Đề kiểm tra môn Hoá học lớp 12 cuối HK I trường chuyên Nguyễn Huệ – ĐăkLak năm học 2022-2023 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

  • Chất nào dưới đây không phải là este?

            A. HCOOC6H5.                   B. HCOOCH3.              C. CH3COOH.              D. CH3COOCH3.

  • Axit nào sau đây là axit béo?

            A. Axit fomic.                     B. Axit oleic.                C. Axit acrylic.             D. Axit axetic.

  • Công thức tổng quát của este no, đơn chức, mạch hở là

            A. CnH2n-2O(n ≥ 3).           B. CnH2nO2 (n ≥ 2).      C. CnH2nO2 (n ≥ 3).      D. CnH2n-2O2 (n ≥ 4).

  • Hợp chất X có công thức cấu tạo CH3COOC2H5. Tên gọi của X là

            A. metyl axetat.                   B. metyl propionat.      C. etyl axetat.               D. etyl propionat.

  • Chất nào có nhiệt độ sôi thấp nhất?

            A. C4H9OH.                         B. C3H7COOH.            C. CH3COOC2H5.        D. C6H5OH.

  • Thủy phân hoàn toàn 8,8 g este đơn chức, mạch hở X với 100 ml dung dịch NaOH 1M vừa đủ, thu được muối hữu cơ Y và 4,6g ancol Z. Tên gọi của X là:

            A. etyl axetat.                      B. propyl axetat.           C. etyl propionate.        D. etyl fomat.

  • Công thức nào sau đây là công thức phân tử của glucozơ?

            A. CxHyOz.                          B. CH2O.                      C. C2H4O2.                    D. C6H12O6.

  • Polime thiên nhiên X được sinh ra trong quá trình quang hợp của cây xanh. Ở nhiệt độ thường, X tạo với dung dịch iot hợp chất có màu xanh tím. Polime X là

            A. tinh bột.                          B. xenlulozơ.                C. saccarozơ.                D. glicogen.

  • Chất nào dưới đây khi cho vào dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, đun nóng, không xảy ra phản ứng tráng bạc?

            A. andehit fomic.                 B. Glucozơ.                  C. Fructozơ.                  D. Saccarozơ.

  • Phát biểu nào sau đây là đúng?

            A. Xenlulozơ tan tốt trong đimetylete.

            B. Saccarozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.

            C. Glucozơ thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2(xúc tác Ni,to).

            D. Amilozơ và amilopectin là đồng phân của nhau.

  • Khi lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột thì khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu biết hiệu suất lên men đạt 80%?

            A. 290kg.                             B. 295,3kg.                   C. 300kg.                      D. 350kg.

  • Chất nào là amin bậc I?

            A. CH3-CH2-NH2.               B. CH3-NH–CH3.         C. CH3-CO–NH2.         D. C6H5NH3Cl.

  • Trong các chất dưới đây, chất nào là glyxin?

            A. H2N-CH2-COOH.                                                 B. CH3–CH(NH2)–COOH.

            C. HOOC-CH2CH(NH2)COOH.                              D. H2N–CH2-CH2–COOH.

  • Từ glyxin và alanin có thể tạo ra mấy chất đipeptit?

            A. 1.                                     B. 2.                              C. 3.                              D. 4.

  • Đốt cháy hoàn toàn một amin X bằng V lít O2 (đktc), thu được 12,6 gam nước; 8,96 lít CO2 (đktc). Giá trị của V là

            A. 24,64 lít.                         B. 16,8 lít.                     C. 40,32 lít.                   D. 19,04 lít.

  • Liên kết giữa CO và NH (trong nhóm -CO-NH-) của hai đơn vị a-aminoaxit được gọi là liên kết gì sau đây?

            A. peptit.                              B. amit.                         C. este.                          D. xeton.

  • Trứng muối có thể được làm bằng cách ngâm trứng trong dung dịch NaCl bão hòa. Hiện tượng gì đã xảy ra trong quá trình làm trứng muối?

