Câu 1: Thủy phân 1 este đơn chức bằng NaOH. Sau pư, thu được một muối và một ancol. Tỉ lệ phần trăm khối lượng của Na trong muối là 24,46%. Este đem thủy phân là:
A. CH2=CHCOOC2H5 . B. CH2=CH-CH2COOCH3.
C. C2H5COOCH=CH2 . D. C2H5COOC2H5 .
Câu 2: Phương pháp thích hợp điều chế kim loại Mg từ MgCl2 là
A. điện phân dung dịch MgCl2. B. dùng K khử Mg2+ trong dung dịch MgCl2.
C. nhiệt phân MgCl2. D. điện phân MgCl2 nóng chảy.
Câu 3: Phương trình hóa học nào sau đây biểu diễn cách điều chế Ag từ AgNO3 theo phương pháp thuỷ luyện ?
A. 2AgNO3 → 2Ag + 2NO2 + O2 . B. 4AgNO3 + 2H2O → 4Ag + 4HNO3 + O2.
C. Ag2O + CO → 2Ag + CO2. D. 2AgNO3 + Zn → 2Ag + Zn(NO3)2 .
Câu 4: Khi xà phòng hóa este A cho sản phẩm là natripropionat và etanol. Vậy este A là
A. CH3COOCH=CH2. B. CH3CH2COOCH3.
C. CH3CH2COOCH2CH3. D. CH3CH2COOCH=CH2.
Câu 5: Những tính chất vật lí chung của kim loại như tính dẻo, tính dẫn điện , tính dẫn nhiệt, ánh kim được xác định bằng yếu tố nào sau đây:
A. Mạng tinh thể kim loại. B. Các e tự do trong tinh thể kim loại.
C. Các ion dương kim loại . D. tất cả đều sai.
Câu 6: Đun nóng m gam hỗn hợp Cu và Fe có tỉ lệ khối lượng tương ứng 7:3 với một lượng dung dịch HNO3. Khi các phản ứng kết thúc, thu được 0,75m gam chất rắn, dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí (đktc) gồm NO và NO2 (không có sản phẩm khử khác của N+5). Biết lượng HNO3 đã phản ứng là 44,1 gam. Giá trị của m là:
A. 448. B. 40,5. C. 33,6. D. 50,4.
Câu 7: Khi thủy phân peptit H2N–CH(CH3)CO-NH-CH2-COOH sẽ tạo ra amino axit
A. alanin. B. valin. C. glyxin. D. alanin, glyxin.
Câu 8: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều tính bazơ giảm dần từ trái sang phải là
A. CH3NH2, NH3, C6H5NH2. B. CH3NH2, C6H5NH2, NH3.
C. C6H5NH2, NH3, CH3NH2. D. NH3, CH3NH2, C6H5NH2.
Câu 9: Anilin có công thức là
A. CH3COOH. B. C6H5OH. C. C6H5NH2. D. CH3OH.
Câu 10: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Tinh bột → X → Y → axit axetic. X và Y lần lượt là
A. ancol etylic, anđehit axetic. B. glucozơ, ancol etylic.
C. glucozơ, etyl axetat. D. glucozơ, anđehit axetic.
Câu 11: Tơ được sản xuất từ xenlulozơ là
A. tơ nilon-6,6. B. tơ visco. C. tơ capron. D. tơ tằm.
Câu 12: Metylamin (CH3NH2) phản ứng được với dung dịch
A. NaOH. B. HCl. C. Na2CO3. D. NaCl.
Câu 13: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl kế tiếp, người ta cho dung dịch glucozơ phản ứng với
A. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường. B. kim loại Na.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng. D. AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng.
Câu 14: Dung dịch của chất nào sau đây không làm đổi màu quỳ tím :
A. Axit glutamic (HOOCCH2CH2CHNH2COOH). B. Natriphenolat (C6H5ONa).
C. Glyxin (CH2NH2-COOH) . D. Lysin (H2NCH2-[CH2]3CH(NH2)-COOH).
Câu 15: Công thức cấu tạo của glucozơ là
A. CH2OH(CHOH)4 CH2OH. B. CH2OH(CHOH)4 CHO .
C. C3H5(OH)3 . D. CH2OH(CHOH)3 COCH2OH.
Câu 16: Amino axit là hợp chất hữu cơ trong phân tử
A. chứa nhóm cacboxyl và nhóm amino. B. chỉ chứa nhóm amino.
C. chỉ chứa nhóm cacboxyl. D. chỉ chứa nitơ hoặc cacbon.
Câu 17: Đun nóng dung dịch chứa 27 gam glucozơ với AgNO3 trong dung dịch NH3 (dư) thì khối lượng Ag tối đa thu được là A. 32,4 gam. B. 21,6 gam. C. 16,2 gam. D. 10,8 gam.
