Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Đề kiểm tra chương 1 Cấu tạo nguyên tử
Câu 1. Số electron tối đa chứa trong các phân lớp s, p, d, f lần lượt là
A. 2, 8, 18, 32. B. 2, 6, 10, 14. C. 2, 6, 8, 18. D. 2, 4, 6, 8.
Câu 2. Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A. 1s22s22p63s23p3. B. 1s22s22p63s23p1. C. 1s22s22p63s23p5. D. 1s22s22p63s23p4.
Câu 3. Nguyên tố hoá học là
A. những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân. B. những nguyên tử có cùng số khối.
C. những nguyên tử có cùng số nơtron. D. những phân tử có cùng phân tử khối.
Câu 4. Oxi có 3 đồng vị , , và cacbon có 2 đồng vị , . Số công thức phân tử cacbon đioxit ( CO2) được tạo nên từ các đồng vị trên là
A.12. B. 13. C. 14. D. 15.
Câu 5. Cho biết các electron trong nguyên tử của một số nguyên tố được xếp như hình vẽ dưới đây, hãy chỉ ra đâu là nguyên tố phi kim?
1 2 3 4
A. 3 và 4. B. 2 và 3. C. 2. D. 1 và 4.
Câu 6. Cacbon trong thiên nhiên gồm chủ yếu một hỗn hợp của hai đồng vị bền: 12C với tỉ lệ 98,89% vả 13C với tỉ lệ 1,11%. Ngoài ra trong cacbon còn có những vết của đồng vị phóng xạ 14C. Khi biết nồng độ của 14C và biết hằng số nồng độ 14C ở trong khí quyển, người ta có thể xác định được thời điểm mà sinh vật đã chết. Đây là phương pháp cho phép xác định tuổi của sinh vật với sai số 5%. Nhận xét nào dưới đây là đúng khi nói về đồng vị?
A. Các đồng vị có cùng số proton.
B. Các đồng vị xuất phát từ các nguyên tố khác nhau.
C. Tất cả các đồng đều được tìm thấy trong tự nhiên.
D. Các đồng vị được xếp vào một ô trong bảng tuần hoàn.
Câu 7. Nguyên tử R có tổng số hạt là 48. Trong đó số hạt mang điện gấp số hạt không mang điện. Kí hiệu nguyên tử R là
A. B. C. D.
Câu 8. Cấu hình electron không đúng là
A. Na+ (Z=11): 1s22s22p63s2. B. Na (Z=11): 1s22s22p63s1.
C. F (Z=9): 1s22s22p5. D. F– (Z=9): 1s22s22p6.
Câu 9. Đồng có hai đồng vị 63Cu và 65Cu. Khối lượng nguyên tử trung bình của đồng là 63,54. Thành phần phần trăm của đồng vị 65Cu là
A. 20% B. 70% C. 73% D. 27%.
Câu 10. Dựa vào thứ tự mức năng lượng sự sắp xếp các phân lớp nào dưới đây là không đúng?
A.1s22s2. B. 1s22s22p63s23p6.
C. 1s22s22p63s23p64s23d3. D. 1s22s22p63s23p63d34s2.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Nguyên tử được cấu tạo bởi 2 loại hạt là proton và nơtron.
B. Trong nguyên tử, số proton và số electron bằng nhau.
C. Đồng vị là tập hợp các nguyên tố có cùng số proton nhưng khác nhau số nơtron.
D. Trong nguyên tử, số proton luôn bằng số hiệu nguyên tử Z.
Câu 12. Cấu hình electron của nguyên tố S (Z=16) là
A.1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4.
C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 13. Nguyên tố magie có 3 đồng vị khác nhau ứng với số và thành phần % tương ứng như sau: 24Mg (78,99%), 25Mg (10%) và 26Mg (11,01%). Nguyên tử khối trung bình của Mg là
A. 24,9. B. 25. C. 25,5. D. 24,3202.
Câu 14. Trong tự nhiên, clo có hai đồng vị bền 37Cl và 35Cl, trong đó có đồng vị 37Cl chiếm 24,23% số nguyên tử. Cho MCl=35,5. Thành phần phần trăm về khối lượng 37Cl có trong HClO4 là
A. 6,78%. B. 1,92%. C. 8,92%. D. 2,98%.
Câu 15. Số phân lớp e của lớp M (n=3) là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Câu 16. Trong nguyên tử có các hạt mang điện là
A. proton B. netron C. electron D. proton và electron.
Câu 17. Số electron tối đa trong lớp thứ 3 là
A.18e B. 9e C. 32e D. 8e.
Câu 18. Cho sơ đồ biểu diễn electron của nguyên tử Mg.
Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử Mg là
A. lớp K B. lớp L C. lớp M D. lớp N.
Câu 19. Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron B. proton C. proton nơtron D. electron, nơtron.
Câu 20. Số netron trong nguyên tử là
A. 20 B. 39 C. 19 D. 58.
Câu 21. Nguyên tử P (Z=15) có số e lớp ngoài cùng là
A. 7. B. 4. C. 8. D. 5.
Câu 22. Chọn phát biểu đúng trong các câu sau
A. Hạt nhân nguyên tử chứa các hạt proton mang điện tích dương và các hạt nơtron không mang điện.
B. Trong nguyên tử trung hòa, số hạt nơtron luôn bằng số hạt electron.
C. Số khối của hạt nhân được kí hiệu là A và được tính bằng số hạt electron và số hạt proton.
D. Khối lượng của nguyên tử tập trung chủ yếu ở lớp vỏ.
Câu 23. Cho Mg (Z=12). Cấu hình electron của Mg2+ là
A. 1s22s22p63s2. B. 1s22s22p63s23p2. C. 1s22s22p63s23p6. D. 1s22s22p6.
Câu 24. Cho các phát biểu sau:
1. Nguyên tố hoá học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.
2. Đồng vị là các nguyên tử có cùng số proton và số nơtron.
3. Trong một nguyên tử, số proton luôn bằng số electron và bằng số đơn vị điện tích hạt nhân.
4. Kí hiệu nguyên tử biểu thị đầy đủ đặc trưng cho một nguyên tử của một nguyên tố hoá học vì nó cho biết nguyên tử khối của nguyên tử.
5. Đồng vị 1H là trường hợp duy nhất mà nguyên tử không chứa nơtron.
6. Nguyên tố s là những nguyên tố mà nguyên tử của chúng có 1 hoặc 2 electron ở lớp ngoài cùng.
Số phát biểu đúng là
A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 25. Cấu hình electron của nguyên tử 19X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử X có đặc điểm
(a) nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.
(b) số đơn vị điện tích hạt nhân trong hạt nhân nguyên tử X là 20.
(c) X là nguyên tố kim loại mạnh.
(d) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình là 1s22s22p63s23p6.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 4. C. 3. D. 2.
Tải về ngay!