Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 1: Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Khi đun nóng lòng trắng trứng thì có hiện tượng đông tụ.
B. Trong phân tử Ala-Gly có 4 nguyên tử oxi.
C. Peptit, protein bền trong môi trường axit hoặc môi trường kiềm.
D. Tất cả peptit đều có phản ứng màu biure.
Câu 2: Polime nào sau đây là polime bán tổng hợp?
A. Tơ olon. B. Tơ visco. C. Tơ capron. D. Tơ tằm.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây không phải là este?
A. CH3COOCH3. B. C2H5COOCH3. C. HCOOCH3. D. HCOOH.
Câu 4: Este X có công thức phân tử C4H8O2. Thủy phân X bằng dung dịch NaOH thu được muối Y và ancol metylic. Công thức của Y là
A. CH3COONa. B. C2H5OH. C. C2H5COONa. D. CH3OH.
Câu 5: Công thức nào sau đây là chất béo?
A. (CH3COO)3C3H5. B. C15H31COOC3H5.
C. (C17H35COO)2C3H5. D. (C17H33COO)3C3H5.
Câu 6: Cho 8,4 gam kim loại Fe tác dụng hết với dung dịch CuSO4 dư thu được m gam Cu. Giá trị của m là
A. 9,6. B. 12,8. C. 19,2. D. 6,4.
Câu 7: Kim loại Al tan hết trong lượng dư dung dịch nào sau đây sinh ra khí H2?
A. Na2SO4. B. NaNO3. C. HCl. D. NaCl.
Câu 8: Ion nào sau đây có tính oxi hóa mạnh nhất?
A. Fe2+. B. Ag+. C. Ca2+. D. Zn2+.
Câu 9: Khi nhiệt kế thủy ngân bị vỡ, ta cần sử dụng hóa chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?
A. Vôi sống. B. Muối ăn. C. Lưu huỳnh. D. Cacbon.
Câu 10: Chất nào sau đây có phản ứng với dung dịch iot tạo phức màu xanh tím?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Glucozơ. D. Tinh bột.
Câu 11: Chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím?
A. Metylamin. B. Anilin. C. Trimetylamin. D. Etylamin.
Câu 12: Cho 500 ml dung dịch glucozơ phản ứng hoàn toàn với lượng dư dd AgNO3 trong NH3, thu được 10,8 gam Ag. Nồng độ của dung dịch glucozơ đã dùng là
A. 0,10M. B. 0,01M. C. 0,02M. D. 0,20M.
Câu 13: Chất nào sau đây là monosaccarit?
A. Xenlulozơ. B. Saccarozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 14: Thủy phân hoàn toàn 2,664 gam HCOOC2H5 trong dung dịch NaOH dư. Khối lượng muối (gam) thu được là
A. 2,160. B. 1,656. C. 2,448. D. 2,952.
Câu 15: Lên men m gam glucozơ thành ancol etylic với hiệu suất 50%, thu được 4,48 lít CO2. Giá trị của m là
A. 32,4. B. 16,2. C. 36,0. D. 18,0.
Câu 16: Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là 1s22s22p63s1. Số hiệu nguyên tử của X là
A. 13. B. 11. C. 3. D. 22.
Câu 17: Số liên kết peptit trong phân tử Ala-Ala-Val-Gly là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 18: Phản ứng nào sau đây chứng minh glucozơ có nhiều nhóm -OH kề nhau?
A. Glucozơ tác dụng với Cu(OH)2, nhiệt độ thường.
B. Glucozơ tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3.
C. Thủy phân glucozơ.
D. Glucozơ tác dụng với H2 (Ni, đun nóng).
Câu 19: Polime nào sau đây là polime tổng hợp?
A. Cao su thiên nhiên. B. Nilon-6,6.
C. Tinh bột. D. Xenlulozơ.
Câu 20: Công thức phân tử của saccarozơ là
A. C12H22O11. B. (C6H10O5)n. C. C6H10O5. D. C6H12O6.
Câu 21: Thủy phân tripanmitin trong môi trường kiềm thu được muối và
A. glixerol. B. axit panmitic. C. axit oleic. D. axit axetic.
Câu 22: Quá trình nhiều phân tử nhỏ giống nhau hoặc tương tự nhau kết hợp tạo thành phân tử lớn được gọi là
A. phản ứng xà phòng hóa. B. phản ứng tổng hợp.
C. phản ứng trùng hợp. D. phản ứng trùng ngưng.
Câu 23: Công thức của metylamin là
A. C2H5NH2. B. C6H5NH2. C. CH3NH2. D. (CH3)2NH.
Câu 24: Kim loại nào sau đây dẫn điện tốt nhất?
A. Bạc. B. Đồng. C. Sắt. D. Vàng.
Câu 25: Cho 2,25 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 2,85. B. 3,39. C. 2,91. D. 3,42.
