Đề kiểm tra giữa HK I lớp 10 môn Hoá trường THPT Tam Điệp tỉnh Đồng Nai năm 2023-2024

I.TRẮC NGHIỆM (7điểm)

Câu 1. Oxide của nitrogen được tạo thành ở nhiệt độ rất cao, khi nitrogen có trong không khí bị oxi hoá được gọi là

     A. NOx tự nhiên.                                                               B. NOX tức thời.

     C. NOX nhiệt.                                                                   D. NOX nhiên liệu.

Câu 2. Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1 M với chỉ thị phenolphthalein. Vậy chất được gọi dung dịch chuẩn ở trên là?

     A. NaOH và HCl.                                                             B. HCl.

     C. NaOH.                                                                          D. Phenolphthalein.

Câu 3. Dung dịch muối, Acid, Base là những chất điện li vì:

     A. Dung dịch của chúng dẫn điện.

     B. Các ion thành phần có tính dẫn điện.

     C. Các phân tử có tính dẫn điện.

     D.  Chúng có khả năng phân li thành ion trong dung dịch.

Câu 4. Cho phản ứng sau ở trang thái cân bằng: H2 (g) + F2 (g)  2HF (g). Khi tăng áp suất của phản ứng này thì

     A. phản ứng dừng lại.                                                       B. cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

     C. cân bằng không bị chuyển dịch.                                  D. cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

Câu 5. Kim loại nào sau đây không tác đụng với nitric acid?

     A. Ag.                                  B. Au.                                  C. Fe.                                   D. Al.

Câu 6. Ở trạng thái tự nhiên, nitrogen

     A. tồn tại ở dạng đơn chất và hợp chất.                            B. chỉ tồn tại ở dạng hợp chất.

     C. chỉ tồn tại ở dạng đơn chất.                                         D. chiếm khoảng 20% thể tích không khí.

Câu 7. Chất nào sau đây là chất điện li yếu?

     A. NaNO3.                           B. KOH.                               C. HCI.                                D. CH3COOH.

Câu 8. Theo thuyết Brønsted-Lowry, acid là ?

     A. một chất nhận proton (H+).                                          B. một chất cho proton (H+).

     C. một chất cho cặp electron.                                           D. một chất nhận cặp electron.

Câu 9. Trong công thức cấu tạo của phân tử nào sau đây có chứa liên kết cho – nhận?

     A. HNO3.                             B. NH3.                                C. N2.                                   D. H2.

Câu 10. Chọn biểu thức đúng

     A. pH = -lg[H+]                                                                B. pH = 1/lg[H+]

     C. pH = -lg[OH]                                                              D. pH = lg[H+]

Câu 11. Trong nghiên cứu, khí nitrogen thường được dùng để tạo bầu khí quyển trơ dựa trên cơ sở nào?

     A. Nitrogen có tính oxi hóa mạnh.                                   B. Nitrogen không có cực.

     C. Nitrogen khó hóa lỏng.                                                D. Nitrogen rất bền với nhiệt.

Câu 12. Công thức hoá học của diêm tiêu Chile là

     A. NH4NO3.                         B. NaNO3.                            C. Ba(NO3)2.                        D. NH4Cl.

Câu 13. Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?

     A. 2KClO 2KCl + 3O2                                        B. 2SO2 + O2  2SO3.

     C. Fe + 2HCl ⟶ FeCl2 + H2.                                           D. 2H2 + O2 ⟶ 2H2O.

Câu 14. Công thức Lewis của NH3 là

     A. .                                                                  B. .

     C. .                                                              D. .

Câu 15. Điền vào chỗ trống: Khi chuẩn độ, người ta thêm từ từ dung dịch đựng trong (1) … vào dung dịch đựng trong bình tam giác.

     A. burette.                                                                         B. erlen.

     C. pipette.                                                                         D. phễu chiết.

Câu 16. Yếu tố nào sau đây làm chuyển dịch cân bằng của hệ phản ứng?

     A. áp suất và chất xúc tác.                                                B. áp suất và diện tích bề mặt.

     C. nồng độ và áp suất.                                                      D. nồng độ và chất xúc tác.

Câu 17. Kim loại Al bị thụ động bởi dung dịch

     A. HCl loãng.                                                                    B. HNO3 đặc, nguội.

     C. H2SO4 loãng.                                                                D. HCl loãng, nguội.

Câu 18. Đo pH của một cốc nước chanh được giá trị pH bằng 3,4. Nhận định nào sau đây không đúng?

     A. Nồng độ ion [OH] của nước chanh nhỏ hơn 10−7 mol/L.

     B. Nước chanh có môi trường acid.

     C. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 0,34 mol/L.

     D. Nồng độ ion [H+] của nước chanh là 10−3,4 mol/L.

Câu 19. Cho cân bằng sau trong bình kín: 2NO2(màu nâu đỏ)N2O(không màu)

Biết khi tăng nhiệt độ của bình thì màu nâu đỏ đậm dần. Phản ứng thuận có:

     A. ΔH > 0, phản ứng thu nhiệt.                                        B. ΔH < 0, phản ứng thu nhiệt.

     C. ΔH < 0, phản ứng toả nhiệt.                                         D. ΔH > 0, phản ứng toả nhiệt.

Câu 20. Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng :  H2(g)    + I2(g)    2HI(g)   

Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là :

     A. .                                                                B. .

     C. .                                                                D. .

Câu 21. Dùng quỳ tím để nhận biết được tất các chất trong dãy các chất nào dưới đây?

