Đề kiểm tra chương 1 + 2 môn Hoá học lớp 10 năm học 2023-2024

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra chương 1 + 2 môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Đề kiểm tra chương 1 + 2

Câu 1. Trong nguyên tử, hạt mang điện là?

     A. Electron.                                                      B. Electron và nơtron.

     C. Proton và nơton.                                         D. Proton và electron.

Câu 2. Đồng vị là những

A. hợp chất có cùng điện tích hạt nhân.       B. nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.

C. nguyên tố có cùng số khối A.                   D. nguyên tử có cùng Z và khác nhau về A.

Câu 3. Nguyên tố X có số thứ tự Z = 20. Xác định chu kì, nhóm của X trong bảng HTTH?

A. Chu kì 2, nhóm IA                                      B. Chu kì 2, nhóm IVA. 

C. Chu kì 3, nhóm IVA                                   D. Chu kì 4, nhóm IIA

Câu 4. Nguyên tố M ở chu kì 5, nhóm IA. Cấu hình e ngoài cùng của M là?

A. 4p65s1                       B. 5s25p1                     C. 4d105s1                    D. 5d105s1

Câu 5. Chu kì là tập hợp các nguyên tố, mà nguyên tử của các nguyên tố này có cùng

A. số electron.                                                   B. số lớp electron.

C. số electron hóa trị                                        D. số electron ở lớp ngoài cùng.

Câu 6. Trong một chu kì nhỏ, khi đi từ trái sang phải thì hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi:

A. tăng lần lượt từ 1 đến 4.                             B. giảm lần lượt từ 4 xuống 1.

C. tăng lần lượt từ 1 đến 7.                             D. tăng lần lượt từ 1 đến 8.

Câu 7. Các electron của nguyên tố X được phân bố trên 2 lớp, lớp thứ 2 có 7 electron. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố X là?

     A. 7.                             B. 8.                             C. 9.                             D.10.

   

Câu 9. Nhận định nào sau đây đúng về ? 

       A. Hạt nhân nguyên tử có 3 proton và 7 nơtron. 

       B. Số khối của hạt nhân nguyên tử là 3, số hiệu nguyên tử là 7.

       C. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 3 proton và 4 nơtron.

       D. Nguyên tử có 3 electron, hạt nhân có 4 proton và 3 nơtron.

Câu 11. Bán kính nguyên tử của các nguyên tố: 3Li, 8O, 9F, 11Na được xếp theo chiều tăng dần từ trái sang phải là?

A. F, O, Li, Na.            B. Li, Na, O, F.          C. F, Na, O, Li.          D. F, Li, O, Na.

Câu 12. Trong một nhóm A của bảng tuần hoàn, đi từ trên xuống dưới thì điều khẳng định nào đúng?

A. Bán kính nguyên tử giảm dần.                            B. Tính phi kim giảm dần. 

    C. Độ âm điện tăng dần.                                        D. Tính kim loại giảm dần.       

Câu 13. Chọn câu phát biểu Sai:

A. Các đồng vị của cùng 1 nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số nơtron nhưng khác nhau về số proton, do đó số khối A của chúng khác nhau.

B. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng điện tích hạt nhân.

 C. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử của cùng nguyên tố hóa học được gọi là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

 D. Số đơn vị điện tích hạt nhân và số khối được coi là các đặc trưng cơ bản của nguyên tử.

Câu 14. Cho nguyên tố có ký hiệu điều khẳng định nào sau đây đúng:

     A. Nguyên tử có 26 protonB. Nguyên tử có 26 nơtron 
     C. Nguyên tử có số khối 65D. Nguyên tử khối là 30

Câu 15. Một nguyên tử có 14 electron. Số electron p của nguyên tử này là

A. 2.                                   B. 4.                           C. 6.                           D. 8.

Câu 16. Nguyên tố X có 3 electron hoá trị và nguyên tố Y có 6 electron hoá trị. Công thức hợp chất tạo bởi X và Y có thể là?

A. X3Y2                            B. X2Y3                            C. XY2                              D. XY

Câu 17. Nguyên tố canxi (Ca) có số hiệu nguyên tử là 20, chu kì 4, nhóm IIA. Điều khẳng định nào sau đây về nguyên tố canxi là sai?

A. Hạt nhân nguyên tử canxi có 20 proton            B. Số electron ở vỏ nguyên tử canxi là 20

C. Canxi là một phi kim                                           D. Vỏ nguyên tử của canxi có 4 lớp e

Câu 18. Trong nguyên tử, loại hạt nào có khối lượng không đáng kể so với các hạt còn lại?

A. proton.                         B. nơtron và electron     C. electron.                     D. nơtron

Câu 19. Chọn phát biểu sai:

A. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 proton.    

