200 câu trắc nghiệm ôn tập HK I lớp 11 môn Hoá học hay nhất

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu 200 câu trắc nghiệm ôn tập môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

Câu 1: Cho phản ứng hoá học sau: H2(g) + Br2(g)–> 2HBr(g)
Biểu thức hằng số cân bằng (KC) của phản ứng trên là
Câu 2: Sự phá vỡ cân bằng cũ để chuyển sang một cân bằng mới do các yếu tố bên ngoài tác động được gọi là
A. sự biến đổi chất.

B. sự dịch chuyển cân bằng.

C. sự chuyển đổi vận tốc phản ứng.

D. sự biến đổi hằng số cân bằng.
Câu 3: Các yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân bằng hoá học là
A. nồng độ, nhiệt độ và chất xúc tác.

B. nồng độ, áp suất và diện tích bề mặt.

C. nồng độ, nhiệt độ và áp suất.

D. áp suất, nhiệt độ và chất xúc tác.
Câu 4: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
CO (g) + H2O (g) CO2 (g) + H2 (g); < 0 Cân bằng trên chuyển dịch theo chiều thuận khi

A. tăng áp suất chung của hệ.

B. cho chất xúc tác vào hệ.

C. thêm khí H2 vào hệ.

D. giảm nhiệt độ của hệ.

Câu 5: Cho cân bằng hoá học: H2 (g) + I2 (g) 2HI (g); > 0.
Cân bằng không bị chuyển dịch khi
A. tăng nhiệt độ của hệ.

B. giảm nồng độ HI.

C. tăng nồng độ H2.

D. giảm áp suất chung của hệ.
Câu 6: Cho cân bằng hoá học: N2 (g) + 3H2 (g) 2NH3 (g); phản ứng thuận là phản ứng toả nhiệt. Cân bằng hoá học không bị chuyển dịch khi
A. thay đổi áp suất của hệ.

B. thay đổi nồng độ N2.

C. thay đổi nhiệt độ.

D. thêm chất xúc tác Fe.
Câu 7: Cho các nhận xét sau:
(a) Ở trạng thái cân bằng, tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản nghịch.
(b) Ở trạng thái cân bằng, các chất không phản ứng với nhau.
(c) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ chất sản phẩm luôn lớn hơn nồng độ chất ban đầu.
(d) Ở trạng thái cân bằng, nồng độ các chất không thay đổi.
Các nhận xét đúng là
A. (a) và (b).

B. (b) và (c).

C. (a) và (c).

D. (a) và (d).
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(1) Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng là: Nhiệt độ, nồng độ, áp suất, chất xúc tác,
diện tích bề mặt.
(2) Cân bằng hóa học là cân bằng động.
(3) Khi thay đổi trạng thái cân bằng của phản ứng thuận nghịch, cân bằng sẽ chuyển dịch về phía chống lại sự thay đổi đó.
(4) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng xảy ra theo 2 chiều ngược nhau.
(5) Cân bằng hóa học là trạng thái mà phản ứng đã xảy ra hoàn toàn.
(6) Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng hóa học, phản ứng dừng lại.
Số phát biểu đúng là
A. 4.

B. 3.

C. 6.

D. 5.
Câu 9: Chất nào dưới đây không phân li ra ion khi hòa tan trong nước?
A. MgCl2.

B. HClO3.

C. Ba(OH)2.

D. C6H12O6 (glucose).
Câu 10: Dung dịch nào sau đây có khả năng dẫn điện?
A. Dung dịch đường.

B. Dung dịch rượu.
C. Dung dịch muối ăn.

D. Dung dịch benzene trong ancol.
Câu 11: Cho phương trình: NH3 + H2O NH4+ + OH-
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là base?
A. NH3.

B. H2O.

C. NH4+.

D. OH-.
Câu 12: Cho phương trình: NH3 + H2O NH4+ + OH-
Trong phản ứng thuận, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
A. NH3.

B. H2O.

C. NH4+.

D. OH-.
Câu 13: Cho phương trình: NH3 + H2O NH4+ + OH-
Trong phản ứng nghịch, theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào là acid?
A. NH3.

