Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 11. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Lưu ý: Dưới đây chỉ là một số câu hỏi minh hoạ trong đề. Để xem đầy đủ, các bạn vui lòng làm theo hướng dẫn bên dưới để tải đề.
I.PHẦN TRẮC NGHIỆM: (7 điểm) Học sinh chọn một đáp án đúng nhất)
Câu 1: (NB) Phản ứng thuận nghịch là phản ứng
A. trong cùng điều kiện, phản ứng xảy ra theo hai chiều trái ngược nhau.
B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều.
C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định.
D. xảy ra giữa hai chất khí.
Câu 2: (NB) Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch tại đó
A. tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch.
B. tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch.
C. tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch.
D. tốc độ phản ứng không thay đổi.
Câu 3: (TH) Hệ phản ứng sau ở trạng thái cân bằng : H2 (g) + I2 (g)–> 2HI (g)
Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng trên là :
Câu 4: (TH) Theo thuyết Bronsted-Lowry, câu nào dưới đây là đúng?
A. Acid là chất hoà tan được mọi kim loại.
B. Acid tác dụng được với mọi Base.
C. Acid là chất có khả năng cho proton.
D. Acid là chất điện li mạnh.
Câu 5: (NB) Chuẩn độ là phương pháp xác định nồng độ của một chất bằng một dung dịch chuẩn đã biết
A. công thức hóa học.
B. thể tích.
C. nồng độ.
D. khối lượng.
Câu 6: (NB) Sự điện li là
A. Sự phân li các chất thành các phân tử nhỏ hơn.
B. Sự phân li các chất thành ion khi tan trong nước.
C. Sự phân li các chất thành các nguyên tử cấu tạo nên .
D. Sự phân li các chất thành các chất đơn giản.
Câu 7: (NB) Phát biểu nào sau đây là đúng ?
A. Trong tự nhiên, nitrogen chỉ tồn tại dạng đơn chất.
B. Thành phần chính của khoáng diêm tiêu Chile là KNO3.
C. Nitrogen trong tự nhiên là hỗn hợp của hai đồng vị: (99,63%) và (0,37%).
D. Ở dạng đơn chất, nitrogen chiến khoảng 20% thể tích của không khí.
Câu 8. (NB) Ứng dụng nào sau đây không phải của ammonia?
A. Sản xuất phân bón hóa học.
B. Làm thuốc long đờm, thuốc bổ sung chất điện giải.
C. Sản xuất nitric acid.
D. Dùng trong hệ thống làm lạnh trong công nghiệp.
Câu 9: (TH) Nhận xét nào sau đây không đúng về muối ammonium?
A. Muối ammonium bền với nhiệt.
B. Các muối ammonium đều tác dụng với dung dịch kiềm.
C. Tất cả các muối ammonium đều tan trong nước.
D. Các muối ammonium đều bị thủy phân trong nước.
Câu 10: (TH) Với xúc tác của các ion kim loại trong khói bụi, các oxide của sulfur và nitrogen bị oxi hóa bởi oxygen, ozone, hydrogen peroxide, gốc tự do,… rồi hòa tan vào nước tạo thành các acid tương ứng. Hai aicd tạo thành từ quá trình trên là
A. H2CO3 và HNO3.
B. H2S và HNO3.
C. H2S và H2SO4.
D. H2SO4 và HNO3.
Câu 11: (TH) Phản ứng nào sau đây HNO3 không thể hiện tính acid?
A. 2HNO3 + CuO Cu(NO3)2 + H2O.
B. HNO3 + NaOH NaNO3 + H2O.
C. 2HNO3 + CaCO3 Ca(NO3)2 + CO2 + H2O.
D. 10HNO3 + 3FeO 3Fe(NO3)3 + NO + 5H2O.
Câu 12: (NB) Phần lớn sulfur tồn tại ở dạng hợp chất trong thành phần của các khoáng vật, như quặng pyrite, thạch cao, barite,… Thành phần chính của quặng pyrite là
A. FeS.
B. FeS2.
C. CaSO4.
D. BaSO4.
Câu 13: (NB) Phát biểu nào sau về sulfur là sai?
A. S là chất rắn màu vàng.
B. S không tan trong nước.
C. S dẫn điện, dẫn nhiệt kém.
D. S không tan trong benzene.
Câu 14: (TH) SO2 luôn thể hiện tính khử trong các phản ứng với
A. H2S, nước Br2.
B. dung dịch NaOH, O2.
C. NO2, nước Br2.
D. dung dịch NaOH, NO2.
Câu 15: (NB) Muối X không tan trong nước và các dung môi hữu cơ. Trong y học, X thường được dùng làm chất cản quang xét nghiệm X-quang đường tiêu hóa. Công thức của X là
