10 đề kiểm tra cuối HK I môn Ngữ văn lớp 10 năm học 2023-2024 có đáp án

Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề khảo sát môn Ngữ văn lớp 10. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Ngữ văn để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.

Lưu ý: Đây chỉ là một số đề minh hoạ trong bộ 10 đề. Các bạn nên tải về để xem đầy đủ nội dung.

Đề số 1

Phần I. Đọc hiểu (6,0 điểm)

Đọc văn bản sau :

      Người anh hùng vĩ đại của thành A-ten là Tê-dê, chàng đã có nhiều cuộc phiêu lưu và tham dự nhiều sự kiệnquan trọng đến nỗi ở A-ten người ta có câu “Không có việc gì mà không có Tê-dê”

     Chàng là con của vua Ê-giê tại A-ten. Tuy nhiên thuở nhỏ chàng sống nơi quê mẹ, trong một thành phố phía nam Hy Lạp. Ê-giê quay trở về Hy Lạp lúc Tê-dê chưa sinh ra, nhưng trước khi đi ông có đặt một thanh kiếm và một đôi giày vào trong một cái hố và lấp lại bằng một tảng đá lớn. Ông làm việc này với sự chứng kiến của vợ và dặn rằng khi nào đứa con trai – nếu nàng sinh ra con trai – của họ lớn lên đủ mạnh để lăn hòn đá này đi và lấy những thứ cất bên dưới thì hãy cho nó đến A-ten nhận cha.

     Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng. Bà bèn bảo cậu rằng đã đến lúc cậu đi tìm cha và đã có một chiếc thuyền được ông ngoại cậu dành sẵn cho cậu. Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã. Ý nghĩ của chàng là sớm trở thành một đại anh hùng, và quá an toàn, dễ dãi không phải là cách để đạt tới điều đó. Chàng luôn luôn mơ tưởng được như Hê-ra-cờ-lét – vị anh hùng sáng chói nhất trong các anh hùng của người Hy Lạp, và chàng quyết định hành động sao cho sáng chói như thế. Điều này hoàn toàn tự nhiên vì hai người là anh em họ.

     Do đó, chàng khăng khăng từ chối chiếc thuyền mà mẹ và ông ngoại chàng đã thuyết phục chàng sử dụng, chàng bảo rằng đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ và chàng quyết tâm đi đến A-ten bằng đường bộ. Đây là một chuyến đi dài và rất nguy hiểm vì bọn cướp đầy đường. Tuy nhiên, chàng đã tiêu diệt sạch bọn chúng, chàng chẳng để sót một tên nào có thể quấy nhiều khách bộ hành tương lai […]

      (Theo Ê-đi Ha-min-tơn, Huyền thoại phương Tây, Chương Ngọc dịch, NXB Mỹ thuật, Hà Nội, 2004)

Lựa chọn đáp án đúng nhất:

Câu 1. Phương thức biểu đạt chính của văn bản là:

A. Nghị luận

B. Tự sự

C. Miêu tả

D. Biểu cảm

Câu 2. Xác định ngôi kể trong văn bản:

A. Ngôi thứ nhất

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba

D. Kết hợp ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba

Câu 3. Theo văn bản, Tê-dê có nguồn gốc xuất thân như thế nào?

  1. Chàng là con vua Ê-giê ở A-ten
  2. Chàng sống ở phía tây thành phố Hy Lạp
  3. Chàng là con thần Dớt
  4. Chàng sống với cha từ thuở nhỏ.

Câu 4. Vì sao Tê-dê từ chối sử dụng chiếc thuyền của mẹ và ông ngoại chuẩn bị cho mình?

A. Chàng sợ đắm thuyền trên biển, không thể đi tìm cha được

B. Chàng bảo đi bằng thuyền sẽ gặp nhiều cướp trên biển

 C. Chàng bảo đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ.

D. Chàng có thể tự lo cho bản thân, không cần tới sự trợ giúp.

Câu 5. Ý nghĩa câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê”?

A. Biết ơn người có công với cộng đồng

B. Tôn vinh người anh hùng Tê -dê

 C. Sự ngưỡng mộ đối với Tê-dê

 D. Khẳng định sự nghiệp lẫy lừng của Tê-dê.

Câu 6. Câu nói của người dân ở A –ten: “Không có việc gì mà không có Tê-dê” đã thể hiện thái độ nào với người anh hùng?

