Bộ 10 đề ôn tập HK I lớp 1 môn Hoá học theo hình thức TN + TL có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 1

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Hạt nhân của nguyên tử nguyên tố A có 24 hạt, trong đó số hạt không mang điện là 12. Số electron trong nguyên tử A là

    A.  12.                            B.  24.                                C.  13.                                D.  6.

Câu 2: Số proton và số neutron trong nguyên tử aluminium  lần lượt là

    A.  13 và 15.                 B.  13 và 14.                      C.  12 và 14.                      D.  13 và 13.

Câu 3: Orbital nguyên tử là

    A.  đám mây electron có dạng hình cầu.

    B.  đám mây electron có dạng hình số 8 nổi.

    C.  khu vực không gian xung quanh hạt nhân trong đó xác suất có mặt electron lớn nhất.

    D.  quỹ đạo chuyển động của electron xung quanh hạt nhân.

Câu 4: Lớp M có số orbital tối đa là

    A.  3.                              B.  4.                                  C.  9.                                  D.  18.

Câu 5: Các nguyên tử đồng vị có

(1) tính chất hóa học giống nhau.

(2) tính chất vật lí khác nhau.

(3) cùng số electron ở vỏ nguyên tử.

(4) cùng số proton nhưng khác nhau về số khối.

Số ý đúng là

    A.  4.                              B.  3.                                  C.  2.                                  D.  1.

Câu 6: Nguyên tố K có số hiệu nguyên tử là 19. Phát biểu nào sau đây sai?

    A.  Số electron ở vỏ nguyên tử của nguyên tố K là 19.

    B.  Vỏ của nguyên tử K có 4 lớp electron và lớp ngoài cùng có 1 electron.

    C.  Hạt nhân của nguyên tử K có 19 proton.

    D.  Nguyên tố K là nguyên tố phi kim.

Câu 7: Trong tự nhiên, nguyên tố chlorine có hai đồng vị bền, trong đó đồng vị  chiếm 75,77% số nguyên tử. Nguyên tử khối trung bình của chlorine là 35,48. Số khối của đồng vị còn lại là

    A.  36.                            B.  37.                                C.  38.                                D.  39.

Câu 8: Nguyên tử X có tổng số electron ở các phân lớp s là 6 và tổng số electron ở lớp ngoài cùng cũng là 6. Nguyên tố X là

    A.  O (Z = 8).                B.  S (Z = 16).                  C.  Fe (Z = 26).                 D.  Cr (Z = 24).

Câu 9: Chu kì 3 của bảng tuần hoàn có số nguyên tố là

    A.  2.                              B.  8.                                  C.  10.                                D.  18.

Câu 10: Trong một nhóm, từ trên xuống dưới số lớp electron

    A.  tăng dần.                 B.  giảm dần.                    C.  không thay đổi.          D.  như nhau.

Câu 11: Hạt nhân nguyên tử Y có 15 proton. Trong bảng tuần hoàn nguyên tố Y ở

    A.  ô 15, chu kì 3, nhóm VIIA.                              B.  ô 15, chu kì 2, nhóm VA.

    C.  ô 15, chu kì 3, nhóm VA.                                 D.  ô 15, chu kì 4, nhóm VA.

Câu 12: Cấu hình electron nào sau đây ứng với nguyên tố có độ âm điện lớn nhất?

    A.  1s22s22p63s23p2.     B.  1s22s22p5.                    C.  1s22s22p6.                    D.  1s22s22p63s1.

Câu 13: Cho các nguyên tố với số hiệu nguyên tử sau: X (Z = 1); Y (Z = 7); electron (Z = 12); T (Z = 19). Các nguyên tố kim loại là

    A.  X, Y, E.                   B.  X, Y, E, T.                  C.  E, T.                             D.  Y, T.

Câu 14: Công thức oxide cao nhất của nguyên tố R (Z = 17) là

    A.  R2O.                         B.  R2O3.                            C.  R2O5.                            D.  R2O7.

Câu 15: Nitrogen (N) là nguyên tố thuộc nhóm VA, chu kì 2 của bảng tuần hoàn. Cho các phát biểu sau:

(a) Nguyên tử N có 2 lớp electron và 5 electron lớp ngoài cùng.

