Bộ 4 đề ôn tập HK I lớp 11 môn Hoá học trường THPT Ngô Quyền – Đà Nẵng có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.

I. TRẮC NGHIỆM (28 câu = 7,0 điểm)
Câu 1: Trong các khẳng định sau, khẳng định nào phù hợp với một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng?
A. Phản ứng thuận đã kết thúc.

B. Phản ứng nghịch đã kết thúc.

C. Cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch đã kết thúc.

D. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
Câu 2: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì
A. chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận.
B. chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch.
C. làm tăng tốc độ của cả phản ứng thuận và phản ứng nghịch với số lần như nhau.
D. không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch.
Câu 3: Dãy nào dưới dây chỉ gồm chất điện li mạnh (trong dung môi nước)?
A. HNO3, H2SO4, KOH, Na2SO4

B. HBr, Na2S, Al(OH)3, Na2CO3

C. H2SO4, NaOH, Ag3PO4, H2S

D. Ca(OH)2, KOH, CH3COOH, NaCl
Câu 3:Dung dịch nào sau đây có pH > 7?
A. H2SO4.

B. Ca(OH)2.

C. HCl.

D. KCl.
Câu 4: Số oxi hóa của nitrogen trong HNO3 là
A. -3.

B. +1.

C. +5.

D. +3.
Câu 5: Ứng dụng nào sau đây là của nitrogen?
A. Sản xuất thuốc nổ, phân bón, thuốc nhuộm vải, …
B. Sản xuất diêm, thuốc trừ sâu, sulfuric acid, lưu hóa cao su, …
C. Bảo quản máu, tế bào, dịch cơ thể, trứng, tinh trùng, …
D. Dùng trong hệ thống làm lạnh trong công nghiệp, sản xuất phân bón urea, nitric acid, …
Câu 6:Trường hợp nào sau đây gây ra hiện tượng phú dưỡng?
A. Hoạt động của núi lửa, sấm sét hoặc do con người tiêu thụ nhiều nguyên liệu tự nhiên như than đá, dầu mỏ, …
B. Chất thải công nghiệp, chất khải sinh hoạt, … không được xử lí theo quy chuẩn thải vào sông, hồ.
C. Sự phát thải SO2 vào bầu khí quyển.
D. Các chất hữu cơ do động vật bài tiết ra (phân, nước tiểu, …) cũng như xác động vật bị phân hủy chuyển hóa thành các hợp chất hữu cơ.
Câu 6:Chọn câu trả lời sai về sulfur?
A. Sulfur là chất rắn màu vàng.
B. Sulfur không tan trong nước, tan nhiều trong các dung môi hữu cơ như benzene, carbon disufide.
C. Sulfur có nhiều ứng dụng trong công nghiệp, dược phẩm, phẩm nhuộm, nông nghiệp, ….
D. Sulfur chỉ có tính oxi hóa.
Câu 7: Các nguyên tố nhóm VIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
A. ns2np4.

B. ns2np6.

C. ns2np5.

D. ns2np3.
Câu 8:Thuốc thử nào sau đây có thể dùng để nhận biết ion sulfate?
A. ion Al3+.

B. ion Na+.

C. ion NH4+.

D. ion Ba2+.
Câu 9:Chất nào sau đây là hợp chất hữu cơ?
A. HCOOH

B. CO

C. CO2

D. Na2CO3
Câu 10:Dựa vào phổ hồng ngoại, có thể biết thông tin gì về hợp chất hữu cơ?
A. Xác định sự có mặt của một số nhóm chức cơ bản trong phân tử hợp chất hữu cơ.
B. Xác định thành phần các nguyên tố có trong hợp chất hữu cơ.
C. Xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.
D. Xác định tính chất vật lí của hợp chất hữu cơ.
Câu 11:Để tách 2 chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau, người ta dùng
A. phương pháp kết tinh

B. phương pháp chưng cất

C. phương pháp chiết

D. Phương pháp sắc kí cột
Câu 12:Ma túy là một chất kích thích gây nghiện, có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo. Chúng được đưa vào cơ thể bằng nhiều con đường khác nhau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhận thức và sinh lý con người. Không chỉ vậy, người bị nghiện sẽ có những hành vi lệch lạc gây tổn thương đến người thân và xã hội. Amphetamin (X) là thành phần chính trong các loại ma túy tổng hợp, có tác dụng nguy hiểm hơn rất nhiều so với các loại ma túy tự nhiên và bán tổng hợp. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2, H2O và N2. Công thức phân tử của X có thể là
A. C9H20

B. C4H10O2

C. C9H13N

D. C9H20O2.
Câu 13: Hai chất CH3-CH2-OH và CH3-O-CH3 khác nhau về?
A. số nguyên tử cacbon.

B. số nguyên tử hidro

C. công thức phân tử.

D. công thức cấu tạo.
Câu 14:Cho cân bằng hoá học: PCl5 (k) ⇌ PCl3 (k) + Cl2 (k); Δ_r H_298^o > 0.
Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận khi
A. tăng áp suất của hệ phản ứng. B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.
C. thêm PCl3 vào hệ phản ứng. D. thêm Cl2 vào hệ phản ứng.
Câu 15:Chất nào sau đây là chất điện li mạnh?
A. Mg(OH)2.

B. H2S.

C. CH3COOH.

D. (NH4)2SO4.
Câu 16:Cho các phản ứng sau:
(1) SO2 + 2H2S → 3S + 2H2O

(2) SO2 + NO2 → SO3 + NO

(3) SO2 + Br2 + 2H2O → H2SO4 + 2HBr

(4) 2SO2 + O2 → 2SO3
Câu 17: Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur dioxide đóng vai trò là chất oxi hóa?
A. 1.

B. 2.

C. 3.

D. 4.
Câu 18: Khí nitrogen có thể được tạo thành trong phản ứng hoá học nào sau đây?
A. Đốt cháy NH3 trong oxygen có mặt chất xúc tác platinium.
B. Nhiệt phân NH4NO3.
C. Nhiệt phân AgNO3.
D. Nhiệt phân NH4NO2.
Câu 19: Nhận xét nào sau đây không đúng về nitric acid?
A. Phần lớn lượng HNO3 sản xuất trong công nghiệp được dùng để điều chế phân đạm.
B. HNO3 có tính acid mạnh nên tác dụng được với hầu hết với các kim loại (trừ Au, Pt).
C. Nitric acid tan trong nước theo bất kì tỉ lệ nào.
D. Trong nitric acid, nguyên tố nitrogen có cộng hóa trị là 4.
Câu 20: Nhận định nào sau đây là đúng?
A. HNO3 là acid có tính khử mạnh.
B. Dung dịch NH3 có môi trường acid.
C. Thuốc thử nhận biết ion ammonium là dung dịch kiềm.
D. Nitric acid thương mại thường có nồng độ 86%.
II. TỰ LUẬN (3,0 điểm)
Câu 1: (1,0 điểm) Viết phương trình phản ứng hoàn thành sơ đồ phản ứng sau, ghi rõ điều kiện phản ứng (nếu có)
Câu 2: (1,0 điểm) Tại một số nhà máy, người ta dùng calcium oxide (vôi sống) hoặc calcium hydroxide (vôi tôi) để hấp thụ sulfure dioxide trong khí thải.
a. Viết phương trình hóa học của các phản ứng trên.
b. Ở mỗi phản ứng, sulfure dioxide thể hiện tính chất gì?
Câu 3:(1 điểm) Hãy chỉ ra một số hoạt động tạo thành các khí gây mưa acid tại địa phương em. Đề xuất một số biện pháp giảm thiểu sự tạo thành các khí đó.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