Đề cương ôn tập học kì I lớp 10 môn Hoá học năm 2023-2024 mới nhất

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề

ÔN TẬP HỌC KỲ I
CHƯƠNG 1: NGUYÊN TỬ

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là
A. electron, neutron.

B. electron.

C. proton, neuton.

D. proton, electron.
Câu 2. Đặc điểm của electron là
A. mang điện tích dương và có khối lượng.

B. mang điện tích âm và có khối lượng.
C. không mang điện và có khối lượng.

D. mang điện tích âm và không có khối lượng.
Câu 3. Phát biểu nào dưới đây sai?
A. Khối lượng nguyên tử tập trung phần lớn ở vỏ nguyên tử.
B. Hạt mang điện trong nguyên tử là proton và electron.
C. Nguyên tử luôn trung hòa về điện.
D. Nguyên tử gồm hai phần là hạt nhân và vỏ nguyên tử.
Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron
Câu 5. Orbital có dạng hình cầu là
A. orbital s.

B. orbital p.

C. orbital d.

D. orbital f.
Câu 6. Tổng điện tích lớp vỏ của nguyên tử R có điện tích bằng -39,84.10-19C. Số proton trong hạt nhân nguyên tử R là
A. 24.

B. 20.

C. 19.

D. 13
Câu 10. Nhận định đúng nhất là
A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất giống nhau.
B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 11. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Số hiệu nguyên tử bằng số điện tích hạt nhân nguyên tử.
B. Số proton trong nguyên tử bằng số neutron.
C. Số proton trong hạt nhân bằng số electron ở lớp vỏ nguyên tử.
D. Số khối của hạt nhân nguyên tử bằng tổng số hạt proton và số hạt neutron.
Câu 12. Tổng số hạt cơ bản trong phân tử X có công thức là M2O là 140, trong phân tử X thì tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44. Số proton trong M là (Cho O có p = n = e = 8)
A. 38.

B. 19.

C. 58.

D. 3
Câu 15. Tổng số hạt cơ bản trong M2+ là 90, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 22. M là
A. Cr (Z=24)

B. Cu (Z=29)

C. Fe (Z=26)

D. Zn (Z=30)
Câu 16. Oxygen có 3 đồng vị . nitrogen có hai đồng vị là: . Hỏi có thể có bao nhiêu loại phân tử khí dinitrogen oxide được tạo thành giữa nitrogen và oxygen?
A. 6.

B. 9.

C. 12.

D. 10.
Câu 17. Tổng số hạt cơ bản trong ion X3- là 49, trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn không mang điện là 17. X là
A. P (Z=15)

B. N (Z=7)

C. C (Z=6)

D. S (Z=16).
Câu 18. Cho ba nguyên tử có kí hiệu là
(1) Số electron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14.
(2) Đây là 3 đồng vị.
(3) Ba nguyên tử trên đều thuộc nguyên tố Mg.
(4) Hạt nhân mỗi nguyên tử có 12 proton.
(5) Ba nguyên tử trên đều thuộc ô số 12 trong bảng tuần hoàn.
(6) Số notron của các nguyên tử lần lượt là: 12, 13, 14.
Số nhận định đúng là:
A. 4.

B. 1.

C. 3.

D. 5.
Câu 19. Trong các lớp sau thì electron thuộc lớp liên kết kém chặt chẽ với hạt nhân nhất là
A. lớp K.

B. lớp L.

C. lớp M.

D. lớp N.

Câu 21. Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, điều khẳng định nào sau đây là sai ?
A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
C. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng gần bằng nhau.
Câu 22. Một nguyên tử có 3 lớp electron, trong đó số electron p bằng số electron s. Số electron ở lớp ngoài cùng của nguyên tử này là
A. 2.

B. 4.

C. 6.

D. 8.
Câu 23. Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 3 lớp, lớp thứ 3 có 6 electron. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử nguyên tố X là
A. 6.

B. 8.

C. 14.

D. 16.
Câu 24. Trong các khẳng định sau, khẳng định nào đúng?
A. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một lớp.
B. Các electron có mức năng lượng bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.
C. Các electron có mức năng lượng gần bằng nhau được xếp vào cùng một phân lớp.
D. Các electron có mức năng lượng khác nhau được xếp vào cùng một lớp.
Câu 25: Mệnh đề dưới đây không đúng
A. Các đồng vị phải có số khối khác nhau.
B. Các đồng vị phải có số neutron khác nhau.
C. Các đồng vị phải có số electron khác nhau.
D. Các đồng vị phải có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 26: Đồng vị là những nguyên tử của cùng một nguyên tố, có số proton bằng nhau nhưng khác nhau
A. số hiệu nguyên tử.