B. H2O.

C. NH4+.

D. OH-.
Câu 14: Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/L, dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. HCl.

B. HF.

C. HI.

D. HBr.
Câu 15: Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất ….(1) dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo ….(2). (1) và (2) lần lượt là
A. lỏng – thời gian.

B. rắn – nhiệt độ.

C. lỏng – nhiệt độ.

D. rắn – thời gian.
Câu 16: Nồng độ mol của ion NO3- trong dung dịch Al(NO3)3 0,05 M là
A. 0,02 M.

B. 0,15 M.

C. 0,1 M.

D. 0,05 M.
Câu 17: Theo thuyết Bronsted – Lowry chất nào sau đây là acid?
A. Fe3+.

B. Cl-.

C. PO43-.

D. SO32-.
Câu 18: Giá trị pH của dung dịch H2SO4 0,005 M là
A. 2.

B. 12.

C. 10.

D. 4.
Câu 19: Giá trị pH của dung dịch NaOH 0,1 M là
A. 1.

B. 13.

C. 11.

D. 3.
Câu 20: Thêm nước vào 10 mL dung dịch NaOH 1,0 mol/L, thu được 1000 mL dung dịch A. Dung dịch A có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
A. pH giảm đi 2 đơn vị.

B. pH giảm đi 1 đơn vị.

C. pH tăng 2 đơn vị.

D. pH tăng gấp đôi.
Câu 21: Thêm nước vào 10 mL dung dịch HCl 1,0 mol/L để được 1 000 mL dung dịch. A. Dung dịch mới thu được có pH thay đổi như thế nào so với dung dịch ban đầu?
A. pH giảm đi 2 đơn vị.

B. pH giảm đi 0,5 đơn vị.

C. pH tăng gấp đôi.

D. pH tăng 2 đơn vị.
Câu 22: Cho hình vẽ mô tả thí thí nghiệm như sau:

Hình vẽ mô tả thí nghiệm để chứng minh
A. tính tan nhiều trong nước của NH3.

B. tính base của NH3.

C. tính tan nhiều trong nước và tính base của NH3.

D. tính khử của NH3.
Câu 23: Nitric acid dễ bị phân hủy bởi ánh sáng hoặc nhiệt độ tạo thành các sản phẩm là
A. NO2, H2O.

B. NO2, O2, H2O.

C. N2, O2, H2O.

D. N2. H2O.
Câu 24: Khí nào phổ biến nhất trong khí quyển Trái Đất?
A. Oxygen.

B. Nitrogen.

C. Ozone.

D. Argon.
Câu 25: Trong phản ứng tổng hợp ammonia từ nitrogen và hydrogen, nitrogen đóng vài trò là
A. chất khử.

B. chất oxi hóa.

C. acid.

D. base.
Câu 26: Ứng dụng nào sau đây không phải của N2?
A. Tổng hợp NH3.

B. Bảo quản máu.

C. Diệt khuẩn, khử trùng.

D. Bảo quản thực phẩm.
Câu 27: Nhận định nào sau đây về phân tử nitrogen là đúng?
A. Có ba liên kết đơn bền vững.

B. Chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa là -3.

C. Có liên kết cộng hóa trị có cực.

D. Thể hiện cả tính oxi hóa và tính khử.
Câu 28: Trong tự nhiên, phản ứng giữa nitrogen và oxygen (trong cơn mưa dông kèm sấm sét) là khởi đầu cho quá trình tạo và cung cấp loại phân bón nào cho cây?
A. Phân kali.