(b) Công thức oxide cao nhất của N có dạng NO2 và là acidic oxide.

(c) Nguyên tố N có tính phi kim mạnh hơn nguyên tố O (Z = 8).

(d) Hydroxide ứng với oxide cao nhất của N có dạng HNO3 và có tính acid.

Số phát biểu đúng là

    A.  1.                              B.  2.                                  C.  3.                                  D.  4.

Câu 16: Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì và có tổng số proton trong hai hạt nhân là 25. X và Y thuộc chu kì và nhóm nào trong bảng tuần hoàn?

    A.  Chu kì 3, các nhóm IIA và IIIA.                     B.  Chu kì 2, các nhóm IIIA và IVA.

    C.  Chu kì 3, các nhóm IA và IIA.                        D.  Chu kì 2, nhóm IIA.

Câu 17: Cho 3,6 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại A, B kế tiếp nhau trong nhóm IIAtác dụng với dung dịch HCl dư, khí CO2 sinh ra hấp thụ hết vào 3 lít dung dịch Ca(OH)2 0,015M thu được 4 gam kết tủa. Hai kim loại là

    A.  Be, Mg.                   B.  Mg, Ba.                       C.  Ca, Sr.                          D.  Sr, Ba.

Câu 18: Liên kết hóa học là

    A.  sự kết hợp giữa các hạt cơ bản hình thành nguyên tử bền vững.

    B.  sự kết hợp giữa các nguyên tử tạo thành phân tử hay tinh thể bền vững hơn.

    C.  sự kết hợp của các phân tử hình thành các chất bền vững.

    D.  sự kết hợp của chất tạo thành vật thể bền vững.

Câu 19: Quá trình nào sau đây đúng?

    A.  Ca → Ca2+ + 2e.                                                B.  Ca → Ca+ + 1e.

    C.  Ca + 2e → Ca2+.                                                D.  Ca + 2e → Ca2-.

Câu 20: Liên kết ion là loại liên kết hoá học được hình thành bằng lực hút tĩnh điện giữa

    A.  các anion.                                                           B.  cation và các electron tự do.  

    C.  electron và hạt nhân nguyên tử.                       D.  cation và anion.

Câu 21: Liên kết tạo thành do sự góp chung electron là liên kết

    A.  ion.                           B.  cộng hóa trị.                C.  kim loại.                      D.  hydrogen.

Câu 22: Dựa vào hiệu độ âm điện giữa 2 nguyên tố, cho biết liên kết trong phân tử nào sau đây phân cực nhất?

    A.  HI.                            B.  HBr.                             C.  HCl.                             D.  HF.

Câu 23: Liên kết σ (xichma) là liên kết được hình thành do

    A.  sự xen phủ bên của 2 orbital.                           B.  sự xen phủ trục của hai orbital.

    C.  lực hút tĩnh điện giữa hai ion.                          D.  cặp electron chung.

Câu 24: Tương tác Vander Waals được hình thành do

    A.  tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử.

    B.  tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các phân tử.

    C.  tương tác tĩnh điện lưỡng cực – lưỡng cực giữa các nguyên tử hay phân tử.

    D.  lực hút tĩnh điện giữa các phân tử phân cực.

Câu 25: Các liên kết biểu diễn bằng dấu “•••” có vai trò quan trọng trong việc làm bền chuỗi xoắn đôi DNA:

Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Đó là liên kết

    A.  ion.                                                                      B.  cộng hoá trị phân cực.

    C.  cộng hoá trị không phân cực.                           D.  hydrogen.

Câu 26: Công thức electron nào sau đây không đúng quy tắc octet?

    A.  Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)                  B.  Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)                       C.  Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)                 D.  Đề thi Học kì 1 Hóa học lớp 10 Kết nối tri thức có đáp án (4 đề)

Câu 27: Sơ đồ tạo thành ion nào sau đây sai?

