hoá học trên, xảy ra quá trình oxi hoá chất nào?

A. NaCl.                            B. Br2.                               C. Cl2.                                D. NaBr.

Câu 31. Phản ứng nào sau đây không có sự thay đổi số oxi hóa của nguyên tố Mn?

A. 4HCl + MnO2  MnCl2 + Cl2↑ + 2H2O.         B. Mn + O2  MnO2.

C. 2HCl + MnO  MnCl2 + H2O.   D. 6KI + 2KMnO4 + 4H2O  3I2 + 2MnO2 + 8KOH.

NĂNG LƯỢNG HOÁ HỌC

Phản ứng hoá học và enthalpy

Câu 34. Phản ứng tỏa nhiệt là gì?

A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;

B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;

C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;

D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 35. Phản ứng thu nhiệt là gì?

A. Là phản ứng giải phóng năng lượng dưới dạng nhiệt;

B. Là phản ứng hấp thụ năng lượng dưới dạng nhiệt;

C. Là phản ứng giải phóng ion dưới dạng nhiệt;

D. Là phản ứng hấp thụ ion dưới dạng nhiệt.

Câu 38. Nhiệt tạo thành chuẩn của một chất là nhiệt lượng tạo thành 1 mol chất đó từ chất nào ở điều kiện chuẩn?

A. những hợp chất bền vững nhất.                              B. những đơn chất bền vững nhất.

C. những oxide có hóa trị cao nhất.                            D. những dạng tồn tại bền nhất trong tự nhiên.

Câu 39. Điều kiện nào sau đây không phải là điều kiện chuẩn?

      A. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C hay 298 K.           B. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 298 K.

      C. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25°C.                             D. Áp suất 1 bar và nhiệt độ 25 K.

Câu 40. Enthalpy tạo thành chuẩn của một đơn chất bền 

A. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với hydrogen.

B. là biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng giữa nguyên tố đó với oxygen.

C. được xác định từ nhiệt độ nóng chảy của nguyên tố đó.

D. bằng 0.

Câu 41. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thu nhiệt?

A. Phản ứng tôi vôi

B. Phản ứng đốt than và củi;

C. Phản ứng phân hủy đá vôi;

D. Phản ứng đốt nhiên liệu.

Câu 42. Nhiệt lượng tỏa ra hay thu vào của một phản ứng ở một điều kiện xác định được gọi là gì?

A. Nhiệt lượng tỏa ra;

B. Nhiệt lượng thu vào;

C. Biến thiên enthalpy;

D. Biến thiên năng lượng.

Câu 43. Phản ứng nào sau đây là phản ứng toả nhiệt?

A. Phản ứng nhiệt phân muối KNO3.                          B. Phản ứng phân huỷ khí NH3.

C. Phản ứng oxi hoá glucose trong cơ thể.                 D. Phản ứng hoà tan NH4Cl trong nước.

Câu 44. Phương trình hóa học nào dưới đây biểu thị enthalpy tạo thành chuẩn của CO(g)?

A. 2C (than chì)                                B. C (than chì) + 

C. C (than chì)                                 D. C (than chì)

Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hoá học

Câu 45. Quy ước về dấu của nhiệt phản ứng ( ) nào sau đây là đúng?

A. Phản ứng tỏa nhiệt có > 0.                          B. Phản ứng thu nhiệt có < 0.

C. Phản ứng tỏa nhiệt có < 0.                          D. Phản ứng thu nhiệt có = 0.

Câu 46. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

2H2(g) + O2(g)  2H2O(l) = -571,68kJ

Phản ứng trên là phản ứng         A. thu nhiệt.              B. tỏa nhiệt.  

C. không có sự thay đổi năng lượng.

D. có sự hấp thụ nhiệt lượng từ môi trường xung quanh.

Câu 47. Cho phương trình nhiệt hóa học của phản ứng:

N2(g) + O2(g)  2NO(l) = +179,20kJ

Phản ứng trên là phản ứng

A. thu nhiệt.                    B. không có sự thay đổi năng lượng.

C. tỏa nhiệt.                    D. có sự giải phóng nhiệt lượng ra môi trường.

Câu 48. Dựa vào phương trình nhiệt hóa học của phản ứng sau:

CS2(l) + 3O2(g)  CO2(g) + 2SO2(g) = -1110,21 kJ (1)

CO2(g) CO(g) + O2(g) = +280,00 kJ (2)

Na(s) + 2H2 NaOH(aq) + H2(g) = -367,50 kJ (3)

ZnSO4(s)  ZnO(s) + SO3(g) = +235,21 kJ (4)

Cặp phản ứng thu nhiệt là: A. (1) và (2).                    B. (3) và (4).  C. (1) và (3).          D. (2) và (4).

Câu 49.  Nung KNO3 lên 5500C xảy ra phản ứng:

KNO3(s)  KNO2(s) + 

Phản ứng nhiệt phân KNO3 là phản ứng:A. toả nhiệt, có < 0.    B. thu nhiệt, có > 0.

          C. toả nhiệt, có > 0.                               D. thu nhiệt, có < 0.

Câu 50. Phương trình nhiệt hóa học giữa nitrogen và oxygen như sau:

N2(g) + O2(g)  2NO(g) = +180kJ         Kết luận nào sau đây đúng?

A. Nitrogen và oxygen phản ứng mạnh hơn khi ở nhiệt độ thấp.

B. Phản ứng tỏa nhiệt.

C. Phản ứng xảy ra thuận lợi ở điều kiện thường.

D. Phản ứng hóa học xảy ra có sự hấp thụ nhiệt năng từ môi trường.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