A. BaSO4
B. Na2SO4
C. K2SO4
D. MgSO4
Câu 16: (NB) Cách pha loãng H2SO4 đặc an toàn là
A. rót nhanh acid vào nước và khuấy đều.
B. rót nhanh nước vào acid và khuấy đều.
C. rót từ từ nước vào acid và khuấy đều.
D. rót từ từ acid vào nước và khuấy đều.
Câu 17: (TH) Dãy gồm tất cả các chất đều tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng là:
A. Fe3O4, NaCl, Al, Cu(OH)2.
B. Na2CO3, Fe, CuO, NH3.
C. CaCO3, Cu, Al(OH)3, MgO.
D. Zn(OH)2, CaCO3, CuS, Al.
Câu 18: (NB) Đặc điểm chung của hợp chất hữu cơ là
A. tan trong nước, không tan trong dung môi hữu cơ.
B. nhiêt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi cao.
C. liên kết trong phân tử chủ yếu là liên kết ion.
D. thường kém bền với nhiệt và dễ cháy.
Câu 19: (NB) Hợp chất hữu cơ là
A. hợp chất của carbon trừ CO, CO2, H2CO3, muối carbonate kim loại…
B. hợp chất khó tan trong nước.
C. hợp chất của carbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O.
D. hợp chất có nhiệt độ sôi cao.
Câu 20: (TH) Phổ hồng ngoại của hợp chất hữu cơ nào dưới đây không có hấp thụ ở vùng 1 750 – 1 600 cm–1?
A. Alcohol.
B. Ketone.
C. Ester.
D. Aldehyde.
Câu 21: (NB) Phương pháp chưng cất dùng để tách biệt các chất
A. có nhiệt độ sôi khác nhau.
B. có nhiệt độ nóng chảy khác nhau.
C. có độ tan khác nhau.
D. có khối lượng riêng khác nhau.
Câu 22. (NB) Phương pháp dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 23. (TH) Ngâm hoa quả làm xiro thuộc loại phản ứng tách biệt và tinh chế nào?
A. Phương pháp chưng cất.
B. Phương pháp chiết
C. Phương pháp kết tinh.
D. Sắc kí cột.
Câu 24: (NB) Công thức phân tử không thể cho ta biết
A. số lượng các nguyên tố trong hợp chất.
B. tỉ lệ giữa các nguyên tố trong hợp chất
C. hàm lượng mỗi nguyên tố trong hợp chất.
D. cấu trúc phân tử hợp chất hữu cơ.
Câu 25: (TH) Cho phổ khối lượng của một hợp chất hữu cơ A như hình vẽ:
Hợp chất hữu cơ A có thể là
A. C4H6O2.
B. C7H8.
C. C4H8O2.
D. CH2Cl2.
Câu 26. (NB) Trong những dãy chất sau đây, dãy nào có các chất là đồng phân của nhau?
A. CH3OCH3,CH3CHO.
B. C2H5OH, CH3OCH3.
C. CH3CH2CH2CH2OH, C2H5OH.
D. C4H10, C6H6.
Câu 27: (TH) Hiện tượng đồng phân trong hợp chất hữu cơ gây ra bởi nguyên nhân là
A. do số nguyên tử trong phân tử chất hữu cơ bằng nhau.
B. do phân tử khối bằng nhau
C. do có cấu tạo hoá học khác nhau
D. do có tính chất hoá học khác nhau.
Câu 28: (TH) Chọn phát biểu sai.
Trong hợp chất hữu cơ
A. các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị và trật tự nhất định.
B. các nguyên tử C liên kết với nhau tạo thành mạch C dạng không nhánh, vòng và có nhánh.
C. tính chất của các chất phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học.
D. carbon có hai hóa trị là II và IV.
II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)
Câu 29: (1 điểm)
Khi SO2 là một trong các chất chủ yếu gây ô nhiễm môi trường nhưng khi được sử dụng đúng mục đích sẽ có nhiều ứng dụng: dùng để sản xuất sulfuric acid, tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc cho lương thực, thực phẩm,. Trong công nghiệp SO2 được sản xuất từ các nguyên liệu khác nhau như sulfur, đốt quặng iron pyrite (FeS2).
-Viết các phương trình phản ứng điều chế SO2 từ các nguồn nguyên liệu trên.
-Trình bày một số biện pháp làm giảm thiểu lượng sulfur dioxide thải vào không khí.
Câu 31: (1 điểm) Acetone là một hợp chất hữu cơ dùng để làm sạch dụng cụ trong phòng thí nghiệm, tẩy rửa sơn móng tay và là chất đầu trong nhiều quá trình tổng hợp hữu cơ. Kết quả phân tích nguyên tố của acetone như sau: 62,07% C; 27,59% O về khối lượng, còn lại là hydrogen. Phân tử khối của acetone được xác định thông qua phổ khối lượng với peak ion phân tử có giá trị m/z lớn nhất bằng 58. Lập công thức phân tử của acetone.
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!