  1. Sự ngưỡng mộ 
  2. Lòng biết ơn
  3. Thái độ ngợi ca
  4. Thái độ trân trọng

Câu 7. Thủ pháp nghệ thuật nào được tác giả sử dụng trong câu văn sau: “Đứa bé sinh ra là con trai và khoẻ mạnh hơn các trẻ khác rất nhiều, thế nên khi mẹ cậu cuối cùng dẫn cậu đến nơi hòn đá thì cậu nhấc nó lên một cách dễ dàng”

A. Nhân hoá                                             C. Ẩn dụ 

B. So sánh                                                 D. Cường điệu

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8. Theo em, mục đích của thử thách đầu tiên mà cha Tê-dê đặt ra cho con trai là gì?

Câu 9. Thông tin “Nhưng Tê-dê không muốn đi bằng đường thuỷ vì chuyến đi như thế quá an toàn và nhàn nhã” giúp em hiều gì về Tê-dê?

Câu 10. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói của Tê -dê: “Đi bằng thuyền như thế là sự lẩn trốn gian nguy một cách hèn hạ”

PHẦN II. VIẾT (4,0 điểm)

      Từ văn bản đọc hiểu, anh/chị hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của mình ý nghĩa của việc vượt qua những thử thách trong cuộc sống

Đề số 2

I. PHẦN ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

           (hát con gà rừng)      (nói) (hát xe chỉ)     (nói)     “Tôi bước vào tôi ô rằng vậy:Chẳng giấu gì, tôi tên gọi Xúy Vân,Lấy Kim Nham nhà khó gian truân,Chồng học vắng chầy ngày mong mỏiTôi ngồi từ tốiĐợi khách tha nhangGái phải nằm hàngNghề dại dột … nhưng tài cao vô giá.Thiên hạ đồn tôi hát hay đã lạ, ai cũng gọi là cô ả Xúy Vân.Phụ Kim Nham, say đắm Trần PhươngNên đến nỗi điên cuồng rồ dại.Con gà rừngĂn lẫn với côngĐắng cay chẳng chịu được, láng giềng ai hay?Chờ cho cây lúa chín vàng,Để anh đi gặt lúa, để cô nàng mang cơm.Bông dắt, bông díu, xa lắc, xa líu, láng giềng ai hay,Ức bởi Thung HuyênƠ, kìa con nhện, xuôi xuống đây vương tơ để đằngnày xe chỉ đi!Ngồi rồi xem nhện xe tơ,Xem dăm sợi chỉ đợi chờ tình nhân.Nhác trông lên núi Thiên ThaiThấy hai con quạ ăn xoài trên câyĐôi ta dắt díu lên đâyÁo trải làm chiếu, chăn quây làm mùng.Chị em ơi, tôi nhớ tình nhân, cho tôi than thở mộtcâu nhá!    (Hạ)”

Hãy đọc văn bản trên và thực hiện những yêu cầu sau đây:

Câu 1: Đoạn trích “Xúy Vân giả dại” kể về việc:

a. Xúy Vân giả dại buộc Kim Nham phải trả nàng về nhà để đi theo Trần Phương.

b. Xúy Vân đau khổ vì bị Trần Phương lừa gạt nàng trở nên điên dại thật.

c. Xúy Vân vì không chịu nổi cảnh xa chồng nên nàng giả điên dại.

d. Xúy Vân vì thương nhớ chồng trở nên điên dại.

Câu 2: Trong những câu sau câu nào thể hiện tâm trạng tự thấy mình lỡ làng, dở dang của Xúy Vân?

a. Con gà rừng ức bởi xuân huyên.

b. Con gà rừng ăn lẫn với công – Đắng cay chẳng có chịu được, ức!

c. Tôi càng chờ đợi càng trưa chuyến đò.

d. Tôi không trăng gió lại gặp người gió trăng.

Câu 3: Trong những ý sau, điều nào không thể hiện được nhân vật Xúy Vân đáng thương?

a. Cuộc hôn nhân do cha mẹ sắp đặt vội vàng, không có tình yêu.

b. Gặp Trần Phương, Xúy Vân tưởng gặp người tri kỉ cô đã yêu Trần Phương.

c. Xúy Vân là cô gái đảm đang khéo léo. Có mơ ước giản dị.

d. Xúy Vân giả điên để theo Trần Phương.