            A. trứng bị ôi.                      B. hòa tan protein.        C. đông tụ protein.       D. thủy phân protein.

  • Cho 0,1 mol Ala-Gly tác dụng hết với 300 ml dung dịch KOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng được m gam chất rắn. Giá trị của m là

            A. 29,6.                                B. 24,0.                         C. 22,3.                         D. 31,4.

  • Thuỷ phân hoàn toàn 1 mol pentapeptit X,thu được 2 mol glyxin(Gly), 1 mol alanin(Ala), 1 mol valin(Val) và 1 mol Phenylalanin(Phe).Thuỷ phân không hoàn toàn X thu được đipeptit Val-Phe và tripeptit Gly-Ala-Val nhưng không thu được đipeptit Gly-Gly.Chất X có công thứclà

            A. Gly-Phe-Gly-Ala-Val.                                          B. Gly-Ala-Val-Val-Phe.

            C. Gly-Ala-Val-Phe-Gly.                                           D. Val-Phe-Gly-Ala-Gly.

  • Polietilen có công thức là

            A. (-CH2-CHCl-)n.               B. (-CH2-CH2-)n.          C. (-CH2-CHBr-)n.        D. (-CH2-CHF-)n.

  • Tơ nào dưới đây thuộc loại tơ nhân tạo?

            A. Tơ nilon-6,6.                   B. Tơ axetat.                 C. Tơ capron.               D. Tơ tằm.

  • Chất nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp?

            A. CH3–CH2–CH3.              B. CH2=CH–CN.          C. CH3–CH3.                D. CH3–CH2–OH.

  • Phát biểu nào sau đây là đúng?

            A. Tơ visco, tơ xenlulozơ axetat đều thuộc loại tơ tổng hợp.

            B. Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.

            C. Polietilen và poli(vinyl clorua) là sản phẩm của phản ứng trùng ngưng.

            D. Sợi bông, tơ tằm thuộc loại polime thiên nhiên.

  • PVC là chất rắn vô định hình, cách điện tốt, bền với axit và được ứng dụng nhiều trong đời sống và sản xuất. Ứng dụng nào sau đây là của PVC?

            A. Dùng dệt vải may áo ấm, bện sợi đan áo rét.

            B. Dùng làm màng mỏng, vật liệu điện, bình chứa.

            C. Dùng để dệt vải may mặc, bện dây dù, đan lưới.

            D. Dùng làm vật liệu cách điện, ống dẫn nước, vải che mưa.

  • Polime X có hệ số trùng hợp là 560 và phân tử khối là 35000. Công thức một mắt xích của X là

            A. –CH2–CHCl–.                 B. –CH=CCl–.              C. –CCl=CCl–.             D. –CHCl–CHCl–.

  • Kim loại nào sau đây có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất?

            A. W.                                   B. Pb.                            C. Na.                           D. Hg.

  • Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lý chung của kim loại?

            A. Có ánh kim.                    B. Tính dẻo.                  C. Tính cứng.               D. Tính dẫn điện.

  • Kim loại nào sau đây không tan được trong H2SO4 loãng?

            A. Cu.                                  B. Al.                            C. Mg.                          D. Fe.

  • Dãy các kim loại được sắp xếp theo chiều giảm dần tính khử là:

            A. K, Cu, Zn.                       B. Zn, Cu, K.                C. K, Zn, Cu.                D. Cu, K, Zn.

  • Cho dãy các kim loại sau: K, Ca, Fe, Cu. Số kim loại trong dãy có khả năng tác dụng với nước ở điều kiện thường là

            A. 5.                                     B. 4.                              C. 3.                              D. 2.

  • Cặp chất không xảy ra phản ứng hóa học là

            A. Fe + dung dịch HCl.                                             B. Cu + dung dịch FeCl3.

            C. Fe + dung dịch FeCl3.                                          D. Cu + dung dịch FeCl2.

  • Khi để lâu trong không khí ẩm một vật bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị sây sát sâu tới lớp sắt bên trong, sẽ xảy ra quá trình

            A. Sn bị ăn mòn điện hóa.                                         B. Fe bị ăn mòn điện hóa.

            C. Fe bị ăn mòn hóa học.                                          D. Sn bị ăn mòn hóa học.

  • Đốt cháy hoàn toàn 8,7 gam hỗn hợp Mg và Al trong bình kín chứa khí O2 (dư) thu được 15,1 gam hỗn hợp oxit. Thể tích khí oxi (đktc) đã tham gia phản ứng là