    A.  Li → Li+ + 1e.        B.  Be → Be2+ + 2e.         C.  O + 2e → O2-.             D.  Ne + 2e → Ne2-.

Câu 28: Nguyên tố X, Y có số đơn vị điện tích hạt nhân lần lượt là 6, 17. Công thức phân tử hợp chất tạo thành từ X, Y và loại liên kết là

    A.  XY, liên kết cộng hóa trị.                                 B.  X4Y, liên kết ion.

    C.  XY2, liên kết ion.                                               D.  XY4, liên kết cộng hóa trị.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Nguyên tử của nguyên tố R có điện tích lớp vỏ nguyên tử là -3,84.10-18C.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử R.

b) Xác định vị trí nguyên tố R trong bảng tuần hoàn và nêu tính chất đơn chất, hợp chất tạo nên từ nguyên tố R.

Câu 2: 

a) Vận dụng quy tắc octet, giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử F2. Biết ZF = 9.

b) Biểu diễn sự tạo thành liên kết ion trong tinh thể MgO. Biết ZMg = 12; ZO = 8.

c) So sánh nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của hai chất: ammonia (NH3) và phosphine (PH3). Giải thích.

Câu 3: Trong tự nhiên, magnesium có 3 đồng vị bền là 24Mg, 25Mg và 26Mg. Phương pháp phổ khối lượng xác định được nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,32 và đồng vị 26Mg chiếm 11% số nguyên tử.

a) Tính % số nguyên tử của đồng vị 24Mg, 25Mg.

b) Tính khối lượng của đồng vị 24Mg trong 0,5 mol MgO.

c) Viết công thức oxide cao nhất, công thức hydroxide của magnesium.

Câu 4: Hợp chất M được tạo nên từ cation X+ và anion Y2-. Mỗi ion đều do 5 nguyên tử của hai nguyên tố tạo nên. Tổng số proton trong cation X+ bằng 11, tổng số electron trong anion Y2- là 50. Hai nguyên tố trong anion Y2- ở cùng nhóm A và hai chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Xác định công thức phân tử của hợp chất M.              ĐS: (NH4)2SO4

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 2

Câu 1: Nguyên tử sodium có 11 proton, 11 electron và 12 neutron. Số khối của hạt nhân nguyên tử sodium là

    A.  22.                            B.  23.                                C.  24.                                D.  34.

Câu 2: Cho các nguyên tử sau: X (Z = 8, A = 16); Y (Z = 9, A = 20); T (Z = 10, A = 20); Q (Z = 8, A = 17). Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học là

    A.  X và Y.                    B.  X và T.                        C.  X và Q.                        D.  Y và T.

Câu 3: Orbital p có dạng

    A.  hình tròn.                B.  hình số tám nổi.          C.  hình cầu.                      D.  hình bầu dục.

Câu 4: Phân lớp d có số orbital là

    A.  1.                              B.  3.                                  C.  5.                                  D.  7.

Câu 5: Cho các phát biểu sau:

(1) Trong nguyên tử luôn có số proton bằng số electron.

(2) Tổng số proton và electron trong nguyên tử được gọi là số khối.

(3) Khối lượng riêng của hạt nhân lớn hơn nhiều so với khối lượng riêng của nguyên tử.

(4) Trong nguyên tử, số proton chính là số đơn vị điện tích hạt nhân.

(5) Đồng vị là các nguyên tử có cùng số neutron nhưng khác nhau số proton.

Số phát biểu đúng là

    A.  1.                              B.  2.                                  C.  3.                                  D.  4.

Câu 6: Nguyên tử nào sau đây có lớp electron ngoài cùng bền vững?

    A.  Na (Z = 11).            B.  Cl (Z = 17).                 C.  Ne (Z = 10).                D.  Al (Z = 13).

Câu 7: Oxi có 3 đồng vị: . Lithium có hai đồng vị: . Có thể có bao nhiêu loại phân tử Li2O được tạo thành từ các đồng vị của lithium và oxygen?

    A.  8.                              B.  9.                                  C.  10.                                D.  12.

