Đề khảo sát chất lượng trường THPT Nguyễn Viết Xuân tỉnh Vĩnh Phúc lớp 10 môn Hoá học năm học 2022-2023

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Câu 1. Quan sát ô nguyên tố beryllium ở hình bên cho biết một nguyên tử Be có bao nhiêu electron?

A. 4                                    B. 8                             C. 9                             D. 2

Câu 2. Kí hiệu của nguyên tử copper (đồng) có 29 proton và 34 neutron là gì?

A.                               B.                        C.                        D.

Câu 3. Các orbital p có dạng gì?

A. hình số 8 nổi                  B. hình cầu                  C. hình hoa thị            D. hình tròn

Câu 4. Nguyên tố thuộc các nhóm B trong bảng tuần hoàn thuộc loại gì?

A. kim loại chuyển tiếp      B. khí hiếm                 C. phi kim                   D. kim loại kiềm

Câu 5. Các nguyên tố cùng chu kì có cùng ….

A. số lớp electron.                                                  B. số electron hóa trị.              

C. số electron lớp ngoài cùng.                               D. số phân lớp electron.

Câu 6. Nguyên tử nào sau đây có độ âm điện lớn nhất?

A. Fluorine (F)                   B. Oxygen (O)            C. Sulfur (S)               D. Phosphorous (P)

Câu 7. Nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất của các nguyên tố là do sự biến đổi tuần hoàn của ….

A. cấu hình electron lớp ngoài cùng.                     B. khối lượng nguyên tử.

C. điện tích hạt nhân.                                             D. bán kính nguyên tử.

Câu 8. Oxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm IIA có dạng …

A. RO.                                B. R2O.                       C. RO2.                       D. R2O3.

Câu 9. Hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của các nguyên tố nhóm VIIA (F, Cl, Br, I) thể hiện tính chất gì?

A. acid                                B. base                        C. lưỡng tính               D. trung tính

Câu 10. Nguyên tử của các nguyên tố nhóm IA có số electron hóa trị là

A. 1.                                   B. 2.                            C. 4.                                        D. 3.

Câu 11. Theo qui tắc Octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng đạt cấu hình bền vững có bao nhiêu electron ở lớp ngoài cùng?

      A. 8 electron                     B. 10 electron                   C. 16 electron                   D. 18 electron

Câu 12. Liên kết ion được hình thành bởi …. 

A. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.                 

B. sự góp chung electron của các nguyên tử.

C. lực tương tác yếu giữa các nguyên tử.                                           

D. phản ứng hóa học giữa các chất.

Câu 13. Hợp chất nào sau đây trong phân tử có liên kết ion?

A. HCl                                    B. NH3                        C. H2O                        D. NaCl

Câu 15. Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực? 

A. N2                             B. CCl4.                       C. H2O.                       D. SO2

Câu 16. Giữa các phân tử nào sau đây có liên kết hydrogen?

A. NH3                                    B. CH4                        C. O2                           D. C­2H6

Câu 17. Nhận định nào sau đây là đúng?

A. Kích thước của nguyên tử nhỏ hơn nhiều so với kích thước của hạt nhân. 

B. Khối lượng nguyên tử bằng tổng khối lượng các hạt có trong nguyên tử.

C. Đơn vị khối lượng nguyên tử (amu) bằng 12 lần khối lượng 1 nguyên tử của cacbon-12.

D. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron trong nguyên tử.

Câu 18. Hãy nối các thuật ngữ hóa học (cột A) với định nghĩa tương ứng (cột B) sao cho phù hợp.

Cột A (Thuật ngữ hóa học)Cột B (Định nghĩa)
1. Nguyên tố hóa họca) là tổng số proton và neutron trong hạt nhân của một nguyên tử.
2. Số hiệu nguyên tửb) là tập hợp các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân.
3. Đồng vịc) là số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của một nguyên tố hóa học.
 d) là các nguyên tử có cùng số đơn vị điện tích hạt nhân, nhưng có số neutron khác nhau.

A. 1-b, 2-c, 3-d                   B. 1-d, 2-a, 3-c            C. 1-b, 2-c, 3-a            D. 1-d, 2-b, 3-c

Câu 19. Trong lớp M chứa tối đa bao nhiêu electron?

