Kế hoạch bài dạy HK I môn Ngữ Văn lớp 10 bộ Cánh Diều

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu KHBD môn Ngữ Văn lớp 10 bộ sách Cánh Diều. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

BÀI MỞ ĐẦU

Tiết….:

NỘI DUNG VÀ CẤU TRÚC SÁCH

I. MỤC TIÊU DẠY HỌC

  1. Kiến thức
  • Học sinh nhận diện và đánh giá về nội dung và cấu trúc tổng thể về chương trình Ngữ văn 10 (gồm các bài học?)
  1. Năng lực
  • Biết nhận diện và đánh giá về nội dung và cấu trúc một cuốn sách
  • Thuyết trình về một vấn đề có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ;
  • Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói về một vấn đề;
  • Nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình; đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào đó về một vấn đề trên tinh thần tôn trọng người đối thoại.
  • Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Năng lực hợp tác, giao tiếp khi trao đổi, thảo luận về bài học
  • Năng lực tự học, tạo lập văn bản nghị luận.

2. Phẩm chất

  • Bài học góp phần phát triển phẩm chất trách nhiệm: HS tích cực, chủ động trong học tập để vận dụng kiến thức vào cuộc sống.
  • Bài học góp phần hình thành tính cách tự tin khi trình bày kiến thức về văn học
  • Hình thành nhân cách bồi dưỡng tình cảm: tình yêu với môn Văn
    II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
    – Bài giảng PP,
    – Máy chiếu, SGK, GGV Ngữ văn 10, tài liệu tham khảo,
  • Phiếu đánh giá, biên bản làm việc nhóm.
    III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
  1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
  • Mục tiêu:
  • Tạo tâm thế cho HS tiếp cận bài mới.
  • Huy động, kích hoạt kiến thức đã học và trải nghiệm của HS có liên quan đến nội dung sách giáo khoa Ngữ văn 10. Tạo tình huống có vấn đề để kết nối vào bài học.
  • Nội dung: Tổ chức trò chơi hỏi nhanh, đáp nhanh
    GV đặt câu hỏi và học sinh trả lời, từ đó dẫn đến nội dung bài học.
    Câu 1: Theo hướng dẫn của Bộ GD, năm học 2022-2023, các em học theo chương trình Ngữ văn như những năm học trước hay theo chương trình mới?
    A. Cũ C. Học chương trình cũ, tham khảo chương trình mới
    B. Mới Đáp án: B
    Câu 2: Em có biết hiện nay chương trình Ngữ văn 10 mới có mấy bộ sách?
    A. Một C. Ba
    B. Hai Đáp án: C
    Câu 3: Em cho biết, trường mình học chọn bộ sách Ngữ văn nào trong số các bộ sách sau đây:
    A. Cánh diều C. Chân trời sáng tạo
    B. Kết nối tri thức với cuộc sống Đáp án: A
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS
  • Tổ chức thực hiện:
  • Hình thức: Trò chơi
  • Câu hỏi trắc nghiệm
  • Cho HS trả lời nhanh
    B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
  • GV tổ chức trò chơi cho học sinh hỏi nhanh, đáp nhanh
  • GV chiếu câu hỏi:
  • GV chuẩn bị câu hỏi đặt vấn đề và các câu hỏi gợi mở giúp HS giải quyết vấn đề.
    B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS huy động kiến thức để trả lời
    B3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
  • Hs trả lời nhanh
    B4. Kết luận, nhận định
  • GV chiếu đáp án