Câu 8: Trong tự nhiên chlorine có hai đồng vị với % số nguyên tử như sau:  (75,77%),  (24,23%). Phần trăm khối lượng của  trong HClO4 là (H = 1; O = 16)

    A.  8,92%.                     B.  8,43%.                         C.  8,56%.                         D.  8,79%.

Câu 9: Trong bảng tuần hoàn, các nguyên tố được xếp thành một cột có cùng

    A.  số electron trong nguyên tử.                            B.  số lớp electron.

    C.  số hiệu nguyên tử.                                             D.  số electron hóa trị.

Câu 10: Cho các nguyên tố: Al (Z = 13), P (Z = 15), S (Z = 16), O (Z = 8). Nguyên tố có bán kính nguyên tử nhỏ nhất là

    A.  P.                              B.  Al.                                C.  S.                                  D.  O.

Câu 11: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố có tính phi kim mạnh nhất là

    A.  I.                               B.  F.                                  C.  O.                                 D.  Cs.

Câu 12: Oxide nào sau đây thuộc loại acidic oxide?

    A.  Na2O.                       B.  Al2O3.                          C.  P2O5.                            D.  CaO. 

Câu 13: Tính base của Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)được xếp tăng dần theo thứ tự:

    A.  NaOH, Mg(OH)2, Al(OH)3.                             B.  Al(OH)3, Mg(OH)2, NaOH.

    C.  Mg(OH)2, Al(OH)3, NaOH.                             D.  Mg(OH)2, NaOH, Al(OH)3.

Câu 14: Ba nguyên tố phi kim R, Q, T (ZR < ZQ < ZT) ở cùng chu kì và 3 nhóm A liên tiếp. Phát biểu nào sau đây sai?

    A.  Điện tích hạt nhân R < Q < T.                         B.  Bán kính nguyên tử R < Q < T.

    C.  Tính phi kim R < Q < T.                                   D.  Độ âm điện R < Q < T.

Câu 15: Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, tính chất nào sau đây không biến đổi?

    A.  Bán kính nguyên tử.

    B.  Tính kim loại, phi kim.

    C.  Hóa trị cao nhất trong hợp chất với oxygen.

    D.  Tính acid, base của hydroxide.

Câu 16: X và Y là hai nguyên tố phi kim ở cùng chu kì trong bảng tuần hoàn, ZX < ZY. Trong anion XY32−có tổng số electron là 32. Kết luận nào sau đây là sai?

    A.  Độ âm điện của Y lớn hơn độ âm điện của X.

    B.  Số hiệu nguyên tử của Y ≥ 8. 

    C.  Anion đã cho là CO32-.

    D.  Tính phi kim của X mạnh hơn tính phi kim của Y.

Câu 17: Hợp chất nào sau đây thuộc loại hợp chất ion?

    A.  CO2.                         B.  CaO.                            C.  H2O.                             D.  HCl.

Câu 18: Phát biểu nào sau đây là sai?

    A.  Hợp chất cộng hóa trị tồn tại ở trạng thái rắn, lỏng hoặc khí.

    B.  Hợp chất cộng hóa trị không phân cực tan tốt trong các dung môi không phân cực.

    C.  Hợp chất cộng hóa trị tan tốt trong nước.

    D.  Hợp chất cộng hóa trị không phân cực không dẫn điện ở mọi trạng thái.

Câu 19: Độ âm điện của C và O lần lượt là 2,55 và 3,44. Liên kết giữa C và O trong phân tử CO2 là

    A.  liên kết cộng hóa trị không phân cực.             B.  liên kết cộng hóa trị phân cực.

    C.  liên kết ion.                                                         D.  liên kết hydrogen.

Câu 20: Cho các chất: N2, H2, NH3, NaCl, HCl, H2O. Số chất trong trong phân tử có liên kết cộng hóa trị phân cực là

    A.  2.                              B.  3.                                  C.  4.                                  D.  5.

Câu 21: Số liên kết σ (xichma) và π (pi) trong phân tử C2H4 lần lượt là

    A.  5 và 1.                      B.  1 và 1.                          C.  2 và 0.                          D.  4 và 0.

Câu 22: Dãy chất nào sau đây trong phân tử có liên kết cộng hóa trị không phân cực?

