Đề kiểm tra 15 phút chương oxi hoá khử lớp 10 môn Hoá học hay nhất

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK 2 môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. Số oxi hóa của nguyên tử bất kì trong một đơn chất hóa học nào đều bằng 0.

B. Tổng số oxi hóa của tất cả các nguyên tử trong một phân tử và trong một ion đa nguyên tử bằng 0.C. Trong tất cả các hợp chất, hydrogen luôn có số oxi hóa là +1.

D. Trong tất cả các hợp chất, oxygen luôn có số oxi hóa là -2.

Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. Số oxi hóa của một nguyên tử một nguyên tố trong hợp chất là điện tích của nguyên tử đó với giả thiết đó là hợp chất ion.

B. Trong hợp chất, oxygen có số oxi hóa bằng -2, trừ một số trường hợp ngoại lệ.

C. Số oxi hóa của hydrogen trong các hydride kim loại bằng +1.

D. Các nguyên tố phi kim có số oxi hóa thay đổi tùy thuộc vào hợp chất chứa chúng.

Câu 3: Số oxi hóa của chromium (Cr) trong Na2CrO4 là

A. -2.                                      B. +2.                                C. +6.                                D. -6.

Câu 4:  Số oxi hóa của carbon và oxygen trong C2O42- lần lượt là:

A. +3, -2.                                B. +4, -2.                           C. +1, -3.                           D. +3, -6.

Câu 5: Số oxi hóa của Cl trong các chất NaClO, NaClO2, NaClO3, NaClO4 lần lượt là:

A. -1, +3, +5, +7.                   B. +1, -3, +5, -2.                C. +1, +3, +5, +7.              D. +1, +3, -5, +7.

Câu 6: Cho các phát biểu sau:

(a) Sự oxi hóa là sự nhường electron hay sự làm tăng số oxi hóa.

(b) Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhận electron.

(c) Sự khử là sự nhận electron hay là sự làm giảm số oxi hóa.

(d) Trong quá trình khử, chất oxi hóa nhường electron.

(e) Trong quá trình khử, chất oxi hóa nhận electron và bị khử xuống số oxi hóa thấp hơn.

(f) Trong quá trình oxi hóa, chất khử nhường electron và bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn.

Số phát biểu đúng là

A. 4.                                       B. 5.                                   C. 6.                                   D. 3.

Câu 7: Cho các phát biểu sau:

(a) Chất khử (chất bị oxi hóa) là chất nhường electron và chất oxi hóa (chất bị khử) là chất nhận electron.

(b) Quá trình nhường electron là quá trình khử và quá trình nhận electron là quá trình oxi hóa.

(c) Trong quá trình oxi hóa, chất oxi hóa bị oxi hóa lên số oxi hóa cao hơn.

(d) Trong quá trình khử, chất khử bị xuống số oxi hóa thấp hơn.

(e) Phản ứng trong đó có sự trao đổi electron là phản ứng oxi hóa – khử.

(f) Trong phản ứng oxi hóa – khử, sự oxi hóa và sự khử luôn xảy ra đồng thời.

Số phát biểu không đúng là

A. 3.                                       B. 4.                                   C. 1.                                   D. 5.

Câu 8: Số oxi hóa là một số đặc trưng cho đại lượng nào sau đây của nguyên tử trong phân tử?

A. Hóa trị.                              B. Điện tích.                      C. Khối lượng.                  D. Số hiệu.

Câu 9: Trong hợp chất SO3, số oxi hóa của sulfur là

A. +2.                                     B. +3.                                C. +5.                                D. +6.

Câu 10: Fe2O3 là thành phần chính của quặng hematite đỏ, dùng để luyện gang. Số oxi hóa của iron trong Fe2O3 là

A. +3.                                     B. 3+.                                C. 3.                                   D. -3.

Câu 11: Ammonia (NH3) là nguyên liệu để sản xuất nitric acid và nhiều loại phân bón. Số oxi hóa của nitrogen trong ammonia là

A. 3.                                       B. 0.                                   C. +3.                                D. -3.

Câu 12: Chromium có số oxi hóa +2 trong hợp chất nào sau đây?

