Đề kiểm tra môn Hoá học lớp 12 cuối HK I sở Bắc Kạn năm học 2022-2023 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

I. PHẦN TRẮC NGHIỆM (7 điểm)

Câu 1: Quá trình nhiều phân tử nhỏ (monome) kết hợp với nhau thành phân tử lớn (polime) đồng thời giải phóng những phân tử nước gọi là phản ứng

   A. trao đổi.                      B. nhiệt phân.                 C. trùng hợp.                  D. trùng ngưng.

Câu 2: Trong các chất dưới đây, chất nào là đipeptit?

   A. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH.

   B. H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

   C. H2N-CH2-CO-NH-CH2-CH2-COOH.

   D. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-CO-NH-CH(CH3)-COOH.

Câu 3: Có bao nhiêu este có công thức phân tử C2H4O2?

   A. 2.                                 B. 3.                                 C. 1.                                 D. 4.

Câu 4: (C17H33COO)3C3H5 có tên gọi là

   A. tristearin.                    B. tripanmitin.                C. triolein.                       D. stearic.

Câu 5: Anilin có công thức là

   A. C6H5OH.                    B. C6H5NH2.                   C. CH3COOH.                D. CH3OH.

Câu 6: Kim loại nào sau đây có khối lượng riêng nhỏ nhất trong số tất cả các kim loại?

   A. Na.                              B. Li.                                C. Rb.                              D. K.

Câu 7: Những tính chất vật lí chung của kim loại là

   A. tính dẫn điện và nhiệt, có khối lượng riêng lớn, có ánh kim.

   B. tính dẻo, có ánh kim, rất cứng.

   C. tính dẻo, tính dẫn điện, nhiệt độ nóng chảy cao.

   D. tính dẻo, tính dẫn điện và nhiệt, có ánh kim.

Câu 8: Khi thủy phân đến cùng peptit và protein đều thu được

   A. -amino axit.            B. amin.                           C. -amino axit.            D. glucozơ.

Câu 9: Chất nào sau đây có nhiều trong bông nõn?

   A. Tinh bột.                    B. Saccarozơ.                  C. Xenlulozơ.                 D. Glucozơ.

Câu 10: Tơ nilon 6,6 là

   A. Poliamit của axit ε- aminocaproic.

   B. Poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin.

   C. Polieste của axit ađipic và etylen glicol.

   D. Hexacloxiclohexan.

Câu 11: Y là một polisaccarit có trong thành phần của tinh bột và có cấu trúc mạch phân nhánh. Gạo nếp sở dĩ dẻo hơn và dính hơn gạo tẻ vì thành phần chứa nhiều Y hơn. Tên gọi của Y là

   A. Saccarozơ.                 B. Amilozơ.                    C. Glucozơ.                    D. Amilopectin.

Câu 12: Dãy các kim loại được xếp theo thứ tự tính khử tăng dần từ trái sang phải là

   A. Fe, Al, Mg.                B. Al, Mg, Fe.                 C. Fe, Mg, Al.                D. Mg, Fe, Al.

Câu 13: Thuỷ phân este CH3COOC2H5 trong môi trường axit tạo thành những sản phẩm là

   A. CH3COOH, C2H5OH.                                        B. C2H5COOH, CH3OH.

   C. C2H5COOH, CH3CH2OH.                                 D. CH3COOH, CH3OH.

Câu 14: Chất không có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là

   A. stiren (C6H5-CH=CH2).                                     B. toluen (C6H5-CH3).

   C. propen (CH2=CH-CH3).                                    D. isopren (CH2=C(CH3)-CH=CH2).

Câu 15: Cho các kim loại: Fe , Al , Mg , Cu , Zn , Ag. Số kim loại tác dụng được với dung dịch H2SO4 loãng là

   A. 4.                                 B. 3.                                 C. 5.                                 D. 6.

Câu 16: Cho 0,15 mol Gly-Gly-Ala tác dụng với dung dịch NaOH dư, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số mol NaOH đã phản ứng là

   A. 0,45.                            B. 0,3.                              C. 0,15.                            D. 0,6.

Câu 17: Kim loại M tác dụng được với các dung dịch: HCl, Cu(NO3)2, HNO3 đặc nguội. M là kim loại nào sau đây?

   A. Zn.                              B. Ag.                              C. Al.                               D. Fe.

Câu 18: HCOOC2Hlà sản phẩm este hóa của ancol và axit nào sau đây?