    A.  O2, H2, N2, H2O.                                                B.  HI, HCl, HBr, HF.

    C.  Cl2, O2, N2, F2.                                                   D.  MgO, Al2O3, AlCl3, Na2O.

Câu 23: HF có nhiệt độ sôi cao hơn so với HCl, HBr, HI vì

    A.  HF có phân tử khối lớn nhất.                           B.  HF có liên kết hydrogen.

    C.  HF có tương tác Vander Waals.                      D.  HF là hợp chất phân cực nhất.

Câu 24: Chất nào sau đây có liên kết hydrogen giữa các phân tử với nhau?

    A.  C2H6.                       B.  H2O.                             C.  CO2.                             D.  H2S.

Câu 25: Quá trình hình thành ion từ nguyên tử Na (Z = 11) theo qui tắc octet là

    A.  Na + 1e → Na                                                   B.  Na → Na+ e

    C.  Na → Na2+ + 2e                                                 D.  Na + electron → Na+

Câu 26: Quá trình hình thành ion từ nguyên tử S (Z = 16) theo qui tắc octet là

    A.  S + 2e → S2-                                                       B.  S → S2- + 2e

    C.  S → S2+ + 2e                                                      D.  S → S6+ + 6e

Câu 27: Hợp chất M được tạo thành từ các ion đơn nguyên tử X3+ và Y2-. Ion X3+ có số hạt mang điện là 23. Ion Y2- có số khối là 16 và có số electron hơn số neutron là 2. Cấu hình electron nguyên tử của X và Y lần lượt là

    A.  1s22s22p63s23p1, 1s22s22p63s23p4                    B.  1s22s22p63s23p1, 1s22s22p4

    C.  1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p63s23p4               D.  1s22s22p63s23p64s1, 1s22s22p4

Câu 28: Cho 4,4 gam hỗn hợp X gồm kim loại M hóa trị 2 và oxide của M tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch HCl 2M, thu được dung dịch X . Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối. Giá trị của m là

    A.  14,25.                      B.  24,00.                           C.  12,65.                           D.  15,35.

II. Tự luận:

Câu 1: Nguyên tử X có điện tích hạt nhân là +16.

a) Viết cấu hình electron và xác định vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn.

b) Viết công thức oxide, hydroxide ứng với hóa trị cao nhất của X và công thức hợp chất khí với hydrogen của X.

Câu 2: 

a) Vận dụng quy tắc octet giải thích sự tạo thành liên kết trong phân tử SO2. Biết ZS = 16; ZO = 8.

b) Biểu diễn liên kết ion tạo thành MgCl2. Biết ZMg = 12; ZCl = 17.

c) Giải thích vì sao nhiệt độ sôi của H2O (100oC) cao hơn đáng nhiều so với nhiệt độ sôi của H2S (-60,75oC).

Câu 3: Trong tự nhiên, nguyên tố copper có hai đồng vị là 63Cu và 65Cu. Nguyên tử khối trung bình của copper là 63,54.

a) Tính số mol mỗi loại đồng vị có trong 6,354 gam copper.

b) Phần trăm khối lượng của đồng vị 63Cu trong hợp chất Cu2S (cho S = 32,06).

Câu 4: Hợp chất A được tạo thành từ ion M+ và ion X2. Tổng số hạt trong phân tử A là 140. Số hạt mang điện trong ion M+ nhiều hơn số hạt mang điện trong ion X2 là 19. Trong nguyên tử M, số hạt proton ít hơn số hạt neutron 1 hạt. Trong nguyên tử X, số hạt proton bằng số hạt neutron. Viết cấu hình electron của ion M+, X2 và gọi tên hợp chất A.  ĐS: K2O

ĐỀ ÔN TẬP SỐ 3

I. TRẮC NGHIỆM:

Câu 1: Aluminium (Al) là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất. Nguyên tử Al có số hiệu nguyên tử bằng 13 và số khối bằng 27. Số hạt neutron trong nguyên tử Al là

    A.  14.                            B.  13.                                C.  27.                                D.  26.

Câu 2: Trong nguyên tử, hạt mang điện là

    A.  proton và electron.                                            B.  proton và neutron.

    C.  electron.                                                              D.  electron và neutron.

Câu 3: Nguyên tử của nguyên tố X có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p63d64s2. X thuộc loại nguyên tố

    A.  d.                   B.  p.                                          C.  s.                                  D.  f.

Câu 4: Nguyên tử X có cấu hình electron 1s22s22p3. Số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử X là

    A.  3.                              B.  5.                                  C.  7.                                  D.  2.