     A. KOH, NaCl, K2SO4.                                                    B. HCl, KOH, NaCl.

     C. HCl, H2SO4, NaCl.                                                      D. NaOH, KOH, NaCl.

Câu 22. Phát biểu nào dưới đây là đúng?

     A. Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

     B. Cân bằng hóa học là trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.

     C. Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do tác động của các yếu tố từ bên trong tác động lên cân bằng.

     D. Sự dịch chuyển cân bằng hoá học là sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác do cân bằng hóa học tác động lên các yếu tố bên ngoài.

Câu 23. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng

     A. Có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.

     B. Chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.

     C. Xảy ra giữa hai chất khí.

     D. Trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.

Câu 24. X là muối khi tác dụng với dung dịch NaOH dư sinh khí mùi khai, tác dụng với dung dịch BaCl2 sinh kết tủa trắng không tan trong HNO3. X là muối nào trong số các muối sau?

     A. NH4HCO3.                                                                    B. (NH4)2CO3.

     C. (NH4)2SO4.                                                                   D. NH4NO3.

Câu 25. Khi hệ hóa học ở trạng thái cân bằng thì trạng thái đó là :

     A. Cân bằng động.                                                            B. Cân bằng bền.

     C. Cân bằng tĩnh.                                                              D. Cân bằng không bền.

Câu 26. Trường hợp nào sau đây không dẫn điện?

     A. Dung dịch KCl trong nước.                                         B. KCl nóng chảy.

     C. Dung dịch hỗn hợp KCl và HCl.                                 D. KCl khan.

Câu 27. Ở nhiệt độ thường, nitơ khá trơ về mặt hóa học là do

     A. nitơ có bán kính nguyên tử nhỏ.

     B. nitơ có độ âm điện lớn nhất trong nhóm.

     C. phân tử nitơ không phân cực.

     D. trong phân tử nitơ có liên kết ba rất bền.

Câu 28. Khi cho muối ammonium tác dụng với kiềm mạnh thì khi đó

     A. thoát ra một chất khí không màu, ít tan trong nước.

     B. Thoát ra một chất khí màu nâu đỏ, làm xanh giấu quỳ tím ẩm.

     C. Thoát ra một chất khí không màu, có mùi khai, làm xanh giấy quỳ tím ẩm.

     D. Thoát ra chất khí không màu, không mùi, tan tốt trong nước.

II. TỰ LUẬN (3điểm)

Bài 1: Cho hơi nước đi qua than nung nóng, thu được hỗn hợp khí CO và H2 (gọi là khí than ướt):

C(s) + H2O(g) ⇌ CO(g) + H2     rH0298 = 130kJ (1)

Trộn khí than ướt với hơi nước, cho hỗn hợp đi qua chất xúc tác Fe2O3:

CO(g) + H2O(g) ⇌ CO2(g) + H2(g)  ∆rH0298 = -42kJ (2)

a) Vận dụng nguyên lí Le Chatelier, hãy cho biết cần tác động yếu tố nhiệt độ như thế nào để các cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều thuận. (0,5Đ)

b) Nếu tăng áp suất, cân bằng (1), (2) chuyển dịch theo chiều nào? Giải thích. (0,25Đ)

c) Nếu  chỉ được điều chỉnh thay đổi nồng độ của một chất tham gia ở phản ứng (2), em chọn thay đổi nồng độ của chất nào như thế nào? Giải thích. (0,25Đ)

Bài 2: Tính thể tích khí amoniac (đkc) thu được khi cho 24,79 lít khí N2 tác dụng với 37,185 lít khí H2 trong điều kiện thích hợp. Biết thể tích các khí đo cùng đk nhiệt độ, áp suất và hiệu suất phản ứng là 30%. (1Đ)

Bài 3: Tôm thẻ chân trắng là loài thủy sản mang lại thu nhập cao cho người nuôi tôm. Tuy nhiên hiện nay với việc mật độ nuôi ngày càng tăng, chất lượng nước ngày càng bị suy giảm, các thông số môi trường đã trở nên cực kỳ quan trọng đối với sức khỏe tôm. Một trong những chỉ tiêu mà bà con rất ít quan tâm đến nhưng lại có sự ảnh hưởng xuyên suốt từ đầu vụ đến cuối vụ nuôi là pH, pH là chỉ tiêu đo độ hoạt động của ion hydro trong nước (H+) hay thể hiện tính axit hay bazơ của nước. Khi pH vượt ngưỡng có ảnh hưởng bất lợi trên tôm như làm tôm chậm lột, suy giảm miễn dịch, stress, Mất cân bằng áp suất thẩm thấu, …

Nồng độ pH phù hợp với độ pH máu của tôm, cá để chúng sinh sống và phát triển tốt nhất khi giá trị pH của nước dao động từ 7,5 – 8,5. Do sụp tảo, mưa nhiều, rửa trôi phèn vào ao nuôi cũng làm giảm pH xuống 5.

– Bằng các kiến thức hoá đã học em hãy tính toán lượng vôi sống cần thiết để điều chỉnh pH của nước về 8 khi xử lí 50 m3 nước. (0,5Đ)

– Biết rằng, để xác định lại chính xác nồng độ của nước đã được xử lí ở trên, người ta đã dùng Vml dung dịch HCl 1M để chuẩn độ 10 lít nước đã được xử lí ở trên. Tính V. (0,5Đ)*

* Bài toán chỉ mang tính chất minh hoạ để HS hiểu rõ được cách tính toán nồng độ các chất theo phương pháp chuẩn độ acid – base.

———– HẾT ———-

Tải về ngay!
Hỗ trợ