B. Chỉ có hạt nhân nguyên tử oxi mới có 8 nơtron.

C. Nguyên tử oxi có số electron bằng số proton.        

D. Lớp electron ngoài cùng của nguyên tử oxi có 6 electron.

Câu 20. Nguyên tố A có Z = 10, vị trí của A trong bảng tuần hoàn là?

A. chu kì 1, nhóm VIIA                                            B. chu kì 2, nhóm VIIIA 

C. chu kì 4, nhóm VIA                                             D. chu kì 3, nhóm IVA

Câu 22. Phát biểu nào sau đây không đúng?

       A. Trong nguyên tử, các hạt mang điện là electron và proton.

       B. Nguyên tử của các nguyên tố khác nhau có thể giống nhau về số proton.

       C. Đồng vị là tập hợp những nguyên tử có cùng số proton, khác nhau về số nơtron.

       D. Khi nguyên tử nhường eletron sẽ trở thành ion dương. 

Câu 23. Các nguyên tố thuộc cùng một nhóm A có tính chất hóa học tương tự nhau, vì vỏ nguyên tử của các nguyên tố nhóm A có:

A. số electron như nhau. B. số lớp electron như nhau.

C. số electron thuộc lớp ngoài cùng như nhau.     D. cùng số electron s hay p.

Câu 24. Số thứ tự ô nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn bằng:

A.Số hiệu nguyên tử.                                                B. Số khối.

C. Số nơtron.                                                             D. Số electron hóa trị.

Câu 25. Nguyên tắc nào để sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn sau đây là sai?

A. Các nguyên tố có cùng số electron hóa trị trong nguyên tử được xếp thành một cột.

B. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của khối lượng nguyên tử

C. Các nguyên tố có cùng số lướp electron trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng

D. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân

Câu 28. Phát biểu nào sau đây không đúng?

     A.  Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là p, n, e.

     B.  Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.

     C.  Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt nơtron.

     D.  Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.

Câu 29. Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 36. Tổng số hạt mang điện gấp đôi số hạt không mang điện. Điện tích hạt nhân của X là:

     A. 10                            B. 12                            C. 15                            D. 18

Câu 30. Điện tích hạt nhân của nguyên tử Clo có 17 electron là?

     A. 17+                         B. 18+                          C. 19+                         D. 20+

Câu 31. Dãy nguyên tố nào sau đây được sắp xếp theo chiều tăng dần độ âm điện?

A. Li, Na, C, O, F            B. Na, Li, F, C, O     C. Na, Li, C, O, F     D. Li, Na, F, C, O

Câu 32. Cation R+ có cấu hình electron 1s22s22p63s23p6. Vị trí của nguyên tố R trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học là?

A. chu kì 3, nhóm VIIIA                                          B. chu kì 4, nhóm IIA

C. chu kì 3, nhóm VIIA                                           D. chu kì 4, nhóm IA

Câu 33. Số hiệu nguyên tử của các nguyên tố X, A, M, Q lần lượt là 6, 7, 20, 19. Phát biểu nào sau đây đúng?

A. X thuộc nhóm VA.                                         B. A, M thuộc nhóm IIA.

C. M thuộc nhóm IIB.                                         D. Q thuộc nhóm IA.

Câu 34. Trong một nhóm A, bán kính nguyên tử các nguyên tố:

A. Tăng theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.   B. Tăng theo chiều tăng của độ âm điện.

C. giảm theo chiều tăng của điện tích hạt nhân.   D. giảm theo chiều tăng của tính kim loại.

Câu 36.  Các obitan trong cùng một phân lớp electron:

A. Có cùng định hướng trong không gian.

B. Có cùng mức năng lượng.

C. Khác nhau về mức năng lượng.

D. Có hình dạng không phụ thuộc vào đặc điểm của mỗi phân lớp.

Câu 37. Cấu hình electron nào sau đây viết sai?

A. 1s22s22p5                                                          B. 1s22s22p63s23p64s1

C. 1s22s22p63s23p64s24p5                                    D. 1s22s22p63s23p63d34s2

Câu 38. Cho hai nguyên tố L và M có cùng cấu hình electron lớp ngoài cùng là ns2. Phát biểu nào sau đây về M và L luôn đúng?

A. L và M đều là những nguyên tố kim loại.

B. L và M thuộc cùng một nhóm trong bảng tuần hoàn.

C. L và M đều là những nguyên tố s.

D. L và M có 2 electron ở ngoài cùng.

Câu 39. Cấu hình electron nào sau đây của nguyên tố kim loại?

A. 1s22s22p63s23p6.                                              B. 1s22s22p63s23p5.   

C. 1s22s22p63s23p3.                                              D. 1s22s22p63s23p1.

Câu 40. Độ âm điện của các nguyên tố biến đổi như thế nào trong bảng hệ thống tuần hoàn?

