Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
ĐỀ ÔN TẬP HK1 – ĐỀ SỐ 1
Câu 1: Một nguyên tử carbon có 6 electron và 7 neutron. Vậy điện tích hạt nhân của carbon là:
A. +10. B. +13. C. +7. D. +6.
Câu 2: Số electron tối đa trong các lớp K, L, M, N lần lượt là
A. 2, 8, 14, 20. B. 2, 8, 18, 32. C. 2, 8, 10, 18. D. 2, 8, 16, 24.
Câu 3: Số phân lớp, số obitan và số eletron tối đa của lớp L là
A. 2, 4, 8. B. 2, 4, 6. C. 4, 8, 16. D. 3, 8, 16.
Câu 4: Ở trạng thái cơ bản, nguyên tử của nguyên tố X có 4 electron ở lớp L (lớp thứ hai). Số proton có trong nguyên tử X là
A. 7. B. 6. C. 8. D. 5.
Câu 5: Nguyên tử nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?
A. 7N. B. 13Al. C. 11Na. D. 6C.
Câu 6: Nhóm nguyên tố là
A. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron giống nhau, được xếp ở cùng một cột.
B. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron gần giống nhau, do đó tính chất hóa học giống nhau và được xếp thành một cột.
C. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó có tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột.
D. tập hợp các nguyên tố mà nguyên tử có tính chất hóa học giống nhau và được xếp cùng một cột.
Câu 7: Vỏ nguyên tử T có 3 lớp electron và 8 electron ở lớp ngoài cùng. Trong bảng tuần hoàn T có vị trí là
A. ô số 8, chu kì 2, nhóm IVA. B. ô số 18, chu kì 3, nhóm VIIIA.
C. ô số 15, chu kì 3, nhóm VA. D. ô 10, chu kì 2, nhóm VIIIA.
Câu 8: Thứ tự tăng dần bán kính nguyên tử là
A. Na, Li, Be, F. B. Be, Li, F, Na. C. F, Be, Li, Na. D. Na, F, Li, Be.
Câu 9: Nguyên tử trong phân tử nào dưới đây ngoại lệ với quy tắc octet?
A. H2O. B. NH3. C. HCl. D. BF3.
Câu 10: Chất nào sau đây có dạng tinh thể ion?
A. Nước đá. B. Muối ăn. C. Iot. D. Than chì.
Câu 11: Dãy nào sau đây gồm các chất mà phân tử đều chỉ có liên kết cộng hóa trị phân cực?
A. HCl, N2, H2S. B. HCl, Cl2, H2O. C. O2, H2O, NH3. D. H2O, HCl, H2S.
Câu 12: Liên kết π là liên kết hình thành do
A. sự xen phủ bên của hai orbital. B. cặp electron dùng chung.
C. lực hút tĩnh điện giữa hai ion. D. sự xen phủ trục của hai orbital.
Câu 13: Nguyên tử X có Z = 24. Hãy chọn cấu hình electron đúng với X ở trạng thái cơ bản.
A. [Ne] 3s2 3p6 4s2 4p4. B. [Ne] 3s2 3p6 3d6.
C. [Ne] 3s2 2p6 3s2 4s2. D. [Ne] 3s2 3p6 3d5 4s1.
Câu 14: Một số nguyên tố R có 2 electron ngoài cùng thuộc phân lớp 3p. Cấu hình electron đầy đủ của nguyên tố R là
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p2. B. 1s2 2s2 2p6 3s1 3p2.
C. 1s2 2s2 2p6 3p2. D. 1s2 2s2 2p5 3s1 3p2.
Câu 15: Chu kì là
A. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều khối lượng nguyên tử tăng dần.
B. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số khối tăng dần.
C. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân nguyên tử tăng dần.
D. dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều số neutron tăng dần.
Câu 16: Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X có số thứ tự 11. Vậy X thuộc
A. chu kì 3, nhóm IA. B. chu kì 2, nhóm IVA. C. chu kì 2, nhóm IIIA. D. chu kì 3, nhóm IIA.
Câu 17: Dãy các nguyên tố nào đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?
A. Al, Na, Mg, Si. B. I, Br, Cl, P. C. C, N, O, F. D. O, S, Se, Te.
Câu 18: Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử là 4, 12, 20. Phát biểu sau đây là sai?
A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.
B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.
C. Thứ tự tăng dần tính base là: X(OH)2, Y(OH)2, Z(OH)2.
D. Thứ tự tăng dần độ âm điện là: Z, Y, X.
Câu 19: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về 3 nguyên tử: ?
