Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra HK I môn Hoá học lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 1. Điện tích của hạt nhân do loại hạt nào quyết định?
A. Hạt proton. B. Hạt electron.
C. Hạt neutron. D. Hạt proton và electron.
Câu 2. Hình vẽ dưới đây mô tả thí nghiệm tìm ra loại hạt nào cấu tạo nên nguyên tử?
A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Hạt nhân.
Câu 3. Giá trị điện tích – 1 và khối lượng 0,0059 amu là của hạt nào dưới đây trong nguyên tử?
A. Electron. B. Neutron. C. Proton. D. Ion.
Câu 4. Nhận định nào sau đây là không đúng ?
A. Hạt nhân nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
B. Trong nguyên tử, số hạt electron bằng số hạt proton.
C. Số khối là tổng số hạt proton (Z) và số hạt neutron (N).
D. Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
Câu 5. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Nguyên tử được cấu tạo từ các hạt cơ bản là electron, neutron.
B. Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
C. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo bởi các hạt proton và hạt neutron.
D. Vỏ nguyên tử được cấu tạo từ các hạt electron.
Câu 6. Năm 1911, Rơ-dơ-pho (E. Rutherford) và các cộng sự đã dùng các hạt α bắn phá lá vàng mỏng và dùng màn huỳnh quang đặt sau lá vàng để theo dõi đường đi của các hạt α. Kết quả thí nghiệm đã rút ra các kết luận về nguyên tử như sau:
(1) Nguyên tử có cấu tạo rỗng.
(2) Hạt nhân nguyên tử có kích thước rất nhỏ so với kích thước nguyên tử.
(3) Hạt nhân nguyên tử mang điện tích âm.
(4) Xung quanh nguyên tử là các electron chuyển động tạo nên lớp vỏ nguyên tử.
Số kết luận không đúng là:
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 7. Nguyên tử fluorine có 9 electron và 10 neutron. Số khối của nguyên tử fluorine là:
A. 9. B. 10. C. 19. D. 28.
Câu 8. Một nguyên tử của nguyên tố có tổng số hạt proton, neutron và electron là 28. Số neutron trong nguyên tử là
A. 10. B. 9 . C. 8. D. 7.
Câu 9. Cho nguyên tử X có tổng số hạt là 82, trong đó hạt mang điện âm ít hơn hơn số hạt không mang điện là 4 hạt. Số proton của nguyên tử X là
A. 26. B. 27. C. 28. D. 30.
Câu 10. Nguyên tử phosphorus có Z = 15, A = 31 nên nguyên tử có
A. 15 proton, 16 electron, 31 neutron. B. 15 electron, 31 neutron, 15 proton.
C. 15 proton, 15 electron, 16 neutron. D. khối lượng nguyên tử là 46 amu.
Câu 11. Nguyên tử phosphorus có khối lượng nguyên tử gần bằng 30,98 amu. Phát biểu nào dưới đây đúng?
A. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98 g/mol.
B. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 30,98.
C. Số khối hạt nhân của photpho là 31; nguyên tử khối của photpho là 31.
D. Số khối hạt nhân của photpho là 30,98; nguyên tử khối của photpho là 30,98.
Câu 12. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Trong một nguyên tử số electron, số proton và điện tích hạt nhân bằng nhau.
B. Số khối là tổng số hạt proton và hạt electron.
C. Số khối là khối lượng tuyệt đối của nguyên tử.
D. Nguyên tử trung hòa về điện nên số electron bằng số proton.
Câu 13. Vào năm 1987, nhà bác học nào đã phát hiện ra sự tồn tại của các hạt electron khi nghiên cứu hiện tượng phóng điện trong chân không?
A. Tôm-xơn (J. . Thomson) B. Rơ-dơ-pho (E. Rutherford)
C. Chat-uých (J. Chadwick) D. Niu-tơn (Newton)
Câu 14. Số đơn vị điện tích hạt nhân của nguyên tử có kí hiệu là
A. 23. B. 24. C. 25. D. 11.
Câu 15. Cho các nguyên tử . Những nguyên tử nào thuộc một nguyên tố hóa học?
A. X và Y. B. Y và Z. C. X và Z. D. X, Y và Z.
Câu 16. Cho hình vẽ mô tả cậu tạo nguyên tử Y như dưới đây.
Kí hiệu nguyên tử nào sau đây là đúng ?
Câu 17. Trong những hợp chất sau đây, cặp chất nào là đồng vị của nhau:
A. và B. và C. và . D. và .
Câu 18. Có các đồng vị sau: ; . Số loại phân tử HCl có thành phần đồng vị khác nhau được tạo thành là
A. 8. B. 12. C. 6. D. 4.
Câu 19. Nhận định nào dưới đây đúng nhất?
A. Các nguyên tử thuộc cùng một nguyên tố hóa học thì có tính chất giống nhau.
B. Tập hợp các nguyên tử có cùng số proton đều thuộc cùng một nguyên tố hóa học.
C. Nguyên tố hóa học là những nguyên tử có cùng số neutron khác nhau số proton.
D. Nguyên tố hóa học là những nguyên tố có cùng điện tích hạt nhân.
Câu 21. Đồng vị nào của nguyên tố M có tỷ lệ số proton/số neutron=13/15?
A. B. C. D.
Câu 22. Nguyên tử khối trung bình của Cu là 63,546. Đồng tồn tại trong tự nhiên với 2 loại đồng vị bền là và . Thành phần phần trăm về nguyên tử của là:
A. 27,30%. B. 72,7%. C. 23,70%. D. 26,30%.
Câu 23. Bromine có 2 đồng vị và , biết nguyên tử khối trung bình của bromine là 79,82. Nếu có 89 nguyên tử thì số nguyên tử là
A. 60. B. 62. C. 64. D. 66.
Câu 24. Biết rằng nguyên tố argon có ba đồng vị khác nhau, ứng với số khối 36; 38 và A. Phần trăm các đồng vị tương ứng lần lượt bằng: 0,34% ; 0,06% và 99,6%. Số khối của đồng vị A của nguyên tố argon là bao nhiêu? (cho biết nguyên tử khối trung bình của argon bằng 39,98).
