Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 1: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 2: Este etyl axetat có công thức là
A. C2H5COOCH3. B. CH3COOC2H5.
C. CH3COOCH=CH2. D. CH3COOCH3.
Câu 3: Đốt cháy hoàn toàn 10,33 gam hỗn hợp X gồm axit acrylic, axit ađipic, axit propanoic, ancol etylic (trong đó số mol axit acrylic bằng số mol của axit propanoic) thu được hỗn hợp khí và hơi Y. Dẫn Y vào 3,5 lít dung dịch Ca(OH)2 0,1M thu được 27 gam kết tủa và nước lọc Z. Đun nóng nước lọc Z lại thu được kết tủa. Nếu cho 10,33 gam hỗn hợp X ở trên tác dụng với 100 ml dung dịch NaOH 2M sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thu được khối lượng chất rắn là
A. 12,21. B. 14,05. C. 10,12. D. 17,25.
Câu 4: Gluxit (cacbohiđrat) chỉ chứa một gốc α-glucozơ và một gốc β- fructozơ trong phân tử là
A. xenlulozơ. B. sacarozơ. C. glucozơ. D. tinh bột.
Câu 5: Cho các phát biểu sau:
(1) Poliacrilonitrin là thành phần chính của chất dẻo.
(2) Tơ nilon – 6,6 là poliamit của axit ađipic và hexametylenđiamin.
(3) Monome dùng để trùng ngưng tạo ra nilon – 6 là axit ω – aminoenantoic.
(4) Poli(etylen terephtalat) được điều chế bằng phản ứng đồng trùng ngưng giữa axit teraphtalic với etylen glicol.
(5) Polistiren được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(6) Xenlulozơ, tinh bột, protein, lipit là các polime thiên nhiên.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 3. D. 4.
Câu 6: Có thể điều chế chất dẻo PVC bằng phản ứng trùng hợp monome nào sau
A. CH2=CHCH2Cl B. CH3CH=CH2 C. CH2=CHCl D. CH2=CH2
Câu 7: Chất nào sau đây không làm xanh quỳ ẩm ?
A. anilin. B. metylamin. C. ammoniac. D. etylamin.
Câu 8: Cho các phát biểu sau
(a) Thủy phân hoàn toàn vinyl axetat bằng NaOH thu được natri axetat và anđehit fomic.
(b) Polietilen được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng.
(c) Ở điều kiện thường anilin là chất khí.
(d) Tinh bột thuộc loại polisaccarit.
(e) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
Câu 9: Trong các công thức sau đây, công thức nào là của chất béo ?
A. C3H5(COOC17H31)3. B. C3H5(COOC17H33)3.
C. C3H5(OOCC17H33)3. D. C3H5(OOCC4H9)3.
Câu 10: Tiến hành thí nghiệm tính chất của một vài vật liệu polime khi đun nóng theo các bước sau đây:
– Bước 1: Dùng 4 kẹp sắt kẹp 4 vật liệu riêng rẽ: Mẩu màng mỏng PE, mẩu ống nhựa dẫn nước làm bằng PVC, sợi len (làm từ lông cừa) và vải sợi xenlulozơ (hoặc bông).
– Bước 2: Hơ các vật liệu này (từng thứ một) ở gần ngọn lửa vài phút.
– Bước 3: Đốt các vật liệu trên.
Cho các phát biểu sau:
(1) PVC bị chảy ra trước khi cháy, cho nhiều khói đen, khí thoát ra có mùi xốc khó chịu.
(2) Sợi len cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi khét.
(3) PE bị chảy ra thành chất lỏng, mới cháy cho khí, có một ít khói đen.
(4) Sợi vải cháy mạnh, khí thoát ra không có mùi.
Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 3.
