Câu 1 : | Ion nào sau đây là cation? A. Br– B. O2- C. S2- D. Na+ |
Câu 2 : | Công thức electron nào sau đây không đủ electron theo quy tắc octet? |
A. | | B. | | C. | | D. | |
Câu 3 : | Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về ion? |
A. | Ion có thể chia thành ion đơn nguyên tử và ion đa nguyên tử. |
B. | Ion âm gọi là cation, ion dương gọi là anion. |
C. | Ion là phần tử mang điện. |
D. | Ion được hình thành khi nguyên tử nhường hay nhận electron. |
Câu 4 : | Trong bảng tuần hoàn hoá học các nguyên tố được sắp xếp theo nguyên tắc nào? |
A. | Theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. |
B. | Các nguyên tố có cùng số lớp e trong nguyên tử được xếp thành 1 hàng. |
C. | Các nguyên tố có cùng số e hóa trị trong nguyên tử được xếp thành 1 cột. |
D. | Cả A, B, C đúng. |
Câu 5 : | Dựa vào giá trị độ âm điện (Ca: 1,00; Cl: 3,16; N: 3,04; H: 2,2; Na: 0,93), hãy cho biết chất nào sau đây có liên kết cộng hóa trị có cực? |
A. | NH3. | B. | NaCl. | C. | N2. | D. | CaCl2. |
Câu 6 : | Ion nào sau đây là ion đa nguyên tử? |
A. | Na+. | B. | Mg2+. | C. | O2-. | D. | OH–. |
Câu 7 : | Nguyên tố X ở chu kì 3, nhóm IA. Cấu hình electron của nguyên tử nguyên tố X là? |
A. | 1s²2s²2p6. | B. | 1s²2s²2p3s²3p¹. | C. | 1s²2s²2p63s1. | D. | 1s²2s²2p3s³. |
Câu 8 : | Số electron tối đa có trong một orbital là? |
A. | 2. | B. | 1. | C. | 3. | D. | 4. |
Câu 9 : | Trong các chất: magnesium, nitrogen, oxygen, sodium chloride. Hợp chất là? |
A. | Nitrogen. | B. | Sodium chloride. | C. | Magnesium. | D. | Oxygen. |
Câu 10 : | Hạt nhân nguyên tử được tìm ra năm 1911 bằng cách cho hạt α bắn phá một lá vàng mỏng. Thí nghiệm trên được đưa ra đầu tiên do nhà bác học nào sau đây? |
A. | Thomson. | B. | Mendeleep. | C. | Chatwick. | D. | Rutherfor. |
Câu 11 : | Xu hướng biến đổi độ âm điện của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn tương tự như xu hướng biến đổi của yếu tố nào sau đây? |
A. | Tính kim loại. | B. | Bán kính nguyên tử. |
C. | Tính phi kim. | D. | Tính kim loại và bán kính nguyên tử. |
Câu 12 : | Hình sau đây biểu diễn hình dạng của một số orbital. Tên gọi lần lượt của các orbital hình 1, 2, 3 là? |
A. | px, py và pz. | B. | s, px và py. | C. | s, pz và py. | D. | s, px và pz. |
Câu 13 : | Orbital nguyên tử là? |
A. | khu vực không gian xung quanh hạt nhân mà tại đó xác suất có mặt electron lớn nhất. |
B. | đám mây chứa electron có dạng hình cầu. |
C. | đám mây chứa electron có dạng hình số 8 nổi. |
D. | quỹ đạo chuyển động của electron quay quanh hạt nhân có kích thước và năng lượng xác định. |
Câu 14 : | Cho các cấu hình electron của một số nguyên tử nguyên tố như sau:(1). ls2 (2). ls22s22p63s2 (3). ls22s22p1 (4). ls22s22p63s23p63d14s2. (5). ls22s22p63s23p4 (6). ls22s22p63s23p5.Số lượng các nguyên tố thuộc loại nguyên tố s là? |