A. X và Z có cùng số khối.
B. X và Y có cùng số neutron.
C. X, Z là 2 đồng vị của cùng một nguyên tố hóa học.
D. X, Y thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
Câu 20: Cho các phân tử sau: CO2, HCl, NH3, H2O. Phân tử nào là phân tử không bị phân cực?
A. HCl. B. CO2. C. NH3. D. H2O.
Câu 21: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital p–p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 22: Dãy nguyên tố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện của nguyên tử?
A. C, F, Ca, O, Be. B. Ca, Be, C, O, F. C. F, O, C, Be, Ca. D. O, C, F, Ca, Be.
Câu 23: Cho các phân tử sau: Cl2, H2O, NaF và CH4. Có bao nhiêu nguyên tử trong các phân tử trên đạt cấu hình electron bền của khí hiếm neon?
A. 3. B. 2. C. 5. D. 4.
Câu 24: Số electron trong các ion sau: NO3–, NH4+, HCO3–, H+, SO42- theo thứ tự là (Cho N (Z = 7), O (Z = 8), C (Z = 6), S (Z = 16))
A. 32, 10, 32, 2, 46. B. 32, 12, 32, 1, 50. C. 31, 11, 31, 2, 48. D. 32, 10, 32, 0, 50.
Câu 25: Tương tác van-dơ-Van giữa các phân tử có kích thước lớn mạnh hơn so với các phân tử có kích thước nhỏ vì
A. Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều electron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
B. Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều proton, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
C. Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên khả năng tạo lưỡng cực tức thời và lưỡng cực cảm ứng lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
D. Phân tử có kích thước lớn thường có nhiều neutron, nên lực hút giữa các phân tử lớn dẫn đến phân tử lớn tương tác mạnh hơn phân tử nhỏ.
Câu 26: Trong phân tử H2O và NH3, phân tử nào có thể tạo nhiều liên kết hydrogen hơn? Vì sao?
A. H2O tạo nhiều liên kết hydrogen hơn NH3 vì trong phân tử H2O, O còn 2 cặp electron tự do còn trong NH3, N chỉ có 1 cặp electron tự do.
B. H2O tạo nhiều liên kết hydrogen hơn NH3 vì trong phân tử H2O, O còn 3 cặp electron tự do còn trong NH3, N chỉ có 1 cặp electron tự do.
C. H2O tạo ít liên kết hydrogen hơn NH3 vì trong phân tử H2O, O còn 2 cặp electron tự do còn trong NH3, N có 3 cặp electron tự do.
D. H2O tạo ít liên kết hydrogen hơn NH3 vì trong phân tử H2O, O còn 1 cặp electron tự do còn trong NH3, N có 3 cặp electron tự do.
Câu 27: Trong phân tử XY2 có tổng số hạt mang điện là 44. Tổng số khối của các nguyên tử trong XY2 là 44. Số hạt không mang điện trong Y nhiều hơn số hạt không mang điện trong X là 2. Biết rằng trong nguyên tử X các hạt có số lượng bằng nhau. Số proton của Y là
A. 16. B. 14. C. 8. D. 6.
Câu 28: Bán kính nguyên tử Mg bằng bao nhiêu? Biết rằng khối lượng riêng của Mg là 1,74 g/cm3; thể tích các quả cầu chiếm 74% thể tích toàn mạng tinh thể và khối lượng mol của Mg là 24,3 gam.
A. 1,6 Å. B. 1,8 Å. C. 1,9 Å. D. 1,68 Å.
Câu 29: Carbon trong thiên nhiên gồm 2 đồng vị chính: 12C (98,89%) và 13C (1,11%). Nguyên tử khối trung bình của C là
A. 12,011. B. 12,023. C. 12,018. D. 12,025.
Câu 30: Tổng số hạt trong nguyên tố R là 34 hạt, trong đó số hạt mang điện ít hơn số hạt không mang điện trong hạt nhân là 1 hạt. Công thức hydroxide của R là
A. NaOH. B. KOH. C. Ca(OH)2. D. Mg(OH)2.
Câu 31: Tổng số các electron trong các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố X là 10. Công thức oxide cao nhất của X là
A. X2O7. B. XO3. C. XO2. D. X2O5.
Câu 32: Dãy nguyên ố nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử?
A. C, F, Ca, O, Be. B. Ca, Be, C, O, F. C. F, O, C, Be, Ca. D. O, C, F, Ca, Be.
Câu 33: Dãy nào sau đây được xếp theo thứ tự tăng dần tính acid?