A. 18                                  B. 10                           C. 8                             D. 32

Câu 20. Cho các nguyên tố cùng chu kì 3: Al (Z=13), Cl (Z=17), Na (Z=11), P (Z=15). Dãy nào sau đây có tính kim loại tăng dần?

A. Cl, P, Al, Na                 B. Na, Al, P, Cl           C. Cl, Al, P, Na           D. Na, Al, Cl, P

Câu 21. Khi cho oxide Na2O vào nước, sau đó nhúng giấy quì tím vào dung dịch. Hiện tượng nào sau đây đúng?

A. quì tím chuyển màu xanh                                      B. quì tím chuyển màu hồng

C. quì tím chuyển màu đỏ                                          D. quì tím không chuyển màu

Câu 22. Cho nguyên tử của nguyên tố X có cấu tạo như sau:

Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là

      A. ô số 7, chu kì 2, nhóm VIIA.

      B. ô số 7, chu kì 2, nhóm VA.

      C. ô số 5, chu kì 2, nhóm VA.                                    

      D. ô số 5, chu kì 2, nhóm VIIA.

Câu 23. Dựa vào cấu hình electron nguyên tử đã cho, nhận định nào sau đây đúng?

      A. (X): 1s22s22p63s23p3 ở chu kì 3, nhóm VA.          

      B. (Y): 1s22s22p5 ở chu kì 2, nhóm VA.                     

      C. (Z): 1s22s22p63s23p63d54s1 ở chu kì 4, nhóm IB.  

      D. (T): 1s22s22p63s23p63d104s1 ở chu kì 4, nhóm IA.

Câu 24. Theo qui tắc Octet, khi tham gia hình thành liên kết trong phân tử NaCl, nguyên tử Cl có xu hướng ….

      A. nhận 1 electron.                                                     B. nhường 1 electron.       

      C. nhận 7 electron.                                                      D. nhường 7 electron.

Câu 25. Biểu diễn sự tạo thành ion nào sau đây đúng?

A. Na → Na+ + 1e                   B. S → S2- + 2e           C. O2 + 2e → O2-        D. Cl2 → 2Cl + 2e

Câu 26. Trong phân tử BaS có loại liên kết nào? Cho biết độ âm điện của Ba và S lần lượt là 0,89 và 2,58. 

      A. liên kết ion                                                             B. liên kết cộng hóa trị phân cực

      C. liên kết hydrogen                                                    D. liên kết cộng hóa trị không phân cực

Câu 27. Các phân tử F2, Cl2, Br2 đều không phân cực, tuy nhiên ở nhiệt độ phòng fluorine, chlorine là các chất khí, còn bromine là chất lỏng. Sự khác nhau đó được giải thích bởi lí do gì?

 A. có tương tác van der Waals giữa các phân tử bromine

B. có liên kết hydrogen giữa các phân tử bromine

 C. có tương tác van der Waals giữa các phân tử fluorine, chlorine

D. có liên kết hydrogen giữa các phân tử fluorine, chlorine

Câu 28. Phát biểu nào sau đây sai?

A. Để thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhận thêm 2 electron.   

 B. Cho cấu hình electron của nitrogen là 1s22s22p3, vậy N thuộc nguyên tố p.

C. Số khối của một nguyên tử chính là nguyên tử khối.                                      

D. Liên kết trong phân tử H2 được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s.

Câu 29. Oxide M2O3 có nhiều trong tự nhiên, có ứng dụng lớn trong ngành mỹ phẩm, gốm sứ, chất hút ẩm, … Tổng số hạt cơ bản trong M2O3 là 155, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 45. Công thức của oxide là

A. Al2O3.                            B. Cr2O3.                     C. Fe2O3.                     D. P2O3.

Câu 30. Krypton là một trong những khí hiếm được ứng dụng trong chiếu sáng và nhiếp ảnh. Quan sát phổ khối lượng của Krypton và tính giá trị nguyên tử khối trung bình của nó.