Câu 4: Điều gì đã tạo nên mâu thuẫn trong tâm trạng của Xúy Vân?

a. Khát vọng giữa tình yêu và đạo đức

b. Khát vọng giữa tình yêu và thực tại

c. Khát vọng giữa tình yêu và cuộc sống

d. Khát vọng giữa tình yêu và hoàn cảnh

Câu 5: Nét đặc biệt của chèo cổ là gì?

a. Kết hợp giữa ba hình thức: dân ca, dân nhạc, dân vũ

b. Kịch bản của chèo thường lấy từ tích cũ

c. Sân khấu ở những sân đình

d. Sự kết hợp giữa ca, múa, và lời nói

Câu 6: Phong cách biểu diễn của chèo thường mang tính:

a. Cụ thể                     b. Nhân hóa                          c. Tượng trưng                      d. Ước lệ

Câu 7: Mâu thuẫn và bi kịch của cuộc đời Xúy Vân là do:

a. Cha mẹ ép duyên  

b. Chế độ phong kiến tỏa chiết tình cảm, khát vọng con người

c. Kim Nhan yêu thương nàng

d. Kim Nhan không yêu thương nàng

Câu 8: Qua đoạn trích, hãy nêu một số đặc điểm của ngôn ngữ chèo mà anh/chị nhận biết được (thể thơ quen dùng; chất liệu ca dao, dân ca;…)?

Câu 9: Qua lớp chèo này, anh/chị hiểu thêm được những điều gì về đời sống văn hóa làng xã Việt Nam thuở xưa?

Câu 10: Xúy Vân giả dại để che giấu điều gì? Anh/chị đánh rút ra thông điệp gì từ vở chèo này? 

II. PHẦN VIẾT (4.0 điểm)

            Viết bài văn nghị luận trình bày ý kiến của anh/ chị về quan điểm hãy sống là chính mình.

—–Hết—–

Đề số 4

Phần I. Đọc hiểu (5,0 điểm)

Đọc đoạn trích sau, trả lời các câu hỏi bên dưới:

       Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi.

Nàng là con gái Ngọc Hoàng. Sau những trận lụt lội ghê gớm xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt hết, trời bèn cho những người còn sống sót sinh con đẻ cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

      Nữ thần làm phép cho những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây, kết bông mẩy hạt. Lúa chín tự về nhà không cần gặt và không phải phơi phóng gì cả. Cần ăn, cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành cơm.

     Một hôm, cô con gái nhà kia đang bận việc. Sân chưa quét dọn, cửa kho cũng chưa mở, lúa ở ngoài đã ùn ùn kéo về. Cô gái cuống quít và đâm cáu. Sẵn tay đang cầm cái chổi, cô đập vào đầu bông lúa mà mắng:

– Người ta chưa dọn dẹp xong đã bò về. Gì mà hấp tấp thế.

Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu, tức lắm. Cả đám lúa đều thốt lên:

– Muốn mệt thì ta cho mệt luôn. Từ nay mang hái tre, liềm sắc ra cắt, chở ta về.

    Từ đó, nữ thần Lúa dỗi, nhất định không cho lúa bò về nữa. Người trần gian phải xuống tận ruộng lấy từng bông. Thấy vất vả mệt nhọc quá, người ta mới chế ra liềm hái để cắt lúa cho nhanh. Và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, mà phải phơi phóng, xay giã cho ra gạo.

    Sự hờn dỗi của nữ thần Lúa còn đôi khi cay nghiệt hơn nữa. Nữ thần vẫn giận sự phũ phàng của con người, nên nhiều lần đã cấm không cho các bông lúa nảy nở. Có kết hạt thì cũng chỉ là lúa lép mà thôi. Vì thế sau này mỗi lần gặt xong là người trần gian phải làm lễ cúng hồn Lúa, cũng là cúng thần Lúa. Có nơi không gọi như thế thì gọi là cúng cơm mới. Cúng hồn Lúa, cơm mới, do các gia đình tổ chức trong nhà mình.

   Các làng, các bản cũng phải mở những ngày hội chung để cúng thần Lúa. Trong những ngày hội ấy, mở đầu cho các cuộc tế tự và trò vui, thường có một tiết mục hấp dẫn, gọi là “Rước bông lúa”. Các trò Trám (Vĩnh Phú), trò Triêng (Thanh Hóa), trò thổi tù và cây Hồng (Nghệ An, Hà Tĩnh… đều có rước bông lúa như vậy).  

Trả lời câu hỏi sau( 6đ):

1. Văn bản trên thuộc thể loại văn bản nào?

A. Thần thoại.                

B. Sử thi.

C. Thơ Đường luật.

D. Thơ Nôm Đường luật.

2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản?