B. số neutron.

C. hóa trị.

D. số electron.
Câu 27: Nguyên tố hóa học là những nguyên tử
A. Có cùng số khối.

B. Có cùng số proton.
C. Có cùng số neutron.

D. Có cùng số proton và neutron.
Câu 28: Nguyên tử trung hòa về điện do
A. trong nguyên tử số electron bằng số proton.
B. proton mang điện tích dương.
C. proton và neutron mang điện trái dấu nhau.
D. neutron không mang điện.
Câu 29: Nguyên tử sodium có 11 electron, hạt nhân nguyên tử sodium có điện tích là
A. 0.

B. -11.

C. +11.

D. +22.
Câu 30: Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại ?
A. Proton.

B. Neutron.

C. Electron.

D. Neutron và electron.

CHƯƠNG 2. BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
Câu 3:Chromium được sử dụng nhiều trong luyện kim để chế tạo hợp kim chống ăn mòn và đánh bóng bề mặt. Nguyên tử chromium có cấu hình electron viét gọn là [Ar]3d54s1. Vị trí của chromium trong bảng tuần hoàn là
A. ô số 17, chu kì 4, nhóm IA.

B. ô số 24, chu kì 4, nhóm VIB.
C. ô số 24, chu kì 3, nhóm VB.

D. ô số 27, chu kì 4, nhóm IB.
Câu 4:Cấu hình electron nguyên tử iron (Fe): [Ar]3d64s2. Iron ở
A. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIA.

B. ô 26, chu kì 4, nhóm VIIIB.
C. ô 26, chu kì 4, nhóm IIA.

D. ô 26, chu kì 4, nhóm IIB.
Câu 6:Nguyên tử X có Z = 15. Trong bảng tuần hoàn, nguyên tố X thuộc chu kì
A. 4.

B. 2.

C. 5.

D. 3.
Câu 7:Nguyên tử nguyên tố X có phân lớp electron ngoài cùng là 3p4. Công thức oxide ứng với hoá trị cao nhất của X, hydroxide tương ứng và tính acid – base của chúng là
A. X2O3, X(OH)3, tính lưỡng tinh.

B. XO3, H2XO4, tính acid.
C. XO2, H2XO3, tỉnh acid.

D. XO, X(OH)2, tỉnh base.
Câu 8:Trong một nhóm, từ trên xuống dưới thì số lớp electron
A. tăng dần.

B. giảm dần.
C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 9:Trong một chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A
A. tăng dần.

B. giảm dần.
C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 10:Độ âm điện đặc trưng cho khả năng
A. hút electron của nguyên tử trong phân tử.
B. nhường electron của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
C. tham gia phản ứng mạnh hay yếu.
D. nhường proton của nguyên tử này cho nguyên tử khác.
Câu 11:Trong mỗi chu kì, theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố
A. giảm dần.

B. tăng dần.
C. không thay đổi.

D. biến đổi không theo quy luật.
Câu 12:Trong cùng một nhóm A, theo chiều tăng của điện tích nhân, tính phi kim của các nguyên tố
A. giảm dần.

B. tăng dần.
C. biến đổi không theo quy luật.

D. không thay đổi.
Câu 13:Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây?
(1) Tính kim loại.(2) Tính phi kim.(3) Bán kính nguyên tử.
A. (1).

B. (2).

C. (3).

D. (1), (2) và (3).
Câu 14:Nguyên tử của nguyên tố nào có bán kính lớn nhất trong các nguyên tử sau đây?
A. Al.

B. P.

C. S.

D. K.
Câu 15:Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có bán kính nhỏ nhất?
A. Si (Z = 14)

B. P (Z = 15)

C. Ge (Z = 32)

D. As (Z = 33)
Câu 16:Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo thứ tự tăng dần từ trái sang phải là
A. F, O, Li, Na.

B. F, Na, O, Li.

C. F, Li, O, Na.

D. Li, Na, O, F.
Câu 17:Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện lớn nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong công nghệ hàn, sản xuất thép và methanol.
A. B

B. N.

C. O.

D. Mg.
Câu 18:Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính phi kim mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này có trong thành phần của hợp chất teflon, được sử dụng để tráng chảo chống dính.
A. Fluorine.

B. Bromine.

C. Phosphorus.

D. Iodine
Câu 19:Cho các nguyên tố X, Y, Z có số hiệu nguyên tử lần lượt là 6, 9, 14. Thứ tự tính phi kim tăng dần của các nguyên tố đó là
A. X < Z < Y.