A. Cr(OH)3.                            B. Na2CrO4.                       C. CrCl2.                            D. Cr2O3.

Câu 13: Phản ứng oxi hóa là phản ứng có sự nhường và nhận

A. electron.                             B. neutron.                         C. proton.                          D. cation.

Câu 14: Dấu hiệu để nhận ra một phản ứng oxi hóa – khử là dựa trên sự thay đổi đại lượng nào sau đây của nguyên tử?

A. Số khối.                             B. Số oxi hóa.                    C. Số hiệu.                         D. Số mol.

Câu 15: Dẫn khí H2 đi qua ống sứ đựng bột CuO nung nóng để thực hiện phản ứng hóa học sau:

CuO + H2  Cu + H2O.

Trong phản ứng trên, chất đóng vai trò chất khử là

A. CuO.                                  B. Cu.                                C. H2.                                D. H2O.

Câu 16: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 2Ca + O2   2CaO                               B. CaCO3  CaO + CO2.

C. CaO + H2O ⟶ Ca(OH)2.                             D. Ca(OH)2 + CO2 ⟶ CaCO3 + H2O

Câu 17: Cho các phản ứng sau:

(1) 2NH3 + 3CuO  N2 + 3Cu + 3H2O.

(2) 2NH3 + 3Cl2 → N2 + 6HCl.

(3) 4NH3 + 5O2  4NO + 6H2O.

(4) NH3 + HCl → NH4Cl.

Số phản ứng mà trong đó NH3 đóng vai trò chất khử là

A. 1.                                       B. 2.                                   C. 3.                                   D. 4.

Câu 18: Phản ứng nào sau đây là phản ứng oxi hóa – khử?

A. Fe3O4 + 4H2SO4 → FeSO4 + Fe2(SO4)3 + 4H2O.       B. CuO + 2HCl → CuCl2 + H2O.

C. 3Mg + 4H2SO4 → 3MgSO4 + S + 4H2O.                   D. BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl.

Câu 19: Cho phản ứng hóa học sau đây: C + O2  CO2. Phát biểu nào sau đây không đúng?

A. O2 là chất oxi hóa.                                                       B. Sự khử là: .

C. Sự khử là: .                                        D. C là chất khử.

Câu 20: Trong phản ứng: 2NO2 + 2NaOH → NaNO3 + NaNO2 + H2O. Vai trò của NO2 là

A. chỉ bị oxi hoá.                                                              B. vừa bị oxi hóa, vừa bị khử.

C. oxit axit.                                                                      D. chỉ bị khử.

Câu 21: Cho phản ứng hoá học: Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu. Trong phản ứng xảy ra

A. sự khử Fe2+ và sự oxi hoá Cu.                                     B. sự khử Fe2+ và sự khử Cu2+.

C. sự oxi hoá Fe và sự khử Cu2+.                                     D. sự oxi hoá Fe và sự oxi hoá Cu.

Câu 22: Phản ứng nào sau đây không phải là phản ứng oxi hóa – khử?

A. 6HNO3 + Fe2O3 → 2Fe(NO3)3 + 3H2O.                      B. 2Al + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2.

C. 2H2S + SO2 → 3S + 2H2O.                                         D. 3Cu + 8HNO3 → 3Cu(NO3)2 + 2NO + 4H2O.

Câu 23: Sơ đồ biểu diễn sự hình thành ion nào sau đây viết đúng?

A. Fe3+ → Fe2+ + 1e.              B. Al → Al3+ + 3e.            C. Cl2 + 1e → 2Cl.           D. O2 + 2e → 2O2-.

Câu 24: Trong phản ứng nào HCl đóng vai trò chất oxi hóa?

A. AgNO3 + HCl → AgCl ↓ + HNO3.                             B. Fe(OH)3 + 3HCl → FeCl3 + 3H2O.

C. Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2.                                          D. MnO2 + 4HCl → MnCl2 + Cl2 ↑ + 2H2O.

Câu 25: Trong quá trình: Br2 → 2Br thì một phân tử Br2 đã:

A. nhận thêm 1 electron.        B. nhận thêm 2 electron.   C. nhường đi 2 electron.   D. nhường đi 1 electron.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