  • GV nhận xét về kiến thức, thái độ của học sinh: Hướng học sinh đến sự lịch sự, tự tin, nhanh tay nhanh mắt, tương tác tốt với người nghe.
  • GV giới thiệu bài mới: Chương trình Ngữ văn lớp 10 từ năm học 2022 -2023 là theo bộ sách tự chọn. Nhà trường đã lựa chọn bộ sách Cánh diều vì đây là bộ sách hay, có kế thừa thành tựu của chương trình cũ, đáp ứng được những yêu cầu của giáo dục trong tình hình mới, sẽ giúp các em hình thành nhiều kiến thức, kĩ năng cần thiết để làm hành trang vững bước vào đời. Bài học hôm nay sẽ giúp chúng ta có cái nhìn tổng thể về bộ sách, nắm được cấu trúc của bộ sách, từ đó rút ra cách học để lĩnh hội tri thức một cách tốt nhất.
  1. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
    2.1. XÁC ĐỊNH NỘI DUNG VÀ MỤC ĐÍCH BÀI HỌC
  • Mục tiêu:
  • Học sinh có kiến thức tổng thể về chương trình Ngữ văn 10 (gồm các bài học?)
  • Nắm được cấu trúc của các bài học và cách học
  • Bước đầu định hình các kĩ năng cần đạt được sau khi học
  • Nội dung:
  • GV đưa ra những yêu cầu và nhiệm vụ học tập của học sinh khi tìm hiểu bài học.
  • GV chia lớp thành 5 nhóm. Mỗi nhóm cử 01 nhóm trưởng điều hành nhóm thảo luận vấn đề. HS suy nghĩ, làm việc nhóm để hoàn thành nhiệm vụ.
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện
  • B1. Chuyển giao nhiệm vụ học tập
    GV nêu câu hỏi, vấn đề thảo luận, yêu cầu các nhóm tiến hành trao đổi, thảo luận và tranh biện. Yêu cầu HS ghi kết quả thảo luận, xác định quan điểm chung của mỗi nhóm, mỗi HS đều phải đưa ra luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng để bảo vệ cho quan điểm chung của nhóm.
  • B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập: HS thực hiện trao đổi, thảo luận và hoàn thành nhiệm vụ học tập.
  • B3. Báo cáo kết quả và thảo luận
  • GV xem sản phẩm của HS. Yêu cầu HS báo cáo kết quả.
  • Dự kiến sản phẩm HS:
  • B4. Kết luận, nhận định:
    GV góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm.
    2.2. XÁC ĐỊNH CÁC PHƯƠNG PHÁP, PHƯƠNG TIỆN
  • Phương pháp trực quan, trao đổi, vấn đáp, thảo luận nhóm, Công não, thông tin – phản hồi, mảnh ghép,…
  • Mục tiêu: Hướng đến mục tiêu Biết thu thập và làm rõ các thông tin liên quan đến vấn đề, biết đề xuất và phân tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề.
  • Nội dung:
  • GV chuẩn bị câu hỏi: Hãy xác định và tìm các phương pháp, phương tiện phù hợp với phần thảo luận của nhóm.
  • Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
  • Tổ chức thực hiện:
    B1.Chuyển giao nhiệm vụ học tập
    GV nêu câu hỏi, yêu cầu các nhóm thực hiện.
  1. Đánh giá hoạt động nhóm để đánh giá hoạt động của mỗi nhóm.
    B2. Thực hiện nhiệm vụ học tập
    HS thảo luận và sử dụng mạng internet để tìm các tư liệu cần thiết.
    B3. Báo cáo kết quả và thảo luận:
    GV đến từng nhóm, gọi bất kì HS trong nhóm để nghe ý kiến và kết quả thảo luận.
    GV yêu cầu HS trả lời lí do tại sao chọn những phương tiện, phương pháp này.
    B4. Kết luận và nhận định
    GV góp ý riêng cho từng nhóm để hoàn thiện nội dung của nhóm.
    2.3 Tổ chức thực hiện:
    Hoạt động của GV và HS Nội dung chính

