Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM ( 7,0 điểm)
Câu 1: Oxide cao nhất của nguyên tố X có dạng X2O3. Trong bảng tuần hoàn, X thuộc nhóm
A. IA. B. IIA. C. IVA. D. IIIA.
Câu 2: Các nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số
A. lớp electron. B. electron. C. electron hoá trị. D. proton.
Câu 3: Chất nào có tính chất base yếu nhất?
A. Be(OH)2. B. Ba(OH)2. C. Mg(OH)2. D. Ca(OH)2.
Câu 4: Theo quy tắc octet, khi hình thành liên kết hóa học, các nguyên tử có xu hướng nhường, nhận hoặc góp chung electron để đạt tới cấu hình electron bền vững giống như
A. kim loại kiềm gần kể. B. kim loại kiểm thổ gần kể.
C. nguyên tử halogen gần kề. D. nguyên tử khí hiếm gần kể.
Câu 5: Hạt nào mang điện tích âm trong nguyên tử?
A. Electron. B. Nơtron. C. Proton. D. Hạt nhân.
Câu 6: Số orbital nguyên tử (AO) có trong phân lớp 3d là
A. 2. B. 4. C. 3. D. 5.
Câu 7: Số hạt neutron có trong nguyên tử là
A. 24. B. 28. C. 25. D. 27.
Câu 8: Để đạt quy tắc octet, nguyên tử của nguyên tố calcium (Z = 20) phải nhường đi
A. 2 electron. B. 3 electron. C. 1 electron. D. 4 electron.
Câu 9: Hợp chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị ?
A. NaCl. B. KBr. C. MgO. D. NH3.
Câu 10: Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, nguyên tố có tính kim loại mạnh nhất là
A. Lithium (Li). B. Sodium (Na).
C. Caesium (Cs). D. Fluorine (F).
Câu 11: Liên kết nào sau đây thường được tạo thành giữa 1 nguyên tử kim loại điển hình
và 1 phi kim điển hình:
A. Liên kết cộng hóa trị phân cực. B. Liên kết ion.
C. Liên kết cộng hóa trị không phân cực. D. Liên kết cho – nhận.
Câu 12: Chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. H2. B. N2. C. CH4. D. HF
Câu 13: Cho biết: H (Z = 1), N (Z = 7), Cl (Z = 17). Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s – p ?
A. H2. B. F2. C. NH3. D. HCl.
Câu 14: Cấu hình electron nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p2 , nguyên tố X thuộc nhóm nào trong bảng tuần hoàn?
A. IIA. | B. VA. | C. IVA. | D. VIA. |
Câu 15: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là 3s2. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 16. B. 15. C. 14. D. 12.
Câu 16: Thông tin nào sau đây không đúng về ?
A. Số hiệu nguyên tử bằng 82. B. Điện tích hạt nhân bằng 82.
C. Số neutron bằng 124. D. Số khối bằng 206.
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng ?
A.Để lớp vỏ thỏa mãn quy tắc octet, nguyên tử oxygen (Z = 8) có xu hướng nhận thêm 2
electron.
B. Cho cấu hình electron của N (Z =7) : 1s22s22p3, vậy nitrogen thuộc nguyên tố p.
C. Số khối của một nguyên tử chính là nguyên tử khối.
D. Liên kết trong phân tử H2 được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s.
Câu 18: Khi tham gia liên kết, nguyên tử P có xu hướng tạo thành ion có điện tích là
A. 4-. B. 3-. C. 2-. D. 1-.
Câu 19: Hình dưới đây biểu diễn sự hình thành liên kết cộng hóa trị giữa hai nguyên tử X. Liên kết tạo thành là
A. liên kết đơn. B. liên kết đôi.
C. liên kết ba. D. liên kết pi.
Câu 20: Cấu hình electron nào sau đây là của nguyên tử kim loại ?
A. 1s22s22p63s23p4 B. 1s22s22p63s23p5 C. 1s22s22p63s23p1 D. 1s22s22p6
Câu 21: Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự giảm dần từ trái sang phải là:
A. F, Li, O, Na. B. Na, Li, O, F.
C. Li, Na, O, F. D. F, O, Li, Na.
Câu 22: Dựa vào giá trị độ âm điện (Ca:1,00; S: 2,58; H: 2,2; Na: 0,93; K: 0,82; Cl : 3,16 ), hãy cho biết chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị không phân cực?
A. CaCl2. | B. NH3. | C. KCl. | D. H2S. |
Câu 23: Để đạt quy tắc octet, hai nguyên tử F (Z=9) đã góp chung bao nhiêu electron?
A. 2. B. 6. C. 8. D. 4.
Câu 24: Khi tham gia hình thành liên kết hoá học, các nguyên tử hydrogen và chlorine có khuynh hướng đạt cấu hình electron bền của lần lượt các khí hiếm nào dưới đây?
A. Helium và argon. B. Helium và neon.
C. Neon và argon. D. Argon và helium.
Câu 25: Những phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết đôi được tạo nên từ 2 liên kết σ.
B. Liên kết ba được tạo nên từ 2 liên kết π và 1 liên kết σ.
C. Liên kết đơn được tạo nên từ 1 liên kết π.
D. Liên kết ba được tạo nên từ 1 liên kết π và 2 liên kết σ.
Câu 26: Số lượng các hợp chất chứa hai loại ion có thể tạo thành từ các ion Na+, Ca2+, F–,. là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 6.
Câu 27: Tính chất nào sau đây không phải của magnesium oxide (MgO)?
A. Có nhiệt độ nóng chảy cao hơn so với NaCl.
B. Chất khí ở điều kiện thường.
C. Có cấu trúc tinh thể.
D. Phân tử tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa ion Mg2+ và O2-.
Câu 28: Công thức Lewis của H2O là :
A. B. . C. D.
II. PHẦN TỰ LUẬN( 3,0 điểm)
Câu 29 (1,0 điểm): Cho: Al ( Z = 12), Si ( Z = 14).
a. Viết cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố Al, Si.
b. Viết công thức oxide cao nhất tạo nên từ hai nguyên tố trên .
Câu 30 (1,0 điểm): Cho K ( Z = 19); Cl ( Z = 17); Mg ( Z = 12); O ( Z = 8)
Dùng sơ đồ để biểu diễn sự hình thành liên kết trong mỗi hợp chất ion sau:
a. Magnesium chloride ( MgCl2)
b. Potassium oxide (K2O)
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!