A. 39. B. 40. C. 41. D. 42.
Câu 25. Cho 3 nguyên tố: . Cho các phát biểu sau:
(1) X và Y là 2 đồng vị của nhau (2) X với Y là có cùng số khối.
(3) Có ba nguyên tố hóa học. (4) Z và T thuộc cùng nguyên tố hóa học.
Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 26. Cho nguyên tố có ký hiệu điều khẳng định nào sau đây đúng?
A. Nguyên tử có 26 proton. B. Nguyên tử có 26 neutron.
C. Nguyên tử có số khối là 26. D. Nguyên tử khối của nguyên tử là 30.
Câu 27. Sự chuyển động của electron theo quan điểm hiện đại được mô tả là
A. electron chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân không theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
B. chuyển động của electron trong nguyên tử theo một quỹ đạo nhất định hình tròn hay hình bầu dục.
C. electron chuyển động cạnh hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
D. electron chuyển động rất chậm gần hạt nhân theo một quỹ đạo xác định tạo thành vỏ nguyên tử.
Câu 28. Cấu hình electron của nguyên tử biểu diễn
A. thứ tự các mức và phân mức năng lượng.
B. sự phân bố electron trên các phân lớp thuộc các lớp khác nhau.
C. thứ tự các lớp và phân lớp electron.
D. sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
Câu 29. Sắp xếp các phân lớp sau theo thứ tự phân mức năng lượng tăng dần:
A. 1s < 2s < 3p < 3s. B. 2s < 1s < 3p < 3d.
C. 1s < 2s < 2p < 3s. D. 3s < 3p < 3d < 4s.
Câu 30. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của calcium (Z = 20) ở trạng thái cơ bản là
A. 3d2. B. 4s1. C. 4s2. D. 3d1.
Câu 31. Nguyên tử X có Z = 24. Cấu hình electron nguyên tử X:
A. 1s22s22p63s23d44s2 B. 1s22s22p63s23p63d54s1
C. 1s22s22p63s23p63d6 D. 1s22s22p63s23p53d54s2
Câu 32. Nguyên tử của nguyên tố hoá học nào có cấu hình electron là 1s22s22p63s23p64s1 ?
A. Ca (Z = 20). B. K (Z = 19). C. Mg (Z =12). D. Na (Z = 11).
Câu 33. Tổng số hạt proton, neutron và electron trong nguyên tử của nguyên tố A là 21. Cấu hình electron của A là
A. 1s22s22p4. B. 1s22s22p2. C. 1s22s22p3. D. 1s22s22p5
Câu 34. Nguyên tử của nguyên tố A và B đều có phân lớp ngoài cùng là 2p. Tổng số electron ở hai phân lớp ngoài cùng hai nguyên tử là 3. Số hiệu nguyên tử của A và B lần lượt là
A. 1 và 2. B. 5 và 6. C. 7 và 8. D. 7 và 9.
Câu 35. Về mức năng lượng của các electron trong nguyên tử, khẳng định nào sau đây sai ?
A. Các electron ở lớp K có mức năng lượng thấp nhất.
B. Các electron ở lớp ngoài cùng có mức năng lượng trung bình cao nhất.
C. Các electron ở lớp K có mức năng lượng cao nhất.
D. Các electron ở lớp K có mức năng lượng bằng nhau.
Câu 36. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Các nguyên tử của nguyên tố khí hiếm đều có 8 electron lớp ngoài cùng.
B. Các nguyên tố mà nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là kim loại.
C. Chỉ các nguyên tố mà nguyên tử có 5, 6 hoặc 7 electron lớp ngoài cùng mới là phi kim.
D. Nguyên tố mà nguyên tử có 4 electron lớp ngoài cùng có thể là kim loại hoặc phi kim
Câu 37. Có các nhận định sau:
(1) Nguyên tố hóa học là tập hợp các nguyên tử có cùng số notron.
(2) Đồng vị của nguyên tố là những nguyên tử có cùng số proton nhưng khác số notron.
(3) Tất cả những nguyên tử có 1, 2 hoặc 3 electron lớp ngoài cùng đều là nguyên tố kim loại.
(4) Lớp M có tối đa 18 electron.
Số nhận định sai là:
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 38. Cho các phát biểu sau:
(1) Lớp K là lớp có mức năng lượng thấp nhất.
(2) Các electron trên cùng một phân lớp có mức năng lượng bằng nhau.
(3) Nguyên tử có cấu trúc đặc khít, gồm vỏ nguyên tử và hạt nhân nguyên tử.
(4) Số điện tích hạt nhân đặc trưng cho một nguyên tố.
(5) Hạt nhân nguyên tử luôn mang điện tích dương.
(6) Các electron chuyển động xung quanh hạt nhân không theo quỹ đạo xác định.
Số phát biểu đúng là:
A. 2 B. 5 C. 4 D. 6
Câu 39. Hạt nhân nguyên tử X có 17 proton, 18 neutron. Khi X nhận thêm 1 electron thì cấu hình electron của ion thu được là
A. 1s22s22p63s23p6 B. 1s22s22p63s23p63d1. C. 1s22s22p63s23p64s1. D. 1s22s22p63s23p5.
Câu 40. Ion M+ có cấu hình electron là 1s22s22p6. Số đơn vị điện tích hạt nhân nguyên tử M là
A. 10. B. 9. C. 11. D. 13.
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!