Câu 26: Đặc điểm phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là
A. phản ứng hai chiều.
B. còn gọi là phản ứng xà phòng hóa.
C. sản phẩm gồm axit và ancol.
D. phản ứng thuận nghịch.
Câu 27: Kim loại nào sau đây tác dụng với nước tạo thành dung dịch kiềm ở nhiệt độ thường?
A. Fe. B. Ba. C. Cu. D. Al.
Câu 28: Hòa tan hết 1,19 gam hỗn hợp gồm Al và Zn trong dung dịch H2SO4 loãng, sau phản ứng thu được dung dịch chỉ chứa 5,03 gam muối sunfat trung hòa và V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là
A. 0,896. B. 0,672. C. 1,120. D. 0,784.
Câu 29: Số nguyên tử hiđro trong phân tử glyxin là
A. 5. B. 4. C. 3. D. 6.
Câu 30: Phát biểu nào sau đây sai?
A. Tơ axetat thuộc loại tơ bán tổng hợp.
B. Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
C. Tơ visco thuộc loại tơ thiên nhiên.
D. Tơ nitron thuộc loại tơ tổng hợp.
Câu 31: Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau:
Bước 1: Cho 5 giọt dung dịch CuSO4 0,5% vào ống nghiệm sạch.
Bước 2: Thêm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm 1 ml dung dịch NaOH 10% vào ống nghiệm, lắc đều; gạn phần dung dịch, giữ lại kết tủa.
Bước 3: Thêm tiếp 2 ml dung dịch glucozơ 1% vào ống nghiệm, lắc đều.
Phát biểu nào sau đây sai?
A. Nếu thay dung dịch NaOH ở bước 2 bằng dung dịch KOH thì hiện tượng ở bước 3 vẫn tương tự.
B. Sau bước 3, kết tủa đã bị hòa tan, thu được dung dịch màu xanh lam.
C. Thí nghiệm trên chứng minh glucozơ có tính chất của anđehit.
D. Ở bước 3, nếu thay glucozơ bằng fructozơ thì hiện tượng xảy ra vẫn tương tự.
Câu 32: Cho các chất sau: vinylaxetat, triolein, xenlulozơ, alanin, anbumin. Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Câu 33: Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử C2H8O3N2. Cho 0,15 mol X phản ứng hết với dung dịch chứa 0,4 mol NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn chỉ gồm các chất vô cơ. Giá trị của m là
A. 14,30. B. 19,90. C. 12,75. D. 24,75.
Câu 34: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Dung dịch metylamin làm quỳ tím hóa xanh.
B. Anilin có tính bazơ yếu nên không tác dụng với axit.
C. Thành phần chính của bột ngọt là axit glutamic.
D. Trong phân tử lysin có một nguyên tử nitơ.
Câu 35: Cho các polime sau: poli etilen, poli (vinyl clorua), poli (vinyl xianua), poli butađien. Số polime được dùng làm chất dẻo là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Câu 36: Hỗn hợp X gồm 2 este đơn chức mạch hở là đồng phân của nhau, đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam hỗn hợp X cần vừa đủ 17,28 gam O2 thu được 21,12 gam CO2. Mặt khác cho 10,32 gam hỗn hợp X phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được 5,92 gam hỗn hợp 2 ancol và dung dịch chứa m gam muối Y. Phần trăm theo khối lượng của muối có phân tử khối lớn hơn trong Y là
A. 63,57. B. 59,13. C. 40,87. D. 36,43.
Câu 37: Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây viết sai?
A. Fe + 2FeCl3 → 3FeCl2.
B. Ag + 2HNO3 đặc → AgNO3 + NO2 + H2O.
C. Fe + Cl2 → FeCl2.
D. Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu.
Câu 38: Chất nào sau đây không có phản ứng tráng bạc?
A. Etylfomat. B. Metylaxetat. C. Fructozơ. D. Glucozơ.
Câu 39: Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân saccarozơ trong môi trường axit chỉ thu được glucozơ.
(b) Tơ lapsan được điều chế bằng phản ứng trùng hợp.
(c) Quá trình làm đậu phụ từ đậu nành có xảy ra sự đông tụ protein.
(d) Thành phần chính của dầu chuối là benzyl axetat.
(e) Một mol phenylfomat tác dụng tối đa với hai mol KOH.
Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 40: Hỗn hợp Z gồm 2 triglixerit X và Y (biết MY > MX > 820). Cho m gam Z tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối natri panmitat, natri oleat và natri stearat theo tỉ lệ mol tương ứng là 2:2:1. Mặt khác, hiđro hóa hoàn toàn m gam Z (xúc tác Ni, t°) thu được 42,82 gam hỗn hợp T. Phần trăm khối lượng của X trong Z là
A. 53,55%. B. 58,59%. C. 41,11%. D. 46,45%.
—— HẾT ——
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!