A. | 1. | B. | 3. | C. | 2. | D. | 4. |
Câu 15 : | Phát biểu nào sau đây là chính xác nhất khi mô tả sự chuyển động của các e theo mô hình hiện đại? |
A. | Các electron chuyển động có năng lượng bằng nhau. |
B. | Electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành đám mây e. |
C. | Chuyển động của electron trong nguyên tử trên các orbital hình tròn hay hình bầu dục. |
D. | Chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục. |
Câu 16 : | Nguyên tố M thuộc chu kì 3, nhóm VIA. Số hiệu nguyên tử của nguyên tố M là? |
A. | 14 | B. | 33 | C. | 35 | D. | 16 |
Câu 17 : | Nguyên tử nguyên tố X có cấu hình electron 1s22s22p63s23p3. X thuộc nhóm? |
A. | IIIA. | B. | VB. | C. | IIIB. | D. | VA. |
Câu 18 : | Trong 1 chu kì, theo chiều từ trái sang phải, bán kính nguyên tử của các nguyên tố thuộc nhóm A? |
A. | Không thay đổi. | B. | Giảm dần. | C. | Không theo quy luật. | D. | Tăng dần. |
Câu 19 : | Cấu hình electron của nguyên tử Oxygen (Z=8) là? |
A. | 1s12s12p6 | B. | 1s22s42p2. | C. | 1s22s32p3. | D. | 1s22s22p4. |
Câu 20 : | Nguyên tử nguyên tố X có 5 electron nằm trong các phân lớp s, nguyên tử nguyên tố Y có 11 electron nằm trong các phân lớp p. Hợp chất M tạo bởi X và Y. Hợp chất M chứa liên kết? |
A. | Cộng hóa trị có cực. | B. | Liên kết cho – nhận. |
C. | Liên kết ion. | D. | Cộng hóa trị không cực. |
Câu 21 : | Các hạt cấu tạo nên hầu hết các nguyên tử là? |
A. | Electron và neutron. | B. | Proton và neutron. |
C. | Neutron và electron. | D. | Electron, proton và neutron. |
Câu 22 : | Hiệu độ âm điện trong khoảng nào là liên kết cộng hóa trị có cực? |
A. | 0,4 ∆χ 1,7 | B. | 0 ∆χ 0,4 | C. | 0 ∆χ 0,4 | D. | 0 ∆χ1,7 |
Câu 23 : | Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Nguyên tố X có số khối là? |
A. | 27. | B. | 26. | C. | 28. | D. | 23. |
Câu 24 : | Liên kết cộng hóa trị được tạo nên giữa hai nguyên tử bằng? |
A. | Một hay nhiều cặp proton chung. | B. | Lực hút tĩnh điện của các ion. |
C. | Một hay nhiều cặp electron chung. | D. | Một hay nhiều cặp neutron chung. |
Câu 25 : | Nội dung nào dưới đây là đối tượng nghiên cứu của Hóa học? |
A. | Sự hình thành hệ Mặt Trời. | B. | Quá trình phát triển của loài người. |
C. | Tốc độ của ánh sáng trong chân không. | D. | Cấu tạo của chất và sự biến đổi của chất. |
Câu 26 : | Nitrogen có 2 đồng vị bền: (99,63%) và (0,37%). Nguyên tử khối trung bình của Nitrogen? |
A. | 14,4. | B. | 14,7. | C. | 14,0. | D. | 13,7. |
Câu 27 : | Đồng vị là những nguyên tử có : |
A. | cùng số khối. | B. | cùng số proton, khác số neutron. |
C. | cùng số neutron. | D. | cùng số proton, cùng số neutron. |
Câu 28 : | Mô tả sự hình thành ion của nguyên tử O (Z = 8) theo quy tắc octet là? |
A. | O + 2e ⟶ O2− | B. | O ⟶ O2++ 2e | C. | O + 6e ⟶ O6− | D. | O + 2e ⟶ O2+ |