Câu 11: Hai chất đồng phân của nhau là
A. fructozơ và glucozơ. B. glucozơ và mantozơ.
C. fructozơ và mantozơ. D. saccarozơ và glucozơ.
Câu 12: Cho m gam glucozơ lên men thành ancol etylic. Khí sinh ra cho vào nuớc vôi trong dư, thu được 120 gam kết tủa, biết hiệu suất quá trình lên men đạt 60%. Giá trị m là
A. 120. B. 180. C. 225. D. 112,5.
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam một amin mạch hở, no, đơn chức Y sau đó dẫn toàn bộ sản phẩm sau phản ứng vào bình đựng dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 6 gam kết tủa. Công thức phân tử của Y là
A. C2H5N. B. C2H7N. C. C3H9N. D. C4H11N.
Câu 14: Cho 2,46 gam hỗn hợp X gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng vừa đủ với 400 ml dung dịch NaOH 1M. Tổng khối lượng muối thu được sau phản ứng là
A. 5,32 gam. B. 11,26 gam. C. 4,46 gam. D. 3,54 gam.
Câu 15: Cho các chất sau: C2H5NH2, H2NCH2COOH, CH3COONH4, (CH3NH3)2CO3, CH3COOH. Số vừa tác dụng với dung dịch HCl vừa tác dụng với dung dịch NaOH là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 16: Trong các tên gọi dưới đây, tên nào không phù hợp với chất CH3-CH(NH2)-COOH ?
A. Alanin. B. Axit 2-aminopropanoic.
C. Axit a-aminopropionic. D. Anilin.
Câu 17: Cho 3,1 gam amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với V ml dung dịch HCl 1M, thu được dung dịch chứa 6,75 gam hỗn hợp muối. Giá trị của V là
A. 100. B. 50. C. 150. D. 200.
Câu 18: Cho các polime: poli(vinyl clorua), poliacrilonitrin, polibuta-1,3-đien, poli(hexametylen ađipamit), poli(metyl metacrylat), poli(etylen terephtalat). Số polime dùng làm tơ, sợi là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Câu 19: Chất nào sau đây không thủy phân trong môi trường axit?
A. Saccarozơ. B. Xenlulozơ. C. Tinh bột. D. Glucozơ.
Câu 20: Nhỏ dung dịch iốt vào miếng chuối xanh thấy màu xanh tím vì trong miếng chuối xanh có
A. glucozơ . B. fructozơ. C. tinh bột. D. saccarozơ.
Câu 21: Lên men m gam glucozơ để tạo thành ancol etylic (hiệu suất phản ứng bằng 90%). Hấp thụ hoàn toàn lượng khí CO2 sinh ra vào dung dịch Ca(OH)2 dư, thu được 15 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 7,5. B. 18,5. C. 45,0. D. 15,0.
Câu 22: Cho các bước tiến hành thí nghiệm tráng bạc của glucozơ:
(1) Thêm 3 – 5 giọt glucozơ vào ống nghiệm.
(2) Nhỏ từ từ dung dịch NH3 cho đến khi kết tủa tan hết.
(3) Đun nóng nhẹ hỗn hợp ở 60 – 70°C trong vài phút.
(4) Cho 1 ml dung dịch AgNO3 1% vào ống nghiệm sạch.
Thứ tự tiến hành đúng là
A. 1, 2, 3, 4. B. 4, 2, 3, 1. C. 4, 2, 1, 3. D. 1, 4, 2, 3.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Ở điều kiện thường, amino axit là chất rắn kết tinh, có nhiệt độ nóng chảy cao.
B. Cu(OH)2 tan trong dung dịch anbumin, tạo thành dung dịch màu tím.
C. Có thể dùng quỳ tím để phân biệt 3 dung dịch glyxin, axit glutamic và lysin.
D. Có thể rửa sạch lọ chứa anilin bằng dung dịch NaOH và nước sạch.
Câu 24: Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là
A. 50%. B. 62,5%. C. 55%. D. 75%.
Câu 25: Chỉ dùng một thuốc thử nào dưới đây phân biệt được các dung dịch: glucozơ, glixerol, metanal, propan-1-ol?
A. Dung dịch Br2. B. Cu(OH)2/OH–. C. Na kim loại. D. AgNO3/NH3.
Câu 26: Cho dãy các chất: glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất trong dãy tham gia phản ứng tráng gương là
A. 5 B. 2 C. 4 D. 3
Câu 27: Số đipeptit tối đa có thể tạo ra từ một hỗn hợp gồm alanin và glyxin là
A. 4 B. 1 C. 3 D. 2
Câu 28: Benzen là nguyên liệu rất quan trọng trong công nghiệp hóa học. Công thức phân tử của benzen là
A. C8H8. B. C6H6. C. C6H12. D. C7H8.
Câu 29: Để chứng minh trong phân tử của glucozơ có nhiều nhóm hiđroxyl, người ta cho dung dịch glucozơphản ứng với
A. kim loại Na.
B. AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3, đun nóng.
C. Cu(OH)2 trong NaOH, đun nóng.
D. Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường.