      A. 83,888                          B. 84,888                          

      C. 82,888                          D. 85,888

Câu 31. Tổng số hạt cơ bản trong nguyên tử X là 52, trong đó số hạt không mang điện chiếm 34,62%. Theo qui tắc Hund, ở trạng thái cơ bản một nguyên tử X có số electron độc thân là

A. 1                                    B. 5                             C. 3                             D. 2

Câu 32. Nguyên tố X nằm ở nhóm VIA trong bảng hệ thống tuần hoàn. Trong oxide có hóa trị cao nhất của X thì oxi chiếm 60% về khối lượng. X là

      A. sulfur (S).                     B. selenium (Se).              C. carbon (C)                    D. silicon (Si).

Câu 33. Cho 9,6g một kim loại A hóa trị II tác dụng hết với nước thu được 5,376 lít khí H2 (đktc). Xác định tên kim loại đó?

      A. Calcium (Ca)               B. Magnesium (Mg)         C. Barium (Ba)                 D. Beryllium (Be) 

Câu 34. Nguyên tử nitrogen có 5 electron lớp ngoài cùng, một nguyên tử nitrogen có thể kết hợp với x nguyên tử hidrogen để thỏa mãn quy tắc octet. Giá trị của x là

   A. 2.                                  B. 5.                                  C. 4.                                  D. 3.

Câu 35. Nguyên tố X có nhiều trong tế bào thực vật, có tác dụng giảm nguy cơ cao huyết áp và đột quỵ. Nguyên tử X chỉ có 7 electron ở phân lớp s. Đơn chất của nguyên tố Z được dùng sát trùng nước sinh hoạt, tẩy trắng vải sợi, giấy, sản xuất chất dẻo, … Nguyên tử Z chỉ có 11 electron ở phân lớp p. Công thức hóa học của hợp chất tạo bởi X và Z là

            A. KCl.                       B. NaCl.                      C. Na2O.                     D. K2O.

Câu 36. Cho giá trị năng lượng liên kết trung bình của một số liên kết hóa học theo bảng sau:

Kí hiệu(1)(2)(3)(4)(5)
Liên kếtC – CC = CH-ClC ≡ CBr-Br
Năng lượng liên kết (kJ/mol)347614432839193

Sắp xếp các liên kết trên theo chiều độ bền tăng dần?

A. (5); (1); (3); (2); (4)                                     B. (4); (2); (3); (1); (5)                        

C. (1); (3); (5); (2); (4)                                      D. (4); (2); (5); (3); (1)

Câu 37. Trong tự nhiên, hợp chất X tồn tại ở dạng quặng có công thức ABY2. X được khai thác và sử dụng nhiều trong luyện kim hoặc sản xuất acid. Trong phân tử X, nguyên tử của hai nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 4s, các ion A2+, B2+ có số electron lớp ngoài cùng lần lượt là 17 và 14. Tổng số proton trong X là 87. % khối lượng của B trong X là

A. 30,43%.                         B. 34,78%.                  C. 17,39%.                  D. 35,33%.

Câu 38. Trong sản xuất thịt chế biến sẵn, người ta thường bổ sung một hợp chất có công thức dạng X2Y để ức chế sự sinh sôi phát triển của vi khuẩn trong thịt, giúp thịt lâu hỏng, tránh các trường hợp ngộ độc thực phẩm do thịt bị ôi thiu. Phân tử X2Y có tổng số proton là 23. Biết X, Y ở hai nhóm A liên tiếp trong cùng một chu kì. Tìm công thức phân tử của X2Y?

      A. NO2                              B. N2O                              C. CS2                               D. Na2O

Câu 39. Hợp chất A được mệnh danh là “máu” của ngành công nghiệp, chứa ba nguyên tố, trong đó nguyên tố X có 1 electron s, nguyên tố Y có 10 electron p và nguyên tố Z có 4 electron p. Phần trăm khối lượng của Y trong A bằng 32,65%. Số nguyên tử Z có trong A là

      A. 7.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 2.

Câu 40. Cho dung dịch chứa 50,6 gam hỗn hợp gồm hai muối KX và KY (X, Y là hai nguyên tố ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA (trong số các nguyên tố F, Cl, Br, I và số hiệu nguyên tử ZX< ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 85,1 gam kết tủa. Biết AgCl, AgBr, AgI đều là các chất kết tủa, AgF tan. Phần trăm khối lượng của KX trong hỗn hợp ban đầu là

      A. 70,55%.                        B. 44,17%.                        C. 29,45%.                        D. 55,83%.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