A. NaOH, Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SiO3. B. H2SiO3, Al(OH)3, H3PO4, H2SO4.
C. Al(OH)3, H2SiO3, H3PO4, H2SO4. D. H2SiO3, Al(OH)3, Mg(OH)2, H2SO4.
Câu 34: Nguyên tử potasium (K) có 19 proton và 20 neutron. Vậy điện tích hạt nhân của K là:
A. +19. B. +20. C. -39. D. -19.
Câu 35: Nguyên tử của nguyên tố (A) có tổng số hạt p, n, e là 34 trong đó tỉ lệ giữa số hạt mang điện và số hạt không mang điện là 11 : 6. Số hạt không mang điện trong nguyên tử A là
A. 11. B. 12. C. 10. D. 9.
Câu 36: Khối lượng riêng của đồng kim loại là 8,98 g/cm3. Giả thiết rằng trong tinh thể đồng các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là các khe rỗng. Khối lượng mol của đồng là 63,54 g/mol. Bán kính nguyên tử đồng tính theo lí thuyết là
A. 0,135 nm. B. 0,100 nm. C. 0,080 nm. D. 0,128 nm.
Câu 37: Iodine là một trong những nguyên tố vi lượng cần có trong chế độ dinh dưỡng của con người. Chế độ ăn uống thiếu hụt Iodine sẽ dẫn tới phì đại tuyến giáp gây ra căn bệnh bướu cổ. Thông qua chế độ dinh dưỡng, các nguyên tử Iodine thường được đưa vào cơ thể dưới dạng anion có điện tích là -1, số proton là 53 và số khối là 127. Số proton, neutron và electron có trong anion I– lần lượt là
A. 53, 74, 54. B. 53,74, 53. C. 54, 74, 54. D. 54, 74, 53.
Câu 38: Cu có 2 đồng vị chiếm 73% và , biết . Tính số khối đồng vị thứ 2.
A. 65. B. 67. C. 66. D. 64.
Câu 39: Nguyên tử nguyên tố R có cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2np4. Trong hợp chất khí của nguyên tố R với hydrogen, R chiếm 94,12% về khối lượng. Phần trăm khối lượng của nguyên tố R trong oxide cao nhất là
A. 50,00% B. 27,27% C. 60,00% D. 40,00%
Câu 40: Một nguyên tử A có tổng số các hạt là 108. Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 24 hạt. Công thức oxide ứng với hóa trị cao nhất, hydroxide tương ứng của A và tính acid – base của chúng là
A. AO2; A(OH)2, tính base. B. A2O3; H2AO4, tính acid.
C. A2O5; H3AO4; tính acid. D. A2O3; A(OH)3, tính base.
ĐỀ ÔN TẬP HK I – ĐỀ SỐ 2
Câu 1: Một nguyên tử aluminium (Al) có khối lượng là 27 amu. Biết rằng trong nguyên tử Al đó có 14 neutron. Vậy số electron trong nguyên tử Al đó là:
A. 27. B. 13. C. 14. D. 12.
Câu 2: Nguyên tử X có khối lượng xấp xỉ bằng 16 amu, số hạt không mang điện là 8. Số hạt mang điện là
A. 36. B. 24. C. 16. D. 8.
Câu 3: Một nguyên tử nitrogen có 7 electron và 7 neutron. Khối lượng của nguyên tử nitrogen này là
A. 7 amu. B. 8 amu. C. 14 amu. D. 21 amu.
Câu 4: Số proton, neutron và electron của nguyên tử 6530Zn lần lượt là
A. 35; 30; 30. B. 30; 35; 30. C. 35; 30; 35. D. 30; 30; 30.
Câu 5: Đồng có 2 đồng vị 63Cu và 65Cu. Trong đó số nguyên tử đồng vị nhỏ gấp đôi số nguyên tử đồng vị lớn. Nguyên tử khối trung bình của đồng là
