Đề kiểm tra HK I lớp 11 môn Hoá học trường Nguyễn Đăng Đạo – Bắc Ninh năm học 2023-2024 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

Câu 1: Phản ứng nào sau đây là phản ứng thuận nghịch?
Câu 2: Hằng số KC của một phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ.

B. Nhiệt độ.

C. Áp suất.

D. Chất xúc tác.
Câu 3: Cho cân bằng hoá học: phản ứng thuận là phản ứng tỏa nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi nồng độ N2.
B. thêm chất xúc tác Fe.
C. thay đổi nhiệt độ.
D. thay đổi áp suất của hệ.
Câu 4: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
Nhận xét nào sau đây không đúng?
A. Khi tăng nhiệt độ, cân bằng trên chuyển dịch theo chiều nghịch.
B. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng áp suất thì cân bằng không bị chuyển dịch.
C. Ở nhiệt độ không đổi, khi tăng nồng độ H2O (hoặc CO) thì giá trị hằng số cân bằng tăng.
D. Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 5: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
C. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trình phản ứng phải bằng nhau
D. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
Câu 6: Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. KCl.

B. CH3COOH.

C. NaOH.

D. C2H5OH.
Câu 7: Chất nào sau đây là chất điện li yếu?
A. HCl.

B. C12H22O11.

C. HF.

D. KOH.
Câu 8: Trong thí nghiệm chuẩn độ, dụng cụ dùng để xác định chính xác thể tích dung dịch (hình dưới) khi chuẩn độ được gọi là

Câu 9: Cho phương trình:
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
A. H₂O.

B. CH3COOH.

C. CH3COO-.

D. H3O+.
Câu 10: Nhúng giấy quỳ vào dung dịch có pH = 3, giấy quỳ chuyển thành màu
A. đỏ.

B. xanh.

C. tím.

D. vàng.
Câu 11: Khí X không màu, không mùi, trong khí quyển Trái Đất chiếm 75,5% theo khối lượng. Khí X là
A. oxygen.

B. nitrogen.

C. carbon dioxide.

D. argon.
Câu 12: Phân tử ammonia (NH3) có dạng hình học nào sau đây?
A. Tam giác đều.

B. Chữ T.

C. Chóp tam giác.

D. Chóp tứ giác.
Câu 13: Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng. Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép?
A. Sodium, potassium.

B. Calcium, magnesium.

C. Nitrate, phosphate.

D. Chloride, sulfate.
Câu 14: Nitric acid có tính oxi hóa mạnh, thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng. Nitric acid có công thức hoá học là
A. HNO3.

B. HNO2.

C. H2NO3.

D. H3NO4
Câu 15: Sản phẩm phản ứng nhiệt phân nào sau đây không đúng?
A. NH4Cl NH3 + HCl.

B. NH4NO3 NH3 + HNO3.

C. NH4NO2 N2 + 2H2O.

D. NH4HCO3 NH3 + H2O + CO2.
Câu 16: Cho phản ứng:
Đây là một phản ứng trong quá trình sản xuất nitric acid bằng phương pháp Ostwald. Vai trò của NH3 trong phản ứng là
A. acid.

B. chất khử.

C. base.

D. chất oxi hóa.
Câu 17: Đun nóng 24,0 gam ammonium nitrate với dung dịch NaOH đặc, dư thu được V lít khí ammonia (đkc). Giá trị của V là
A. 14,874.

B. 2,479.

C. 3,7185.

D. 7,437.
Câu 18: Trong tự nhiên, đồng vị của sulfur chiếm thành phần nhiều nhất là
A. 34S.

B. 32S.

C. 36S.

D. 33S.
Câu 19: Muối X không tan trong nước, không tác dụng với acid. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang trong xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X là
A. BaSO4.

B. Na2SO4.

C. K2SO4.

D. MgSO4.
Câu 20: Bước sơ cứu đầu tiên cần làm ngay khi một người bị bỏng sulfuric acid là
A. rửa với nước lạnh nhiều lần.

B. trung hòa acid bằng NaHCO3.

C. băng bó tạm thời vết bỏng.

D. đưa đến cơ sở y tế gần nhất.
Câu 21: Các khí sinh ra trong thí nghiệm phản ứng của saccharose (C12H22O11) với dung dịch H2SO4 đặc bao gồm
A. H2S và CO2.

B. H2S và SO2.

C. SO3 và CO2.

D. SO2 và CO2.
Câu 22: Chất nào sau đây tác dụng với dung dịch sulfuric acid loãng có khí thoát ra
A. BaCl2.

B. Cu.

C. CaO.

D. Fe.
Câu 23: Khi nung nóng hỗn hợp bột gồm 6,4 gam sulfur và 16,8 gam iron trong ống nghiệm kín, không chứa không khí, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được rắn Y. Thành phần của rắn Y là
A. FeS.

B. S và FeS.

C. Fe.

D. Fe và FeS.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn 3,6 gam Al bằng dung dịch H2SO4 loãng, thu được V lít H2 (đkc). Giá trị của V là
A. 2,479.

B. 1,2395.

C. 4,958.

D. 7,437.
Câu 25: Cho các chất khí sau: O2, SO2, CO2, N2. Khí trong dãy tan tốt trong nước ở điều kiện thường là
A. O2.

B. CO2.

C. SO2.

D. N2.
Câu 26: Theo Trung tâm Quan trắc môi trường (Tổng cục Môi trường), Việt Nam đã xây dựng được hệ thống 5 trạm đo mưa acid đặt tại Hà Nội, Hòa Bình, Ninh Bình, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh. Số liệu quan trắc cho thấy, một số nơi ở Việt Nam đã có biểu hiện mưa acid rõ rệt với giá trị pH trong nước mưa thấp hơn 5,6. Các khí chủ yếu gây mưa acid là
A. N2, NO2.

B. CO2, SO2.

C. CO2, CH4.

D. SO2, NO2.
Câu 27: Phân biệt được dung dịch Na2SO4 và NaCl bằng thuốc thử nào sau đây?
A. Quỳ tím.

B. NaOH.

C. HCl.

D. BaCl2.
Câu 28: Trường hợp nào sau đây có xảy ra phản ứng hóa học?
A. S + H2SO4 đặc.

B. CO2 + BaCl2.

C. FeSO4 + H2S.

D. HNO3 + K2SO4.
Câu 29: Dung dịch H2SO4 đặc có tính hút ẩm mạnh được sử dụng trong các bình rửa khí để tách loại hơi nước có lẫn trong khí. Không dùng dung dịch H2SO4 đặc để làm khô khí
A. SO2.

B. NH3.

C. CO2.

D. Cl2.
Câu 30: Để xác định nồng độ của một dung dịch HCl, người ta đã tiến hành chuẩn độ bằng dung dịch NaOH 0,1M. Để chuẩn độ 10 mL dung dịch HCl này cần 5 mL dung dịch NaOH 0,1M. Nồng độ dung dịch HCl là
A. 0,01 M.

B. 0,1 M.

C. 0,05 M.

D. 0,5 M.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