Câu 30: Chất nào sau đây là amin bậc 2?
A. H2N-CH2-NH2. B. (CH3)2CH-NH2. C. CH3-NH-CH3. D. (CH3)3N.
Câu 31: Cho 0,02 mol amino axit X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch HCl 0,1M
thu được 3,67 gam muốikhan. Mặt khác 0,02 mol X tác dụng vừa đủ với 40 gam d
ung dịch NaOH 4%. Công thức của X là
A. H2NC3H5(COOH)2. B. (H2N)2C3H5COOH.
C. H2NC2H3(COOH)2. D. H2NC3H6COOH.
Câu 32: Chất nào sau đây là chất lỏng ở điều kiện thường ?
A. Anilin. B. Metyl amin. C. Etyl amin. D. Đimetyl amin.
Câu 33: Khối lượng phân tử của 1 loại tơ capron bằng 16950 đvC, của tơ enang bằng 21590 đvC.
Số mắt xích trong công thức phân tử của mỗi loại tơ trên lần lượt là
A. 200 và 150. B. 120 và 160. C. 150 và 170. D. 170 và 180.
Câu 34: Loại tơ nào sau đây là tơ nhân tạo
A. tơ tằm. B. tơ capron. C. tơ nilon-6,6. D. tơ visco.
Câu 35: X là este no, đơn chức; Y là este đơn chức, không no chứa một liên kết đôi C=C (X, Y đều mạch hở). Đốt cháy hoàn toàn 0,08 mol hỗn hợp E chứa X, Y (số mol X lớn hơn số mol Y) cần dùng 7,28 lít O2 (đktc). Mặt khác, đun nóng 0,08 mol E với dung dịch NaOH (lấy dư 30% so với phản ứng), cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam rắn khan và hỗn hợp F chứa 2 ancol đồng đẳng kế tiếp. Đun nóng F với CuO thu được hỗn hợp G chứa 2 anđehit, lấy toàn bộ hỗn hợp G tác dụng với AgNO3/NH3 thu được 28,08 gam Ag. Giá trị m là
A. 7,6. B. 7,92. C. 6,86. D. 7,28.
Câu 36: Cho 21,9 gam peptit X (Gly- Ala) tác dụng với dung dịch HCl vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được bao nhiêu gam muối khan?
A. 30,075 gam. B. 32,775 gam. C. 35,55 gam. D. 38,25 gam.
Câu 37: Chất nào sau đây cho được phản ứng trùng ngưng ?
A. alanin. B. vinyl axetat. C. stiren. D. toluen.
Câu 38: Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X chứa hỗn hợp các triglixerit tạo bởi từ cả 3 axit panmitic, oleic, linoleic thu được 24,2 gam CO2 và 9 gam H2O. Nếu xà phòng hóa hoàn toàn 2m gam hỗn hợp X bằng dung dịch KOH vừa đủ sẽ thu được bao nhiêu gam xà phòng ?
A. 21,40. B. 11,90. C. 19,60. D. 18,64.
Câu 39: Số đồng phân của axit cacboxylic ứng với công thức phân tử C4H8O2 là
A. 4 B. 3. C. 2. D. 1.
Câu 40: Một chất hữu cơ X có công thức C3H9O2N. Cho X phản ứng với dung dịch NaOH đun nhẹ, thu được muối Y và khí Z làm xanh giấy quì tím ẩm. Muối Y tác dụng với dung dịch HCl, thu được axit hữu cơ T có lực axit mạnh hơn axit axetic. Nhận định nào sau đây là không đúng?
A. Khối lượng phân tử của Z là 45. B. Khối lượng phân tử của Y là 68.
C. X chỉ có 1 công thức cấu tạo. D. X là muối amoni.
———– HẾT ———-
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!