Nói Chuyện Là Bản Năng, Giữ Miệng Là Tu Dưỡng, Im Lặng Là Trí Tuệ (PDF)

Sự khác biệt giữa người biết nói chuyện và người 5 không biết nói chuyện lớn đến mức nào? Chúng ta hãy cùng cảm nhận.

Giả sử bố mẹ bạn đã lâu không về quê, sắp tết, bạn được nghỉ phép nên về quê một mình, bà hàng xóm liền hỏi: “Ôi, chỉ có một mình cháu về sao, cháu có nhớ mẹ không?”

Đối với một người phải ăn tết một mình như bạn, câu hỏi này sẽ làm bạn rất khó chịu. Hoặc là bạn sẽ không biết trả lời thế nào rồi bật khóc, hoặc là bạn sẽ tỏ ra lạnh nhạt, chỉ đối đáp qua loa rằng không nhớ”. Sau đó, đôi bên đều bối rối, bà hàng xóm vào nhà, đóng cửa lại.

Về sau, bạn thay đổi cách trả lời, đáp rằng: “Tuy bố mẹ cháu chưa về, nhưng gặp được cô cũng không khác gì gặp bố mẹ cháu”. Bà hàng xóm nghe thấy vậy, liền vui mừng ra mặt, nhất định sẽ mời bạn đến nhà bà ấy ăn cơm.

Tuân Tử nói: “Nói năng hợp lý, đó gọi là hiểu biết; im lặng đúng lúc, đó cũng là hiểu biết”. Ngôn ngữ là thứ có thể thể hiện rõ nhất mức độ tu dưỡng của một người, nói năng hợp lý là một loại trí tuệ, mà im lặng đúng lúc cũng là một loại trí tuệ. Nếu một người không biết giữ miệng, nói mà không suy nghĩ, nghĩ gì nói nấy, tất nhiên rất dễ khiến người khác chán ghét.

Nội dung cuốn sách này xoay quanh hai vấn đề đó là “biết cách nói chuyện” và “biết giữ miệng”, thông qua 12 chương sách nói rõ cách nói chuyện với những người khác nhau, cách nói chuyện trong những trường hợp khác nhau, làm thế nào để nắm vững những kỹ năng và chừng mực để nói chuyện cho khôn khéo, những người không giỏi ăn nói làm cách nào mới có thể nói được những lời thích hợp với đúng người và đúng thời điểm, để có thể ứng phó với những trường hợp khác nhau trong giao tiếp.

Ví dụ, khi chúng ta nói chuyện với người khác về một số “vấn đề mở” thì thường là họ sẽ yêu thích. Bởi vì một loạt những câu hỏi mà câu trả lời chỉ có thể là “phải” hoặc “không phải” sẽ rất dễ khiến đối phương cảm thấy giống như mình đang bị chất vấn. Còn những vấn đề mở, sẽ khiến đối phương cảm thấy chúng ta thực sự quan tâm đến họ, vì thế mới hỏi những vấn đề này, từ đó làm họ cảm nhận được ý tốt của chúng ta.

Trong cuộc sống, chúng ta đều sẽ gặp những tình huống như: người nhà thất nghiệp, bạn bè thất tình, bạn học thi trượt… Lúc này, họ cảm thấy rất hụt hẫng và đau khổ. Với tư cách là người nhà, bạn bè của họ, chúng ta đều muốn an ủi họ, chia sẻ bớt nỗi đau trong lòng họ, cho dù không thể làm gì để giúp họ, thì có lúc những lời an ủi sẽ khiến họ dễ chịu hơn một chút.

Mấu chốt nằm ở chỗ, bạn có thực sự biết an ủi người khác không? Có một số người khi an ủi người khác, tuy rằng họ có ý tốt nhưng cách nói chuyện lại như đang dội một gáo nước lạnh vào đầu đối phương, điều này sẽ khiến cho quan hệ giữa đôi bên trở nên xấu đi.

Về vấn đề này, nhà triết học, nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ William James đã từng nói: “Trong bản chất của con người, nhu cầu bức thiết nhất của họ chính là được công nhận”. Bởi vì ngoài nhu cầu về vật chất ra, nhu cầu về mặt tinh thần của con người cũng rất lớn. Ví dụ, mọi người đều muốn được hưởng thụ niềm vui về mặt tinh thần, muốn được mọi người công nhận, tôn trọng, khâm phục, sùng bái…, vì muốn được hưởng thụ những điều đó, một số người thậm chí chấp nhận bỏ mạng. Cho nên, khi nói chuyện với người khác, chúng ta nên tránh dội nước lạnh vào đầu họ, mà nên khen ngợi họ nhiều hơn, công nhận một số mặt tốt của họ, mới có thể dễ dàng chiếm được cảm tình của người khác.

Gợi ý mật khẩu mở khóa Download:

  1. Mật khẩu sẽ có dạng: 1*****s (chữ thường, viết liền, không dấu).
  2. Là tên cửa hàng bán sách xem tại link xem thử sách 1, Live preview.

Lưu ý: Chúng tôi không khuyến khích các bạn tải tài liệu miễn phí. Nếu bạn có điều kiện, hãy ủng hộ tác giả bằng cách bấm vào link và mua hàng.

Tải về ngay!
0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Hỗ trợ
0
Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x