A. 63,667. B. 64,382. C. 64,000. D. 63,542.
Câu 6: Các obitan trong một phân lớp thì
A. khác nhau về mức năng lượng. B. khác nhau về hình dạng.
C. khác nhau về số electron tối đa trong mỗi obitan. D. có cùng một mức năng lượng.
Câu 7: Cấu hình electron của nguyên tử F (Z = 9) là
A. 1s22s32p5. B. 1s22s22p6. C. 1s22s22p4. D. 1s22s22p5.
Câu 8: Nguyên tố có Z = 21 có số phân lớp electron là
A. 6. B. 5. C. 3. D. 7.
Câu 9: Bảng tuần hoàn hiện nay có số cột, số nhóm A và số nhóm B lần lượt là
A. 18, 8, 8. B. 18, 8, 10. C. 18, 10, 8. D. 16, 8, 8.
Câu 10: Nguyên tố hóa học X thuộc chu kì 3, nhóm VA. Cấu hình electron của nguyên tử X là
A. 1s22s22p63s23p2. B. 1s22s22p63s23p4. C. 1s22s22p63s23p3. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 11: Dãy các nguyên tố sắp xếp theo chiều tăng dần bán kính nguyên tử từ trái sang phải là: (biết 7N, 8O, 9F, 15P)
A. N, O, F, P. B. P, N, F, O. C. F, O, N, P. D. P, N, O, F.
Câu 12: Nguyên tử của nguyên tố A có 56 electron, trong hạt nhân có 81 neutron. Kí hiệu của nguyên tử nguyên tố A là
A. . B. . C. . D. .
Câu 13: Trong thiên nhiên, Ag có hai đồng vị, trong đó (56%). Tính số khối của đồng vị thứ hai. Biết nguyên tử khối trung bình của Ag là 107,88 u.
A. 108. B. 107. C. 106. D. 109.
Câu 14: Lớp M có số orbital tối đa bằng
A. 3. B. 4. C. 5. D. 9.
Câu 15: Nguyên tử nào sau đây có 3 electron thuộc lớp ngoài cùng?
A. 7N. B. 13Al. C. 11Na. D. 6C.
Câu 16: Cấu hình electron nào sau đây là của kim loại?
A. 1s2 2s2 2p1. B. 1s2. C. 1s1. D. 1s2 2s1.
Câu 17: Cho các phát biểu sau:
(a) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố có xu hướng giảm dần.
(b) Oxide cao nhất ứng với nguyên tố Mg là MgO.
(c) Nguyên tố có độ âm điện cao nhất là F.
(d) Trong một chu kì, theo chiều tăng dần điện tích hạt nhân, tính acid của các hydroxide có xu hướng giảm dần.
(e) Độ âm điện là đại lượng đặc trưng cho sự hút electron liên kết của một nguyên tử trong phân tử.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 18: Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH2. Trong oxide cao nhất, tỉ lệ khối lượng giữa R và oxygen là 2:3. Nguyên tố R là
A. S. B. P. C. N. D. C.
Câu 19: Sắt (iron) là vật liệu dùng làm bộ khung cho các công trình xây dựng, các khung giàn cho các loại cầu vượt, cầu bắc qua sông, cầu đi bộ, … Nguyên tố sắt nằm ở ô 26 trong bảng tuần hoàn. Cấu hình electron của nguyên tử ion là
A. 1s22s22p63s23p63d64s2. B. 1s22s22p63s23p63d8. C. 1s22s22p63s23p64s24p6. D. 1s22s22p63s23p63d74s1.
Câu 20: Trong các hợp chất, nguyên tử magnesium đã đạt được cấu hình bền của khí hiếm gần nhất bằng cách
A. cho đi 2 electron. B. nhận vào 1 electron. C. cho đi 3 electron. D. nhận vào 2 electron.
Câu 21: Chất nào sau đây chứa liên kết ion?
A. N2. B. CH4. C. KCl. D. NH3.
Câu 22: Cho các chất sau: NaCl, HCl, NH3, Li2O, MgO, O2. Những chất tạo bởi liên kết cộng hóa trị là
A. NaCl, HCl, NH3. B. HCl, NH3, Li2O. C. NH3, Li2O, MgO. D. HCl, NH3, O2.
Câu 23: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-s?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. HCl.
Câu 24: Nguyên tử Fe có bán kính nguyên tử r = 1,28 (1 = 10-10 m) và khối lượng mol là 56 g/mol. Tính khối lượng riêng của Fe, biết trong tinh thể, các nguyên tử Fe chiếm 74% thể tích, còn lại là khoảng trống.