A. Giảm dần trong 1 chu kì                                     B. Giảm dần trong 1 phân nhóm chính

C. Biến thiên giống tính phi kim                             D. Tăng dần theo tính kim loại

Câu 41. Một nguyên tố X có 2 đồng vị là 127X và 131X. Phát biểu nào sau đây là đúng?

A. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron và 4 electron.

B. 127X có ít hơn 131X 4 nơtron.

C. 127X có ít hơn 131X 4 proton và 4 electron.

D. 127X có ít hơn 131X 4 proton.

Câu 42. Oxit cao nhất của nguyên tố R là R2O7. Hợp chất khí với hidro thì R chiếm 98,765% về khối lượng. Vậy R là nguyên tố nào sau đây? 

A. clo.                               B. brom.                           C. flo.                               D. iot.

Câu 43. Nguyên tử của nguyên tố nào sau đây có độ âm điện nhỏ nhất?

A. Cl.                                B. I.                                   C. Br.                                D. F.

Câu 44. Nguyên tử X có tổng số hạt cơ bản là 40. Trong đó tổng số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Vị trí của X trong bảng tuần hoàn là

A. chu kì 3, nhóm IIA                                               B. chu kì 2, nhóm IIA

C. chu kì 3, nhóm IIIA                                             D. chu kì 2, nhóm IIIA 

Câu 45. Cho các nguyên tố X, Y, Z với số hiệu nguyên tử lần lượt là 4, 12, 20. Phát biểu nào sau đây là sai?

A. Các nguyên tố này đều là kim loại mạnh nhất trong chu kì.

B. Các nguyên tố này không cùng thuộc một chu kì.

C. Thứ tự tăng dần tính bazơ la X(OH)2 < Y(OH)2 < Z(OH)2.

D. Thứ tự tăng dần độ âm điện: X < Y < Z.

Câu 46. Cấu hình electron của nguyên tử 39X là 1s22s22p63s23p64s1. Nguyên tử 39X có đặc điểm:

(a) Nguyên tố thuộc chu kì 4, nhóm IA.

(b) Số nơtron trong hạt nhân nguyên tử X là 20.

(c) X là nguyên tố kim loại mạnh. 

(d) X có thể tạo thành ion X+ có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p6.

(e) X là nguyên tố mở đầu của chu kì 4.

Số phát biểu đúng 

A. 2.                                  B. 3.                                  C. 4.                                  D. 5.

Câu 47. Hãy chọn phát biểu đúng

     A. Số khối bằng tổng số hạt proton và electron.

     B. Trong một nguyên tử số proton bằng số nơtron.

     C. Trong một nguyên tử số proton bằng số electron.

     D. Số khối bằng số điện tích hạt nhân.

Câu 48. Hai nguyên tố X và Y đứng kế tiếp nhau trong một chu kì có tổng số proton trong hai hạt nhân nguyên tử là 25. Vị trí của X, Y trong bảng tuần hoàn lần lượt là

A. chu kì 2 và các nhóm IIA và IIIA.                     B. chu kì 3 và các nhóm IA và IIA.

C. chu kì 2 và các nhóm IIIA và IVA.                   D. chu kì 3 và các nhóm IIA và IIIA.

Câu 49. Hợp chất khí với hiđro của một nguyên tố là RH4. Oxit cao nhất của nó chứa 53,3% oxi về khối lượng. Nguyên tử khối của nguyên tố đó là

A. 12.                                B. 28.                                C. 72.                                D. 119.

Câu 50. Cho các phát biểu sau:

(a) Ở trạng thái cơ bản cấu hình e nguyên tử của nguyên tố X là 1s22s2p63s23p4. Vị trí của nguyên tố X trong bảng tuần hoàn là ô số 16, chu kì 3, nhóm VIB.

(b) Nguyên tử của nguyên tố X có 10p, 10n và 10e. Trong bảng HTTH, X ở chu kì 2 và nhóm VA.

(c) Ion X2- có cấu hình electron lớp ngoài cùng là 2s22p6. Nguyên tố X có vị trí ô thứ 12 chu kì 3 nhóm IIA. 

(d) Nguyên tố có cấu hình electron hóa trị là (Ar) 3d104s1 thuộc chu kì 4,nhóm VIB.

(e) Các nguyên tố họ d và f (phân nhóm B) đều là phi kim điển hình.

(g) Halogen có độ âm điện lớn nhất là Flo. 

(h) Theo quy luật biến đổi tính chất các đơn chất trong bảng tuần hoàn thì phi kim mạnh nhất là Oxi.

(i) Về độ âm điện thì F > O > N > P

Số phát biểu sai là

A.4                                    B.5                                    C.6                                    D.7

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link bên trên

Tải về ngay!
Hỗ trợ