A. Biểu cảm.                

B. Miêu tả

C. Tự sự

D. Thuyết minh

3. Xác định các nhân vật được nhắc đến trong văn bản:

A. Người nông dân và thần Lúa

B. Trời, Nữ thần Lúa, cô con gái nhà kia, người trần gian.

C. Trời và Nữ thần Lúa

D. Chàng trai và cô con gái nhà kia.

4. Đoạn đầu văn bản cho biết nữ thần Lúa là cô gái như thế nào? 

A. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp.

B. Nữ thần Lúa có dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

C. Nữ thần lúa là cô gái xinh đẹp, luôn giúp đỡ người nghèo khổ.

D. Nữ thần Lúa là một cô gái xinh đẹp, dáng người ẻo lả và có tính hay hờn dỗi

5. Theo đoạn trích, Nữ thần Lúa hờn dỗi với con người vì việc gì?

A. Con người đã không quan tâm tới thần Lúa.

B. Nữ thần Lúa đang dẫn các bông lúa vào sân, thấy sân, đường bẩn thỉu vương đầy rác rưởi đã bực trong lòng, lại bị phang một cán chổi vào đầu.

C. Con người đã không ăn cơm nữa.

D. Con người đã có hành động phá hoại thần Lúa.

6. Ngọc Hoàng đã làm gì để loài người được tồn tại? 

A. Ngọc Hoàng đã sai thần Lửa giúp loài người.

B. Ngọc Hoàng đã bỏ qua tội lỗi của loài người.

C. Ngọc Hoàng đã ban phép màu cho loài người.

D. Ngọc Hoàng đã sai Nữ thần Lúa xuống trần gian, nuôi sống loài người.

7. Nêu nội dung bao quát của văn bản trên?

A. Kể về các họ hàng thân thích của cây lúa.

B. Kể về quá trình hình thành và sự ra đời cây lúa.

C. Kể về việc Ngọc Hoàng đã giúp loài người.

D. Kể về nguồn gốc cái tên của Nữ thần Lúa. 

8. Đặt một nhan đề cho văn bản trên. 

9. Nhận xét về sự lý giải về quá trình ra đời của cây lúa? 

10. Đánh giá nội dung và nghệ thuật của tác phẩm và ghi lại câu văn mình thích nhất. (Trả lời bằng 4 – 5 câu)?

II. Phần Viết (4 đ): Viết một văn bản ngắn bàn về vai trò của cây lúa hạt gạo trong đời sống của con người Việt Nam hôm nay.

—– Hết —–

Đề số 5

I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

NGÔN CHÍ

(BÀI SỐ 3)

    Am trúc hiên mai ngày tháng qua,

  Thị phi nào đến cõi yên hà.

Bữa ăn dầu có dưa muối,

Áo mặc nài chi gấm là.

Nước dưỡng (1) cho thanh, trì thưởng nguyệt,

Đất cày ngõ ải (2), lảnh ương hoa.

Trong khi (3)hứng động vừa đêm tuyết,

Ngâm được câu thần dặng dặng ca (4).

                        (Nguyễn Trãi – Toàn tập, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1976, tr.396)

Lựa chọn đáp án đúng:

1. Bài thơ Ngôn chí (số 3) thuộc thể thơ:

A. Thất ngôn Đường luật.

B. Thất ngôn xen lục ngôn.

C. Thất ngôn bát cú.

D. Thất ngôn cổ điển.

2. Dòng nào sau đây nêu đúng trình tự kết cấu của bài thơ trên?

A. Thực – luận – đề – kết.

B. Đề – thực – luận – kết.

C. Thừa – khai–  chuyển – hợp.

D. Khai – thừa – chuyển – hợp.

3. Nguyễn Trãi – nhân vật trữ tình trong bài thơ được mệnh danh là:

A. Đại thi hào dân tộc ở thế kỉ XV.

B. Nhà thơ lớn của dân tộc ở thế kỉ XV.

C. Anh hùng – nghệ sĩ ở thế kỉ XV. 

D. Danh nhân văn hóa nhân loại (1980).

4. Cách ngắt nhịp chủ yếu trong bài thơ là nhịp:

A. 4/3.

B. 3/3.

C. 3/4.

D. 2/2/3.

5. Tình cảm nổi bật trong bài thơ là nhà thơ Nguyễn Trãi thực sự gắn bó với:

A. Cuộc sống làng quê “am trúc hiên mai ngày tháng qua”.

B. Cuộc sống yên ả “thị phi nào đến cõi yên hà”.

C. Cuộc sống làm dâng trào nguồn cảm xúc yêu đời.

D. Cuộc sống có môi trường thiên nhiên lành mạnh.

6. Việc sử dụng phép đối cân xứng về từ loại và ngữ nghĩa ở hai câu thơ (Bữa ăn dầu có dưa muối/Áo mặc nài chi gấm là) có tác dụng gì?