Câu 5: Khí chlorine (Cl2) được dùng phổ biến để diệt trùng nước sinh hoạt. Kí hiệu của nguyên tử chlorine có 17 proton và 20 neutron là

    A.                          B.                              C.                              D.  

Câu 6: Số orbital trong lớp L là

    A.  3.                              B.  4.                                  C.  5.                                  D.  9.

Câu 7: Chất có liên kết ion là

    A.  HCl.                         B.  K2O.                             C.  H2S.                             D.  H2SO4.

Câu 8: Trong ion Na+ có

    A.  số electron gấp hai lần số proton.                    B.  số electron bằng số proton.

    C.  số electron nhiều hơn số proton.                     D.  số proton nhiều hơn số electron.

Câu 9: Có bao nhiêu cặp electron không tham gia liên kết trong phân tử HF?

    A.  1.                              B.  2.                                  C.  3.                                  D.  4.

Câu 10: Hạt nhân của nguyên tử R có 9 neutron và số khối là 17. Nguyên tử R có số lớp electron là

    A.  1.                              B.  2.                                  C.  3.                                  D.  4.

Câu 11: Nguyên tử X có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là np2n+1. Trong Bảng tuần hoàn, nguyên tố X ở nhóm

    A.  IIA.                          B.  IIIA.                             C.  VA.                              D.  VIIA.

Câu 12: Trong các nguyên tử N (Z = 7), O (Z = 8), F (Z = 9) và Ne (Z = 10), nguyên tử có nhiều electron độc thân nhất là

    A.  F.                              B.  N.                                 C.  O.                                 D.  Ne.

Câu 13: Nguyên tố Copper có 2 đồng vị là  và . Nguyên tố Oxygen có 2 đồng vị là  và . Số loại phân tử Cu2O có thể tạo thành từ các đồng vị trên là

    A.  6.                              B. 12.                                 C. 18.                                 D.  9.

Câu 14: Số liên kết π (pi) trong phân tử C2H2 là

    A.  0.                              B.  1.                                  C.  2.                                  D.  3.

Câu 15: Hợp chất nào sau đây tạo được liên kết hydrogen liên phân tử?

    A.  CH4.                         B.  H2O.                             C.  PH3.                             D.  H2S.

Câu 16: Cation M+ có cấu hình electron ở lớp ngoài cùng là 3s23p6. Kết luận nào sau đây không đúng?

    A.  M thuộc nguyên tố s.                                        B.  Lớp ngoài cùng của M có 7 electron.

    C.  Số hạt mang điện trong ion M+ là 37.             D.  Hạt nhân nguyên tử M có 19 proton.

Câu 17: Nguyên tử của nguyên tố Y có tổng số hạt proton, electron và neutron bằng 28. Ion tạo thành từ Y là

    A.  Y2+.                          B.  Y3-.                               C.  Y.                                D.  Y+.

Câu 18: Nguyên tử khối trung bình của R là 79,91. R có 2 đồng vị. Biết 79R chiếm 54,5%. Số khối của đồng vị thứ hai là

    A.  80.                            B.  81.                                C.  82.                                D.  83.

Câu 19: Một ion có kí hiệu là . Ion này có số electron là

    A.  2.                              B.  10.                                C.  12.                                D.  14.

Câu 20: Nguyên tử F (Z = 9) khi nhận thêm một electron thì tạo thành ion

    A.  F+.                            B.  F2+.                               C.  F.                                 D.  F2-.

Câu 21: Trong phân tử nào sau đây cặp electron chung không bị lệch về phía một nguyên tử?