   A. Axit fomic và ancol metylic.                            B. Axit axetic và ancol etylic.

   C. Axit propionic và ancol metylic.                      D. Axit fomic và ancol etylic.

Câu 19: Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử C4H11N là

   A. 3.                                 B. 4.                                 C. 2.                                 D. 5.

Câu 20: Cho lá Cu vào dung dịch AgNO3 thấy có hiện tượng:

   A. Dưới đáy ống nghiệm có kết tủa Ag.

   B. Dung dịch có màu xanh và có khí màu nâu bay lên.

   C. Dung dịch màu xanh, trên lá Cu có một lớp Ag màu sáng.

   D. Trên lá Cu có một lớp Ag màu sáng , dung dịch không màu.

Câu 21: Cho các phát biểu sau:

(a) Đốt cháy hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở, thu được CO2 và H2O có số mol bằng nhau.

(b) Trong phản ứng với dung dịch AgNO3 trong NH3, glucozơ là chất bị khử.

(c) Để rửa ống nghiệm có dính anilin có thể tráng ống nghiệm bằng dung dịch HCl.

(d) Tinh bột và xenlulozơ là hai chất đồng phân của nhau.

(e) Glucozơ và saccarozơ đều tác dụng với H2 (xúc tác Ni, đun nóng) tạo sobitol.

(g) Thành phần hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có chứa nguyên tố cacbon và nguyên tố hiđro.

            Số phát biểu đúng là

   A. 5.                                 B. 3.                                 C. 2.                                 D. 4.

Câu 22: Phân tử khối trung bình của poli(vinyl clorua) là 750 000. Hệ số polime hoá của poli(vinyl clorua) là

   A. 24 000.                       B. 12 000.                        C. 15 000.                       D. 25 000.

Câu 23: Triolein tác dụng với H2 dư (Ni, t°) thu được chất X. Thủy phân triolein thu được ancol Y. X và Y lần lượt là

   A. tristearin và etylen glicol.                                  B. tripanmitin và glixerol.

   C. tristearin và glixerol.                                          D. tripanmitin và etylen glicol.

Câu 24: Cho Cu dư tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được dung dịch X. Cho Fe dư tác dụng với dung dịch X thu được dung dịch Y. Dung dịch Y chứa

   A. Fe(NO3)3.                                                             B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2 dư.

   C. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2 dư.                                    D. Fe(NO3)2.

Câu 25: Glucozơ có tính oxi hóa khi phản ứng với

   A. AgNO3/NH3 (to).                                                B. dung dịch Br2.

   C. H2 (Ni, to).                                                           D. Cu(OH)2.

Câu 26: Cho hỗn hợp Cu và Fe2O3 vào dung dịch HCl dư. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu đượcdung dịch X và một lượng chất rắn không tan. Muối trong dung dịch X là

   A. FeCl3.                          B. CuCl2, FeCl2.             C. FeCl2, FeCl3.              D. FeCl2.

Câu 27: Thủy ngân dễ bay hơi và rất độc. Nếu chẳng may nhiệt kế thủy ngân bị vỡ  thì dùng chất nào sau đây để khử độc thủy ngân?

   A. Bột sắt.                       B. Bột than.                     C. Nước.                          D. Bột lưu huỳnh.

Câu 28: Cation R+ có cấu hình electron ở phân lớp ngoài cùng là 2p6. Vị trí của R trong bảng hệ thống tuần hoàn là

   A. chu kì 2 nhóm VIA.                                           B. chu kì 2 nhóm VIIIA.

   C. chu kì 3 nhóm IA.                                              D. chu kì 3 nhóm IIA.

II. PHẦN TỰ LUẬN (3 điểm)

Câu 1 (1,0 điểm): Hòa tan hết 28,7 gam hỗn hợp X gồm Zn và Al vào trong dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 12,32 lít H2 (đktc). 

 a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

 b) Tính phần trăm khối lượng của Zn trong hỗn hợp ban đầu.

Câu 2 (1,0 điểm): Cho một lá đồng có khối lượng 5 gam vào 125 gam dung dịch AgNO3 4%. Sau một thời gian, khi lấy lá đồng ra thì khối lượng AgNO3 trong dung dịch giảm 17%.

a) Viết phương trình phản ứng xảy ra dưới dạng phân tử và ion thu gọn.

b) Tính khối lượng lá đồng sau phản ứng, biết rằng toàn bộ lượng bạc sinh ra đều bám trên bề mặt lá đồng.

Câu 3 (0,5 điểm): Cho 0,15 mol este đơn chức X tác dụng với dung dịch NaOH (dư), sau khi phản ứng kết thúc thì lượng NaOH phản ứng là 12 gam và tổng khối lượng sản phẩm hữu cơ thu được là 29,7 gam. 

– Xác định công thức phân tử của X.

– Viết các công thức cấu tạo có thể có của X.

Câu 4 (0,5 điểm): Cho 0,15 mol H2NC3H5(COOH)(axit glutamic) vào 175 ml dung dịch HCl 2M, thu được  dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X (các phản ứng xảy ra hoàn toàn).

– Viết các phương trình phản ứng xảy ra.

– Tính khối lượng NaOH đã tham gia phản ứng.

—————————-HẾT—————————–

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