B. Z < X < Y.

C. Z < Y < X.

D. Y < X < Z.
Câu 20:Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có tính kim loại mạnh nhất? Cho biết nguyên tố này được sử dụng trong đồng hồ nguyên tử, với độ chính xác ở mức giây trong hàng nghìn năm.
A. Hydrogen.

B. Berylium.

C. Caesium.

D. Phosphorus.

CHƯƠNG 3: LIÊN KẾT HÓA HỌC
Câu 1. Theo quy tắc octet (bát tử): Trong quá trình hình thành liên kết hóa học, nguyên tử các nguyên tố nhóm A có xu hướng tạo thành lớp vỏ ngoài cùng có
A. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất
B. 2 electron tương ứng với kim loại gần nhất
C. 8 electron tương ứng với khí hiếm gần nhất (hoặc 2 electron ứng với khí hiếm helium)
D. 6 electron tương ứng với phi kim gần nhất
Câu 2. Nguyên tử nguyên tố nào sau đây có xu hướng đạt cấu hình electron bền vững của khí hiếm argon khi tham gia hình thành liên kết hóa học?
A. Fluorine

B. Oxygen

C. Hydrogen

D. Chlorine
Câu 3. Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử Mg (Z = 12) theo quy tắc octet là
A. Mg + 2e ⟶ Mg2−

B. Mg ⟶ Mg2+ + 2e
C. Mg + 6e ⟶ Mg6−

D. Mg + 2e ⟶ Mg2+
Câu 5. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử potassium (Z= 19) phải nhường đi
A. 2 electron

B. 1 electron

C. 3 electron

D. 4 electron
Câu 6. Để đạt được quy tắc octet, nguyên tử oxygen (Z=8) phải nhận thêm
A. 2 electron

B. 1 electron

C. 3 electron

D. 4 electron
Câu 7. Ion aluminium có cấu hình electron của khí hiếm tương ứng nào?
A. He

B. Ne

C. Ar

D. Kr
Câu 8. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhường đi 1 electron khi hình thành liên kết hóa học?
A. Helium

B. Fluorine

C. Aluminium

D. Sodium
Câu 9. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có xu hướng nhận thêm 2 electron khi hình thành liên kết hóa học?
A. Sulfur

B. Neon

C. Carbon

D. Magnesium
Câu 10. Nguyên tử Y có 7 electron. Ion được tạo thành từ Y theo quy tắc octet có số electron, proton lần lượt là
A. 8 electron; 8 proton

B. 7 electron; 7 proton
C. 10 electron; 10 proton

D. 10 electron; 7 proton
Câu 11. Số đơn vị điện tích của ion dương (cation) bằng
A. số electron của nguyên tử ban đầu.

B. số electron mà nguyên tử đã nhường.
C. số lớp electron của nguyên tử.

D. số neutron của nguyên tử.
Câu 12. Liên kết ion được hình thành bởi
A. lực hút tĩnh điện giữa hai ion âm.
B. lực đẩy giữa các ion mang điện tích trái dấu.
C. lực hút tĩnh điện giữa các ion mang điện tích trái dấu.
D. lực hút tĩnh điện giữa hai ion dương.
Câu 13. Hợp chất ion thường được tạo thành giữa
A. Kim loại yếu và phi kim yếu.
B. Hai phi kim.
C. Kim loại điển hình và phi kim điển hình.
D. Hai kim loại.
Câu 14. Liên kết ion trong hợp chất KCl tạo bởi lực hút tĩnh điện giữa
A. cation K2+ và anion Cl2−

B. cation K+ và anion Cl−
C. cation Cl+ và anion K−

D. cation Cl2+ và anion K2−
Câu 16. Hợp chất nào dưới đây là hợp chất ion?
A. NaCl

B. N2

C. H2O

D. CO2
Câu 18. Cho các tính chất dưới đây:
(a) Dẫn điện ở trạng thái rắn.
(b) Dễ tan trong nước tạo thành dung dịch có khả năng dẫn điện.
(c) Thường tồn tại ở thể rắn trong điều kiện thường.
(d) Dễ nóng chảy, dễ bay hơi.
Số tính chất đúng của hợp chất ion là
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4
Câu 19. Nguyên tử potassium K(Z = 19), nguyên tử fluorine F(Z = 9). Hãy dự đoán công thức hợp chất và kiểu liên kết giữa fluorine và potassium là
A. KF, liên kết cho – nhận.

B. KF2, liên kết kim loại.
C. KF, liên kết ion.

D. KF2, Liên kết cộng hóa trị.
Câu 20. Công thức của hợp chất ion được hình thành từ anion Y2− và cation X+ là
A. XY

B. X2Y2

C. X2Y

D. XY2

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