    A.  H2.                            B.  HCl.                             C.  H2O.                             D.  NH3.

Câu 22: X, Y là hai nguyên tố ở cùng một nhóm A và hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt proton trong nguyên tử X và Y là 30. Số proton trong X, Y lần lượt là

    A.  6 và 24.                   B.  12 và 18.                      C.  11 và 19.                      D.  10 và 20.

Câu 23: Cho các nguyên tố: M (Z = 19), X (Z = 11), Y (Z = 16) và R (Z = 8). Dãy các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần tính phi kim từ trái sang phải là

    A.  R, Y, X, M.             B.  M, X, Y, R.                 C.  M, X, R, Y.                 D.  Y, R, X, M.

Câu 24: Cho 2 gam hỗn hợp hai kim loại ở nhóm IIA và 2 chu kì liên tiếp tác dụng hết với dung dịch H2SO410% rồi cô cạn thu được 8,72 gam 2 muối khan. Khối lượng dung dịch H2SO4 đã dùng là

    A.  68,6 gam.                B.  10,72 gam.                  C.  6,86 gam.                    D.  1,072 gam.

Câu 25: Nguyên tố Mg có hai đồng vị là 24Mg và 25Mg. Nguyên tử khối trung bình của Mg là 24,3. Khối lượng của đồng vị 25Mg có trong 38,12 gam MgCl2 là (cho Cl = 35,5)

    A.  2,9 gam.                  B.  6,7 gam.                      C.  3,0 gam.                      D.  9,6 gam.

Câu 26: Nguyên tử X có 5 electron ở lớp ngoài cùng. Trong oxide cao nhất của X, oxygen chiếm 56,34% khối lượng. Trong hợp chất khí của X với hydrogen, X chiếm % khối lượng là (cho: H = 1; O = 16)

    A.  91,17%.                   B.  82,35%.                       C.  78,64%.                       D.  66,75%.

Câu 27: Hòa tan hoàn toàn 4,68 gam hỗn hợp X gồm hai muối cacbonat của hai kim loại ở hai chu kì liên tiếpthuộc nhóm IIA bằng 73 gam dung dịch HCl 10%, thu được 1,12 lit (đktc) khí CO2 và dung dịch Y. Nồng độ phần trăm của HCl trong dung dịch Y là (H = 1; Cl = 35,5; Be = 9; Mg = 24; Ca = 40; Sr = 88; Ba = 137)

    A.  4,4%.                       B.  2,5%.                           C.  4,8%.                           D.  0%.

Câu 28: Ion đơn nguyên tử M2+ có 38 hạt mạng điện, ion đơn nguyên tử X có 35 hạt mang điện. Trong phân tử hợp chất tạo thành từ ion M2+ và ion X có tổng số hạt mang điện là

    A.  111.                          B.  106.                              C.  108.                              D.  109.

II. TỰ LUẬN:

Câu 1: Nguyên tử đồng vị phóng xạ  được sử dụng trong y học để điều trị ung thư di căn xương.

a) Viết cấu hình electron của nguyên tử , biểu diễn sự phân bố electron vào các orbital và xác định vị trí của P trong Bảng tuần hoàn.

b) Trong y học, đồng vị phóng xạ  được sử dụng ở dạng dung dịch muối Na2HPO4 để tiêm tĩnh mạch hoặc uống. Xác định phân tử khối của Na2HPO4 chứa đồng vị phóng xạ trên (cho Na = 23; H = 1; O = 16).

Câu 2: Cho hai nguyên tố X và Y. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số electron trong các phân lớp s là 5. Hợp chất khí của nguyên tố Y với hydrogen có dạng H2Y. Trong công thức oxide cao nhất của Y, Y chiếm 40% về khối lượng. Viết công thức phân tử hợp chất tạo thành giữa hai nguyên tố X, Y và cho biết loại liên kết tạo thành hợp chất đó.

Câu 3: X, Y là 2 nguyên tố trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt của nguyên tử X và nguyên tử Y là 108, hiệu số hạt của nguyên tử X và nguyên tử Y là 10. Nguyên tử X có 1 electron ở lớp ngoài cùng. Số hạt mang điện trong nguyên tử X lớn hơn số hạt không mang điện trong nguyên tử Y là 21 hạt. Xác định số khối của X, Y.

Câu 4: Cho 4,2 gam hỗn hợp X gồm kim loại M hóa trị II và oxide của M tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được V lít H2 (đktc) và dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y thu được 13,3 gam muối khan. Xác định kim loại M và tính V.            ĐS: M là Mg; V = 1,96 lít

Xem tiếp bằng cách tải xuống

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