GV chia 05 nhóm thảo luận và giao nhiệm vụ. Cụ thể như sau:

I. HỌC ĐỌC
Hướng dẫn HS tìm hiểu chung về học đọc.

  • B1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
    Nhóm 1:
    Hệ thống các bài học trong chương trình Ngữ văn 10?
    Các bài học được chia theo cách thức như thế nào và những lưu ý khi học tập tứng phần kiến thức? Để thực hiện nội dung học tập này các em sẽ chọn phương pháp gì?
  • B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời.
  • B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • B4. Gv Kết luận, nhận định
  • GV hướng dẫn học sinh tự rút ra kết luận:
  • Hệ thống bài học được chia theo thể loại, có văn học nước ngoài và Việt Nam để so sánh, liên hệ.
  • Phương pháp thực hiện: thống kê, phân loại và tìm ra cách học phù hợp với từng thể loại.
    1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN TRUYỆN
      Sách Ngữ văn 10 tập trung dạy cách đọc văn bản truyện thông qua một số tác phẩm tiêu biểu về thần thoại, sử thi, tiểu thuyết chương hồi và truyện ngắn hiện đại. Cụ thể như sau:
      1.1. Thần thoại và sử thi:
  • Hê-ra-clét đi tìm táo vàng (trích thần thoại Hy Lạp)
  • Nữ Oa (trích thần thoại Trung Quốc)
  • Chiến thằng Mtao Mxây (trích sử thi Đăm Săn của dân tộc Ê-đê, Việt Nam)
  • Ra-ma buộc tội (trích sử thi Ramayana cùa Van-mi-ki, Ấn Độ)
    1.2. Tiếu thuyết chương hồi:
  • Kiêu binh nổi loạn (trích Hoàng Lê nhất thống chí) – Ngô gia văn phái
  • Hồi trống Cổ Thành (trích Tam quốc diễn nghĩa) – La Quán Trung
    1.3. Truyện ngắn hiện đại:
  • Người ở bến sông Châu – Sương Nguyệt Minh
  • Ngày cuối cùng cùa chiến tranh – Vũ Cao Phan
    Khi học văn bản truyện, các em học sinh cần chú ý ngoài việc hiểu nội dung và hình thức của tác phẩm, cần biết cách đọc văn bản gắn với đặc điểm mỗi thể loại cụ thể, có thể tự đặt các câu hỏi: Đọc truyện thần thoại khác gì đọc sử thi? Đọc tiểu thuyết chương hồi cần chú ý những gì và khác với cách đọc truyện ngắn hiện đại ở chỗ nào?
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN THƠ
    2.1. Thơ Đường luật:
  • Thu hứng (Cảm xúc mùa thu) của Đỗ Phủ – Trung Quốc
  • Tự tình (Bài 2) – Hồ Xuân Hương
  • Thu điếu (Câu cá mùa thu) – Nguyễn Khuyến
  • Thuật hoài (Tỏ lòng) – Phạm Ngũ Lão
    2.2. Thơ tự do:
  • Đất nước – Nguyễn Đình Thi
  • Lính đảo hát tình ca trên đảo – Trần Đăng Khoa
  • Mùa hoa mận – Chu Thùy Liên
  • Khoảng trời, hố hom – Lâm Thị Mỹ Dạ
    Ngoài những yêu cầu đọc hiểu thơ nói chung như nhận biết và thấy được mối quan hệ giữa nội dung và hình thức, các em học sinh cần chú ý những đặc điểm riêng của mỗi thể thơ. Từ đó, các em vừa hiểu các bài thơ cụ thể, vừa biết cách đọc một bài thơ Đường luật khác với cách đọc một bài thơ tự do như thế nào.
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN CHÈO, TUỒNG
  • Xúy Vân giả dại (trích vở chèo Kim Nham)
  • Thị Mầu lên chùa (trích từ vở chèo Quan Âm Thị Kính).
  • Mắc mưu Thị Hến (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
  • Xử kiện (trích tuồng Nghêu, Sò, Ốc, Hến)
    Đọc kịch bản chèo hoặc tuồng, ngoài việc hiểu nội dung cụ thể của mỗi văn bản, cần chú ý ngôn ngữ và hình thức trình bày. Khác với văn bản thơ, truyện,…, kịch bản thường nêu lên cấu trúc các hồi, cảnh; nhân vật kèm lời thoại; các chỉ dẫn sân khấu như bối cảnh, cử chỉ, điệu bộ, âm thanh, màu sắc, ánh sáng, mối liên hệ giữa sân khấu và công chúng;… Khi đọc, các em học sinh cần nhận biết và thấy được tác dụng của cách trình bày ấy.
  1. ĐỌC HIỂU VĂN BẢN NGHỊ LUẬN
    4.1. Nghị luận xã hội hiện đại:
  • Con phải hơn cha để nhà có phúc – Vũ Ngọc Hoàng
  • Đừng gây tổn thương (trích Khi ta thay đổi thế giới sẽ đổi thay) – Ca-ren Ca-xây (Karen Casey).
    4.2. Nghị luận văn học:
  • Gió thanh lay động cành cô trúc – Chu Văn Sơn