A. 7,8.106 (g/cm3) B. 7,8.106 (g/m3) C. 10,6.106 (g/m3) D. 10,6.106 (g/cm3).
Câu 25: Thiết bị chụp cộng hưởng từ hạt nhân (NMR) sử dụng nitrogen lỏng để làm mát nam châm siêu dẫn. Nitrogen lỏng sôi ở -195,80C. Oxygen lỏng cũng có nhiệt độ sôi thấp nhưng nhiệt độ sôi của nitrogen lỏng bé hơn nhiệt độ sôi của oxygen lỏng là vì
A. Oxygen có kích thước lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen yếu hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
B. Oxygen có khối lượng bé hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
C. Oxygen có kích thước và khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
D. Oxygen có khối lượng lớn hơn nitrogen nên tương tác van der Waals giữa các phân tử oxygen mạnh hơn nitrogen, vì vậy nên oxygen có nhiệt độ sôi lớn hơn.
Câu 26: Các nguyên tố A, D, E, G có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14, 17. Thứ tự tính phi kim giảm dần là
A. G, E, A, D. B. D, A, G, E. C. D, A, E, G. D. G, E, D, A.
Câu 27: Nguyên tử R có tổng số hạt cơ bản là 16 hạt. Biết số proton của R là số lẻ. Số neutron của R là:
A. 4. B. 5. C. 6. D. 7.
Câu 28: Khối lượng riêng của calcium kim loại là 1,55 g/cm3. Giả thiết rằng, trong tinh thể calcium, các nguyên tử là những hình cầu chiếm 74% thể tích tinh thể, phần còn lại là khe rỗng (biết khối lượng mol của Ca = 40). Bán kính nguyên tử calcium tính theo lí thuyết là:
A. 0,196 nm B. 0,185 nm C. 0,155 nm D. 0,168 nm
Câu 29: Các nguyên tố X, Y, Z, T có số hiệu nguyên tử lần lượt là 5, 11, 13, 19. Thứ tự tính kim loại tăng dần là
A. X, Z, Y, T. B. X, Y, Z, T. C. Y, X, Z, T. D. Y, Z, X, T.
Câu 30: Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A (trừ He) có cùng
A. số electron. B. số lớp electron.
C. số electron hóa trị. D. số electron phân lớp ngoài cùng.
Câu 31: Cấu hình electron nguyên tử của nguyên tố X: [Ar] 3d84s2. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là
A. ô 28, chu kì 4, nhóm IIA. B. ô 28, chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. ô 28, chu kì 4, nhóm IIB. D. ô 28, chu kì 4, nhóm VIIIA.
Câu 32: Cho X, Y, Z, T là các nguyên tố khác nhau trong 4 nguyên tố:13Al,12Mg,19K,20Ca.
Bán kính nguyên tử của chúng được ghi trong bảng sau:
Phát biểu nào sau đây đúng?
A. T là 12Mg. B. Y là 19K. C. X là 13Al. D. Z là 20Ca.
Câu 33: Những đại lượng và tính chất nào của nguyên tố hóa học cho dưới đây không biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử?
A. Tính kim loại và phi kim. B. Tính acid– base của các hydroxide.
C. Khối lượng nguyên tử. D. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử.
Câu 34: Hợp chất khí với hydrogen của nguyên tố R là RH3. Tỉ lệ về khối lượng giữa hợp chất khí với hydrogen và oxide cao nhất của R là 17:71. Nguyên tố R là
A. S. B. P. C. N. D. C.
Câu 35: Nguyên tố X thuộc nhóm IA, còn nguyên tố Z thuộc nhóm VIIA của bảng tuần hoàn. Cấu hình electron hóa trị của nguyên tử các nguyên tố X, Z lần lượt là
A. ns1 và ns2np5. B. ns1 và ns2np7. C. ns1 và ns2np3. D. ns2 và ns2np5.
Câu 36: Trong phân tử HBr, nguyên tử hydrogen và bromine đã lần lượt đạt cấu hình electron bền của các khí hiếm nào dưới đây?
A. Neon và argon. B. Helium và xenon. C. Helium và radon. D. Helium và krypton.
Câu 37: Nguyên tử R có cấu hình electron là 1s22s22p1. Ion mà R có thể tạo thành là
A. R–. B. R3-. C. R+. D. R3+.
Câu 38: Cho các chất sau: NaCl, H2, N2, K2O, HCl. Những chất tạo bởi liên kết cộng hóa trị không cực là
A. NaCl, H2, N2. B. H2, N2, K2O. C. H2, N2. D. N2, HCl.
Câu 39: Liên kết trong phân tử nào sau đây được hình thành nhờ sự xen phủ orbital s-p?
A. H2. B. Cl2. C. NH3. D. O2.
Câu 40: Trong các khí hiếm sau, khí hiếm có nhiệt độ sôi cao nhất là
A. Ne. B. Xe. C. Ar. D. Kr.
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!