A. Tượng trưng cho cuộc sống vật chất giản dị, thanh đạm.

B. Kể lại cuộc sống hằng ngày của nhà thơ nơi làng quê.

C. Khẳng định sự lựa chọn một cuộc sống vật chất giản dị.

D. Tượng trưng cho cuộc sống thanh nhàn nơi quê nhà.

7. Trong bài thơ, tình yêu thiên nhiên của nhà thơ được thể hiện chủ yếu qua phép tu từ: 

A. Liệt kê.

B. Đối lập.

C. Nhân hóa.

D. Phóng đại.

Trả lời các câu hỏi:

8. Theo anh/ chị, nhà thơ muốn bộc lộ, giãi bày tâm trạng gì qua sự miêu tả cuộc sống nơi thôn quê?

9. Qua tâm trạng của nhà thơ Nguyễn Trãi nơi cuộc sống thôn quê, anh/ chị rút ra được bài học gì cho bản thân mình?

10. Anh/ Chị có nghĩ rằng, ngày càng có nhiều người chọn cuộc sống như nhân vật trữ tình trong bài thơ không? Vì sao?

II. VIẾT (4.0 điểm)

          Viết một bài văn nghị luận (khoảng 500 chữ) phân tích, đánh giá nội dung và nghệ thuật của bài thơ:

          THUẬT HỨNG 

              (BÀI SỐ 24)

Công danh đã được hợp(1) về nhàn,
Lành dữ âu chi(2) thế nghị khen.
Ao cạn vớt bèo cấy muống,
Đìa thanh phát cỏ ương sen.
Kho thu phong nguyệt đầy qua nóc,
Thuyền chở yên hà nặng vạy then.
Bui có(3) một lòng trung lẫn hiếu,
Mài chăng khuyết, nhuộm chăng đen.

                    (Nguyễn Trãi –  Toàn tập, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1976, tr. 418-419)

Đề số 6

I. Phần Đọc (6,0 điểm)

Đọc văn bản và thực hiện những yêu cầu sau

Nữ thần nghề mộc

Sau khi đã sáng tạo ra loài người, lại thấy loài người phải sống chui rúc trong các hang đá tối tăm lạnh lẽo. Ngọc Hoàng thương tình bèn sai một vị thần bày cho loài người cách làm nhà cửa và các vật dụng sinh hoạt. Vị thần này xuống trần dưới dạng một người đàn bà đã già với mái tóc trắng như cước và vẻ mặt bí hiểm. Bà già sống lẩn lộn trong dân gian, cùng làm cùng ăn với mọi người và ngày càng có uy tín với nhân dân. Bấy giờ loài người chỉ mới biết đẵn gỗ hoặc tre nứa làm chỗ tránh mưa, tránh nắng tạm thời. Bà già đã tìm cách hướng dẫn loài người làm cưa, để cưa gỗ cho nhanh chóng hơn. Nhưng cách truyền nghề của bà cụ độc đáo. Không bao giờ bà nói thẳng cách thức làm mà chỉ hướng dẫn một cách gián tiếp. Chẳng hạn, bà đưa mọi người ra bờ suối, bên  những bụi dứa dại đầy gai. Bà bứt lấy một chiếc lá và cứa vào chân của từng người. Ai tinh ý thì nghĩ ra cách làm chiếc cưa, tương tự như chiếc lá dứa.

Trong số những người đi theo bà, có hai anh em nhà nọ tên là Lỗ Ban, Lỗ Bốc tinh ý hơn cả. Họ suy nghĩ cách hướng dẫn của bà và rèn được một lưỡi cưa. Có lưỡi cưa, mọi người xẻ gỗ nhanh hơn. Từ đó anh em Lỗ Ban trở thành những người thầy đầu tiên của nghề mộc.