  • Phân tích bài thơ Thu vịnh của Nguyễn Khuyến
  • “Phép mầu ” kì diệu cùa văn học – Nguyền Duy Bình
    Đọc văn bản nghị luận cần chú ý đền đề tài, ý nghĩa của vấn đề được bài viết nêu lên và cách tác giả nêu ý kiến, sử dụng lí lẽ và bằng chứng cụ thể để thuyết phục người đọc.
  1. ĐỌC HIẾU VĂN BẢN THÔNG TIN
  • Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội: một hằng số văn hóa Việt Nam – Trần Quốc Vượng
  • Những điều cần chú ý khi tham gia Lễ hội Đền Hùng 2019 – Thế Phương
  • Lễ hội dân gian đặc sắc của dân tộc Chăm ở Ninh Thuận – Đào Bình Trịnh
  • Lễ hội Ok Om Bok – Thạch Nhi
    Văn bản thông tin trong sách Ngữ văn 10 là một số dạng văn bản thông tin tồng hợp; trong đó sử dụng phương thức thuyết minh có lồng ghép một hay nhiều yếu tố như miêu tả, tự sự, biểu cảm, nghị luận. Nội dung của các văn bản này tập trung vào đề tài văn hoá, lễ hội và đời sống. Khi đọc các văn bản này, ngoài việc biết thêm những nét đặc sắc văn hoá truyền thống của dân tộc ở nhiều vùng miền khác nhau, cần chú ý cách triển khai thông tin bằng nhiều hình thức, cách trình bày văn bản có sử dụng kết hợp kênh chữ với kênh hình (văn bản đa phương thức).
  1. ĐỌC THƠ VĂN NGUYỄN TRÃI
  • Nguyễn Trãi, người anh hùng của dân tộc – Phạm Văn Đồng
  • Bình Ngô đại cáo (Đại cáo bình Ngô).
  • Bảo kính cảnh giới (Gương báu khuyên răn) – Bài 43
  • Tái dụ Vương Thông thư (Thư dụ Vương Thông lần nữa)
    Khi đọc thơ văn Nguyền Trãi, ngoài việc chú ý các yêu cầu đọc hiểu văn bản nghị luận trung đại, thơ Nôm Đường luật, cần biết vận dụng những hiểu biết về Nguyền Trãi để hiểu sâu hơn tác phẩm của ông.
    II. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT
    Hướng dẫn HS thực hành Tiếng Việt.
  • B1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
    Nhóm 2: Nêu cách thức học tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn 10 và khi làm bài tập cần có những lưu ý gì?
  • B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời.
  • B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • B4. Gv Kết luận, nhận định – Dạy học tiếng Việt theo yêu cầu phát triển năng lực không nghiêng về trang bị lí thuyết mà tập trung vào thực hành bốn kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe. Các văn bản đọc hiểu trong sách giáo khoa sẽ là ngữ liệu tiêu biểu để thực hành rèn luyện tiếng Việt. Phần Thực hành tiếng Việt chủ yếu nêu lên các bài tập. Qua việc làm bài tập mà các em được trang bị những kiến thức cơ bàn về tiếng Việt và cách sừ dụng tiếng Việt trong các hoạt động giao tiếp, trước hết là để hiểu văn bản trong sách giáo khoa và các văn bản thông dụng trong đời sống. Khi học phần Thực hành tiếng Việt, các em cần chú ý:
  • Khi làm bài tập trong phần này, cần dựa vào những lưu ý về đơn vị kiến thức tiếng Việt ấy trong phần Kiến thức ngữ văn nêu ở đầu mỗi bài học để có hướng làm bài và hệ thống lại những hiểu biết của mình sau khi làm bài tập.
  • Thực hành vận dụng kiến thức tiếng Việt trong các tiết đọc hiểu, viết, nói và nghe cũng như trong tiết học các môn học khác, trong sinh hoạt và giao tiếp với nhiều hình thức khác nhau.
    III. HỌC VIẾT
    Hướng dẫn HS học viết.
  • B1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
    Nhóm 3: Trong chương trình Ngữ văn 10 học sinh cần học viết các loại văn bản nào? Nêu rõ những yêu cầu về học viết các kiểu văn bản đó?
  • B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời.
  • B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • B4. Gv Kết luận, nhận định
    Theo yêu cầu của chương trình, sách Ngữ văn 10 tiếp tục hướng dẫn các em rèn luyện kĩ năng viết theo quy trình bốn bước đã học: a) Chuẩn bị; b) Tìm ý và lập dàn ý; c) Viết; d) Kiểm tra và chỉnh sửa (kể cả dàn ý) với yêu cầu cụ thể của từng kiểu văn bản như sau:

Kiểu văn bản Yêu cầu

Nghị luận – Viết được văn bản bàn luận về một vấn đề xã hội: trình bày rõ quan điểm và hệ thống các luận điểm, có cấu trúc chặt chẽ, sử dụng các bằng chứng thuyết phục.

  • Viết được văn bản nghị luận phân tích, đánh giá một tác phẩm văn học: chủ đề. những nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật và tác dụng cùa chúng.
  • Viết được bài luận thuyết phục người khác từ bỏ một thói quen hay một quan niệm.
  • Viết được bài luận về bản thân.

Thuyết minh – Viết được báo cáo kết quả nghiên cứu về một vấn đề, có sử dụng trích dẫn, cước chú và các phương tiện hỗ trợ phù hợp.
Nhật dụng – Viết được bản nội quy hoặc bản hướng dẫn ở nơi công cộng.

IV. HỌC NÓI VÀ NGHE
Hướng dẫn HS học nói và nghe.

  • B1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
    Nhóm 4: Trong chương trình Ngữ văn 10 học sinh cần học các kĩ năng nào? Nêu rõ những yêu cầu về những kĩ năng đó?
  • B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời.
  • B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • B4. Gv Kết luận, nhận định
    Nội dung và yêu cầu rèn luyện kĩ năng nói và nghe trong sách Ngữ văn 10 gồm:
    Kĩ năng Yêu cầu

Nói – Biết thuyết trình về một vấn đề xã hội. có sử dụng kết hợp phương tiện ngôn ngữ với các phương tiện giao tiếp phi ngôn ngữ.

  • Trình bày được báo cáo về một kết quả nghiên cứu hay hoạt động trải nghiệm.
  • Biết giới thiệu, đánh giá về nội dung và nghệ thuật của một tác phẩm văn học (theo lựa chọn cá nhân).
    Nghe – Nghe và nắm bắt được nội dung truyết trình, quan điểm của người nói.
  • Biết nhận xét về nội dung và hình thức thuyết trình.
    Nói nghe tương tác – Biết thảo luận về một vấn đề có những ý kiến khác nhau, đưa ra được những căn cứ thuyết phục để bảo vệ hay bác bỏ một ý kiến nào dó, tôn trọng người đối thoại.

V. CẤU TRÚC CỦA SÁCH NGỮ VĂN 10
Hướng dẫn HS tìm hiểu cấu trúc sách.

  • B1. Giáo viên giao nhiệm vụ:
    Nhóm 5: Nhận xét về cấu trúc của sgk Ngữ văn 10 và nhiệm vụ của học sinh trong mỗi bài học?
  • B2. HS suy nghĩ trao đổi và trả lời.
  • B3: HS báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ
  • B4. Gv Kết luận, nhận định
    Ngoài bài mở đầu, sách có tám bài học chính. Bảng dưới đây giới thiệu cấu trúc của một bài học và nhiệm vụ của học sinh cần thực hiện trong khi học.
    Các phần của bài học Nhiệm vụ của học sinh
    TÊN BÀI HỌC

YÊU CẦU CẦN ĐẠT – Đọc trước khi học để có định hướng đúng.

  • Đọc sau khi học để tự đánh giá.

KIẾN THỨC NGỮ VĂN – Đọc ở nhà và vận dụng khi học trên lớp.
ĐỌC

  • Đọc hiểu văn bản

-Thực hành đọc hiểu – Tìm hiểu thông tin vế bối cảnh, tác giả. tác phẩm,…

  • Đọc trực tiếp văn bản và chú ý các hướng dẫn đọc bên phải, xem chú thích cuối trang.
  • Trả lời câu hỏi đọc hiểu. THỰC HÀNH TIẾNG VIỆT – Đọc kiến thức tiếng Việt ở phần Kiến thức ngữ văn và làm bài tập thực hành tiếng Việt. VIẾT
    • ĐỊNH HƯỚNG
  • THỰC HÀNH – Đọc định hướng viết.
  • Làm bài tập thực hành viết.

NÓI VÀ NGHE
– ĐỊNH HƯỚNG
– THỰC HÀNH – Đọc định hướng nói và nghe.

  • Làm bài tập thực hành nói và nghe.

TỰ ĐÁNH GIÁ – Tự đánh giá kết quả đọc hiểu, viết thông qua
đọc và trả lời các câu hỏi về một văn bản tương tự đã học.
HƯỚNG DẪN TỰ HỌC – Đọc mở rộng theo gợi ý.

  • Thu thập tư liệu liên quan đến bài học.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