Câu 18: Nhỏ iot vào các chất sau, chất nào chuyển sang màu xanh tím:
A. tinh bột. B. glucozơ. C. xenlulozơ. D. lipit.
Câu 19: Protein phản ứng với dung dịch Cu(OH)2 tạo sản phẩm có màu đặc trưng là
A. màu vàng. B. màu tím. C. màu đỏ. D. màu da cam.
Câu 20: Este bị thủy phân trong môi trường axit và môi trường kiềm. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm gọi là phản ứng este hóa.
B. Phản ứng thủy phân este trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
C. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng thuận nghịch.
D. Phản ứng thủy phân este trong môi trường axit là phản ứng một chiều.
Câu 21: Khi xà phòng hóa tristearin ta thu được sản phẩm là
A. C15H31COONa và etanol. B. C15H31COOH và glixerol.
C. C17H35COOH và glixerol. D. C17H35COONa và glixerol.
Câu 22: Chất tham gia phản ứng trùng hợp tạo ra polime là
A. CH3-CH2-Cl. B. CH3-CH3. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-CH2-CH3.
Câu 23: Xà phòng hóa hoàn toàn m gam chất béo X với một lượng vừa đủ NaOH. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 1,84 gam glixerol và 18,36 muối khan. Giá trị của m là
A. 14,68. B. 19,12. C. 17,8. D. 19,04.
Câu 24: Nguyên tử kim loại khi tham gia phản ứng hoá học có tính chất nào sau đây ?
A. Nhường electron và tạo thành ion âm. B. Nhường electron và tạo thành ion dương.
C. Nhận electron để trở thành ion âm. D. Nhận electron để trở thành ion dương.
Câu 25: Dãy các chất nào sau đây đều có phản ứng thuỷ phân trong môi trường axit?
A. Tinh bột, xenlulozơ, saccarozơ. B. Tinh bột, xenlulozơ, glucozơ.
C. Tinh bột, saccarozơ, fructozơ. D. Tinh bột, xenlulozơ, fructozơ.
Câu 26: Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp 2 amino axit no, là đồng đẳng kế tiếp nhau, mỗi chất đều chứa 1 nhóm (NH2) và 1 nhóm (-COOH), rồi cho sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch NaOH dư, thấy khối lượng bình tăng 32,8 g. CTCT của 2 amino axit là:
A. H2NCH2COOH, H2NCH(CH3)COOH. B. H2NCH(CH3)COOH, C2H5CH(NH2)COOH.
C. H2NCH2COOH, H2NCH2CH2COOH. D. H2NCH(CH3)COOH, H2N[CH2]3COOH.
Câu 27: Để chuyển hóa chất béo lỏng thành chất béo rắn (điều kiện thường) thì người ta cho chất béo lỏng phản ứng với
A. dung dịch NaOH đun nóng. B. khí oxi. C. nước brom. D. H2, đun nóng, xúc tác Ni.
Câu 28: Khi điện phân NaCl nóng chảy (điện cực trơ), tại catôt xảy ra
A. sự khử ion Cl–. B. sự oxi hoá ion Cl–. C. sự oxi hoá ion Na+. D. sự khử ion Na+.
Câu 29: Hợp chất X có công thức cấu tạo: CH3CH2COOCH3. Tên gọi của X là:
A. metyl propionat. B. metyl axetat. C. etyl axetat. D. propyl axetat.
Câu 30: Dãy các ion kim loại nào sau đây đều bị Zn khử thành kim loại ?
A. Cu2+, Mg2+, Pb2+. B. Cu2+, Ag+, Na+. C. Sn2+, Pb2+, Cu2+. D. Pb2+, Ag+, Al3+.———
———– HẾT ———-
Tải về ngay!