Nữ thần còn dạy cho mọi người cách làm nhà, làm thuyền bằng gỗ. Cách làm nhà được bà hướng dẫn như sau: bà đứng thẳng trước mọi người, hai tay chống vào hai bên hông, để từ đó Lỗ Ban, Lỗ Bốc suy diễn. Lỗ Ban cho rằng nữ thần dạy làm kiểu nhà có một cột chính ở giữa, giao múi với hai đầu kèo, còn Lỗ Bốc thì lại cho rằng có thể làm kiểu hai cột đâm lên vào khoảng giữa hai kèo, v.v… Hai anh em tranh luận và mỗi người làm một kiểu, kiểu nhà nào trông cũng chắc chắn, vững chãi. Dân chung quanh từ hai kiểu nhổ nào biến chế được rất nhiều kiểu khác nữa.

Nữ thần lại còn dạy cho dân cách làm thuyền để đi trên mặt nước. Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại. Anh em Lỗ Ban, Lỗ Bốc bắt chước kiểu đó nghĩ ngay với việc lấy một khúc gỗ, đục rỗng lòng và đặt những mái chèo ngắn ở hai đầu.

Sau này họ còn tìm cách trang trí những hình chạm trổ chim, hoa, cá… vào những công trình bằng lỗ của mình cho thêm đẹp. Nghề làm mộc phát triển từ đấy nhưng nguồn gốc ban sơ chính là nhờ nữ thần nghề mộc truyền cho từ thuở xưa.   

(Nguồn: https://lazi.vn/truyen/d/3416/nu-than-nghe-moc)

Lựa chọn đáp án đúng:

Câu 1: Xác định thể loại của văn bản trên:

A. Cổ tích

B. Truyền thuyết

C. Thần thoại

D. Sử thi

Câu 2: Nhân vật chính của văn bản là:

A. Ngọc Hoàng

B. Nữ Thần nghề mộc

C. Lỗ Ban

D. Lỗ Bốc

Câu 3: Theo đoạn trích, nhân vật Nữ Thần nghề mộc xuất hiện vào thời gian nào?

 A. Trước khi sáng tạo ra loài người

B. Trong khi sáng tạo ra loài người, 

C. Khi sáng tạo ra loài người, loài vật

D. Sau khi đã sáng tạo ra loài người

Câu 4: Phương án nào sau đây đúng và đủ các sự kiện chính trong đoạn trích Nữ thần nghề mộc?

A. Nữ thần xuống trần, sinh sống với con người.

B. Nữ thần xuống trần, chung sống với con người, dạy họ làm cưa, làm thuyền, làm nhà…giúp nghề mộc phát triển

C. Nữ thần xuống trần, dạy họ làm cưa

D. Nữ thần xuống trần, dạy họ làm nhà

Câu 5: Dòng nào dưới đây không đúng với đoạn trích Nữ thần nghề mộc?

A. Mang yếu tố hoang đường kỳ ảo

B. Kết thúc truyện có hậu

C. Nhân vật có khả năng phi thường 

D. Truyện được kể theo lời nhân vật

Câu 6: Cách Nữ thần dạy con người làm thuyền với chi tiết  “Bà nằm ngửa, hơi co người, để cho tay và chân gấp lại”cho thấy ?

A. Nữ thần là người khỏe mạnh 

B. Nữ thần là người hài hước

C. Nữ thần là người trí tuệ 

D. Nữ thần là người vụng về 

Câu 7:  Đoạn trích Nữ thần nghề mộc thể hiện nội dung nào dưới đây?

A. Giải thích sự ra đời nghề mộc và lòng biết ơn đối với Nữ thần nghề mộc.

B. Tôn vinh người anh hùng 

C. Sự hình thành loài người.

D. Biết ơn Ngọc Hoàng và Lỗ Ban, Lỗ Bốc.

Trả lời câu hỏi/ Thực hiện yêu cầu:

Câu 8: Hãy nêu 02 nét đặc trưng thể loại của văn bản trên? (Gợi ý: Không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật, chủ đề…) (0,5 điểm)

Câu 9: Văn bản đã giải thích sự ra đời nghề mộc, theo anh/chị sự giải thích đó có còn phù hợp với con người hiện đại không? (1,0 điểm)

Câu 10: Qua câu chuyện, người xưa muốn gửi gắm thông điệp gì? (1,0 điểm)

II. Phần Viết (4,0 điểm)

                Anh/chị hãy viết bài văn nghị luận trình bày suy nghĩ về sức mạnh niềm tin của giới trẻ hiện nay.

Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:

“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 6 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới

Tải về ngay!
Hỗ trợ