B. Phân đạm ammonium.

C. Phân lân.

D. Phân đạm nitrate.
Câu 29: Nitrogen dioxide là tên gọi của oxide nào sau đây?
A. NO.

B. NO2.

C. N2O.

D. N2O4.
Câu 30: Cho các phát biểu:
(a) Để so sánh mức độ acid giữa các dung dịch có thể dựa vào nồng độ: dung dịch acid nào có nồng độ lớn hơn sẽ có tính acid mạnh hơn.
(b) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có tính acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH lớn hơn.
(c) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch nào có cùng nồng độ ion OH- lớn hơn và pH nhỏ hơn sẽ có tính base lớn hơn.
(d) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch acid mạnh hơn sẽ có nồng độ ion H+ lớn hơn và pH nhỏ hơn.
(e) Trong các dung dịch có cùng nồng độ, dung dịch có nồng độ ion H+ nhỏ và pH cao sẽ có tính acid yếu hơn.
(g) Trong một dãy các dung dịch có cùng nồng độ được sắp xếp theo tính acid tăng dần thì nồng độ ion OH- sẽ giảm dần và pH giảm dần.
Số phát biểu đúng là
A. 2.

B. 3.

C. 4.

D. 5.
Câu 31: HNO3 tinh khiết là chất lỏng không màu, nhưng dung dịch HNO3 để lâu thường chuyển sang màu vàng là do
A. HNO3 tan nhiều trong nước.
B. khi để lâu thì HNO3 bị khử bởi các chất của môi trường.
C. dung dịch HNO3 có tính oxi hóa mạnh.
D. dung dịch HNO3 có hoà tan một lượng nhỏ NO2.
Câu 32: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại Cu tác dụng với dung dịch HNO3 đặc. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 33: Một nhóm học sinh thực hiện thí nghiệm cho kim loại sắt tác dụng với dung dịch HNO3 loãng. Hiện tượng quan sát nào sau đây là đúng?
A. Khí không màu hóa nâu trong không khí, dung dịch chuyển sang màu vàng.
B. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch không màu.
C. Khí màu nâu đỏ thoát ra, dung dịch chuyển sang màu xanh.
D. Khí không màu thoát ra, dung dịch không màu.
Câu 34: Hòa tan hoàn toàn m gam sắt bằng một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 sau phản ứng thu được 4,958 L khí NO ( khí duy nhất ở đkc).Giá trị của m là (Fe=56)
A. 11,2 gam.

B. 19,5 gam.

C. 6,5 gam.

D. 8,1 gam.
Câu 35: Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử sulfur là
A. 3s2 3p4.

B. 2s2 2p4.

C. 3s2 3p6.

D. 2s2 2p6.
Câu 36: Nguyên tố sulfur có số hiệu nguyên tử là 16. Vị trí của sulfur trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là
A. Chu kì 3, nhóm VIA.

B. Chu kì 5, nhóm VIA.

C. Chu kì 3, nhóm IVA.

D. Chu kì 5, nhóm IVA.
Câu 37: SO2 là một khí độc được thải ra từ các vùng công nghiệp, là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng nào dưới đây?
A. Mưa acid.

B. Hiệu ứng nhà kính.

C. Hiệu ứng đomino.

D. Sương mù.
Câu 38: Thạch cao sống là một dạng tồn tại phổ biến của sulfur trong tự nhiên, được sử dụng làm nguyên liệu để sản xuất xi măng, phấn viết bảng, … Công thức của thạch cao sống là
A. BaSO4.

B. CaSO4.2H2O.

C. MgSO4.

D. CuSO4.5H2O.
Câu 39: Một bạn học sinh thu khí SO2 vào bình tam giác và đậy miệng bình bằng bông tẩm dung dịch E (để giữ không cho khí SO2 bay ra) theo sơ đồ bên. Theo em, để hiệu quả nhất, bạn học sinh cần sử dụng dung dịch E là dung dịch nào sau đây?
A. Giấm ăn.

B. Muối ăn.

C. Nước vôi.

D. Nước máy.
Câu 40: Dẫn khí SO2 vào 100 mL dung dịch KMnO4 0,02 M đến khi mất màu tím theo sơ đồ phản ứng: SO2 + KMnO4 + H2O K2SO4 + MnSO4 + H2SO4. Thể tích khí SO2 (đkc) đã phản ứng là
A. 50 mL.

B. 248 mL.

C. 124 mL.

D. 100 mL.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