Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)
Câu 1. Fructozo là một loại monosaccaric có nhiều trong mật ong, có vị ngọt sắc. Công thức phân tử của fructozo là
A. C2H4O2 B. C6H12O6 C. C12H22O11 D. (C6H10O5)n
Câu 2. Kim loại cứng nhất là
A. Cr B. Pb C. Os D. W
Câu 3. Tính chất hóa học của kim loại là
A. tính oxi hóa B. tính bazo C. tính axit D. tính khử
Câu 4. Peptit có X có công thức cấu tạo sau: Gly-Lys-Ala-Gly-Lys-Val. Thủy phân không hoàn toàn X có thể thu được tối đa bao nhiêu đipeptit?
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 5. Loại tơ nào sau đây được điều chế bằng phản ứng trùng hợp?
A. Tơ xenlulozo axetat B. Tơ visco C. Tơ nitron D. Tơ nylon-6,6
Câu 6. Cho 2,52 gam một kim loại tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng tạo ra 6,84 gam muối sunfat. Kim loại đó là
A. Al B. Mg C. Ca D. Fe
Câu 7. Chất nào sau đây là chất béo?
A. Tristearin B. metyl acrylat C. etyl fomat D. etyl axetat
Câu 8. Loại polyme nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Tơ tằm B. polyetilen C. Nylon-6,6 D. Tơ olon
Câu 9. Cho 8,8 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu phản ứng với dung dịch HCl loãng (dư), đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 3,36 lít khí H2 (đktc) và m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 20,25 B. 19,05 C. 8,4 D. 19,45
Câu 10. Chất có thể trùng hợp tạo ra polyme là
A. HCOOCH3 B. CH3COOH C. CH2=CH-COOH D. CH3OH
Câu 11. Chất nào sau đây là tetrapeptit?
A. Ala-Gly B. Gly-Val-Gly-Ala C. Val-Gly D. Ala-Gly-Val
Câu 12. Polyme trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ visco và tơ xenlulozo axetat B. tơ nylon-6,6 và tơ nylon-6.
C. tơ visco và tơ nylon-6,6 D. tơ tằm và tơ visco
Câu 13. Xà phòng hóa hoàn toàn 17,6 gam etyl axetat lượng vừa đủ V ml dung dịch NaOH 0,5M. Giá trị V đã dùng là
A. 200 ml B. 600 ml C. 400 ml D. 500 ml
Câu 14. Cho 0,75 gam H2NCH2COOH tác dụng hết với dung dịch NaOH, thu được dung dịch chứa m gam muối. Giá trị của m là
A. 0,97 B. 1,13 C. 1,14 D. 0,98
Câu 15. Cho 0,9 gam glucozo tác dụng hết với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được m gam Ag. Giá trị của m là
A. 1,62 B. 0,54 C. 2,16 D. 1,08
Câu 16. Este nào sau đây tác dụng với dung dịch NaOH thu được natri axetat?
A. C2H5COOCH3 B. CH3COOC2H5 C. HCOOC2H5 D. HCOOC3H7
Câu 17. Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?
A. Al < Fe < Cu < Ag B. Fe < Cu < Al < Ag C. Al < Ag < Cu < Fe D. Fe < Al < Cu < Ag
Câu 18. Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. C2H5OH B. CH3OH C. CH3NH2 D. CH3COOH
Câu 19. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Protein chỉ có trong cơ thể của động vật. B. Protein là hợp phần phụ trong thức ăn của người.
C. Protein không thể tạo năng lượng cho cơ thể. D. Protein là cơ sở tạo nên sự sống.
Câu 20. Kim loại nào sau đây có tính khử yếu nhất?
A. Ag B. Na C. Al D. Fe
Câu 21. Ngâm một đinh sắt nặng 4 gam trong dung dịch CuSO4 sau một thời gian lấy đinh sắt ra, sấy khô, cân nặng 4,2857 gam. Khối lượng sắt tham gia phản ứng là
A. 0,3999 gam B. 1,9999 gam C. 2,1000 gam D. 1,9950 gam
Câu 22. Cho biết chất nào sau đây thuộc hợp chất đisaccarit?
A. xenlulozo B. saccarozo C. tinh bột D. glucozo
Câu 23. Metyl fomat có công thức là
A. HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 C. CH3COOCH3 D. HCOOCH3
Câu 24. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Tính dẫn nhiệt của đồng tốt hơn bạc. B. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Ag.
C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr. D. Kim loại Fe tan được trong dung dịch FeCl3
Câu 25. Phát biểu nào sau đâu đúng?
A. Etyl axetat có phản ứng tráng bạc. B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất lỏng.
C. Đipeptit Gly-Ala không có phản ứng màu biure D. Glucozo có phản ứng thủy phân
Câu 26. Tính chất nào sau đây không phải là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Cứng B. Dẫn nhiệt C. Ánh kim D. Dẫn điện
Câu 27. Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Ag B. Na C. Ba D. Ca
Câu 28. Khi thủy phân tripanmitin trong môi trường acid, thu được sản phẩm là
A. oleic axit và glixerol B. Axit stearic và glixerol
C. Axit panmitic và glixerol D. Axit linoleic và glixerol
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 1 (1 điểm). Viết phương trình hóa học theo dãy chuyển hóa sau:
Fe → Fe3O4 → FeCl3 → CuCl2 → NaCl
Câu 2 (1 điểm). A là một α-amino axit no chỉ chứa một nhóm –NH2 và một nhóm –COOH. Cho 3 gam A tác dụng với NaOH dư được 3,88 gam muối. Xác định công thức cấu tạo của A.
Câu 3 (0,5 điểm). Ngâm một thanh kẽm có khối lượng 9,75 gam vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,5M. Tính khối lượng chất rắn thu được và nồng độ mol của dung dịch sau phản ứng.
Câu 4 (0,5 điểm). Đem 7,2 gam FeO, 0,3 mol Mg và 0,2 mol Al tác dụng với dung dịch HNO3 loãng (dư), kết thúc phản ứng thu được dung dịch Y và 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm N2 và N2O có tỉ khối so với Hydro là 18. Cô cạn dung dịch Y thu được m gam muối khan. Tính giá trị của m.
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!