            A. 17,92 lít.                         B. 4,48 lít.                    C. 11,20 lít.                  D. 8,96 lít.

  • Cho 0,1 mol Fe vào 350 ml dung dịch AgNO3 1M đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là

            A. 16,20.                              B. 32,4.                         C. 21,6.                         D. 37,8.

  • Cho 1 ít bột sắt vào dung dịch HCl dư, sau khi phản ứng xảy ra thu được dung dịch X. Lấy dung dịch X đem tác dụng với dụng dịch AgNO3 dư thu được m gam kết tủa Y. Trong Y có chứa

            A. Ag.                                  B. AgCl, Ag.                C. Ag, Fe dư.                D. AgCl.

  • Khi phân tích một loại chất béo (kí hiệu là X) chứa đồng thời các triglixerit và axit béo tự do (không có tạp chất khác) thấy oxi chiếm 10,88% theo khối lượng. Xà phòng hóa hoàn toàn m gam X bằng dung dịch NaOH dư đun nóng, sau phản ứng thu được dung dịch chứa 51,65 gam hỗn hợp các muối C17H35COONa, C17H33COONa, C17H31COONa và 5,06 gam glixerol. Mặt khác, m gam X phản ứng tối đa với y mol Br2 trong dung dịch. Giá trị của y gần nhất với

            A. 0,16.                                B. 0,18.                         C. 0,20.                         D. 0,14.

  • Amino axit X có công thức dạng NH2CxHy(COOH)n. Đốt cháy m gam bằng oxi dư thu được N2, 1,12 lít CO2 (đktc) và 0,99 gam nước. Cho 29,25 gam X vào V lít dung dịch H2SO4 0,1M thu được dung dịch Y. Cho Y phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 2M và KOH 2,5M thu được dung dịch chứa a gam muối. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của a là

            A. 70,11.                              B. 52,95.                       C. 42,45.                       D. 62,55.

  • Cho 4,5 gam hỗn hợp bột Al và Mg tan hết trong 400 ml dung dịch chứa NaNO3 0,4M và NaHSO4 1,2875M, thu được dung dịch X chứa m gam hỗn hợp muối trung hòa và 0,896 lít (đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2O và N2. Hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 bằng 18. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?

            A. 74,0.                                B. 70,0.                         C. 70,5.                         D. 74,5.

  • Cho các phát biểu sau:

            (1) Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là tính khử.

            (2) Gly – Ala – Val là một loại tetrapeptit.

            (3) Cho lá Fe vào dung dịch gồm CuSO4 và H2SO4 loãng xảy ra ăn mòn điện hóa.

            (4) Tơ nilon – 6 kém bền trong môi trường axit hoặc bazơ.

Số phát biểu đúng là:

            A. 3                                      B. 2                               C. 1                               D. 4

  • Tiến hành thí nghiệm phản ứng màu biure theo các bước sau đây:

Bước 1: Cho vào ống nghiệm 0,5 ml dung dịch protein (lòng trắng trứng gà), cho tiếp 1 – 2 ml nước cất, lắc đều ống nghiệm.

Bước 2: Cho tiếp 1 – 2 ml dung dịch NaOH 30% (đặc) và 1 – 2 giọt dung dịch CuSO4 2% vào rồi lắc ống nghiệm.

Bước 3: Để yên ống nghiệm 2 – 3 phút.

Cho các phát biểu sau:

(1) Thí nghiệm này có thể tiến hành ở điều kiện thường và không cần đun nóng.

(2) Sau bước 1, thu được dung dịch protein.

(3) Sau bước 2, dung dịch xuất hiện màu xanh tím.

(4) Phản ứng màu biure xảy ra thuận lợi trong môi trường kiềm.

(5) Có thể thay lòng trắng trứng gà bằng lòng trắng trứng vịt.

Số phát biểu đúng là

            A. 5.                                     B. 4.                              C. 3.                              D. 2.

————-Hết————

Tải về ngay!
Hỗ trợ