Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
PHẦN TRẮC NGHIỆM
Mức độ: Nhận biết
Câu 1: Metyl axetat có công thức là
A. CH3COOC2H5. B. HCOOCH3. C. HCOOC2H5. D. CH3COOCH3.
Câu 2: Este CH3COOC2H5 có tên gọi là
A. metyl axetat. B. vinyl fomat. C. etyl axetat. D. metyl acrylat.
Câu 3: Chất nào sau đây là chất béo?
A. Tripanmitin. B. Etyl axetat. C. Etyl fomat. D. Etyl acrylat.
Câu 4: Saccarozơ có nhiều trong cây mía, công thức phân tử của saccarozơ là
A. C6H12O6. B. C12H22O11. C. (C6H10O5)n. D. C12H24O11.
Câu 5: Chất nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Saccarozơ. C. Sobitol. D. Xenlulozơ.
Câu 6: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu xanh?
A. C2H5OH. B. CH3NH2. C. CH3COOH. D. CH3OH.
Câu 7: Chất nào sau đây là tripeptit?
A. Ala-Ala-Gly. B. Ala-Gly. C. Ala-Ala. D. Gly-Ala-Gly-Ala.
Câu 8: Trong môi trường kiềm, lòng trắng trứng tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất màu
A. đỏ. B. đen. C. tím. D. vàng.
Câu 9: Chất nào sau đây có phản ứng trùng hợp tạo polime?
A. C2H5OH. B. CH2=CHCl. C. C2H5NH2. D. CH3Cl.
Câu 10: Polime nào sau đây khi đốt cháy hoàn toàn chỉ thu được CO2 và H2O?
A. Polietilen. B. Tơ olon. C. Nilon-6,6 D. Nilon-6.
Câu 11: Polime X là chất rắn trong suốt, có khả năng cho ánh sáng truyền qua tốt nên được dùng chế tạo thủy tinh hữu cơ plexiglas. Tên gọi của X là
A. poliacrilonitrin. B. poli(metyl metacrylat).
C. poli(vinyl clorua). D. polietilen.
Câu 12: Tính chất vật lí nào sau đây là tính chất vật lí chung của kim loại?
A. Khối lượng riêng. B. Tính cứng. C. Nhiệt độ nóng chảy. D. Tính dẻo.
Câu 13: Ở điều kiện thường, kim loại nào sau đây ở trạng thái lỏng?
A. Zn. B. Al. C. Hg. D. Ag.
Câu 14: Tính chất hóa học đặc trưng của kim loại là
A. tính axit. B. tính bazơ. C. tính khử. D. tính oxi hóa.
Câu 15: Kim loại Cu phản ứng được với dung dịch nào sau đây?
A. HNO3 loãng. B. H2SO4 loãng. C. HCl. D. NaOH.
Câu 16: Kim loại nào sau đây không phản ứng với nước ở điều kiện thường?
A. Ca. B. Na. C. Ag. D. Ba.
Mức độ: Thông hiểu
Câu 17: Etyl propionat có mùi dứa, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm. Etyl propionat được điều chế từ axit và ancol nào sau đây?
A. CH3COOH, CH3OH. B. C2H5COOH, CH3OH.
C. C2H5COOH, C2H5OH. D. CH3COOH, C2H5OH.
Câu 18: Khi thủy phân tristearin trong môi trường axit, thu được sản phẩm là
A. axit panmitic và etanol. B. axit stearic và glixerol.
C. axit oleic và glixerol. D. axit panmitic và glixerol.
Câu 19: Cho dãy các chất: tinh bột, xenlulozơ, glucozơ, fructozơ, saccarozơ. Số chất trong dãy thuộc loại monosaccarit là
A. 3. B. 2. C. 1. D. 4.
Câu 20: Cho 0,2 mol H2NCH2COOH phản ứng với dung dịch NaOH dư. Khối lượng NaOH tham gia phản ứng là
A. 16 gam. B. 6 gam. C. 4 gam. D. 8 gam.
Câu 21: Số đipeptit tối đa được tạo ra từ hỗn hợp glyxin và alanin là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Câu 22: Polime trong dãy nào sau đây đều thuộc loại tơ nhân tạo?
A. tơ visco và tơ xenlulozơ axetat. B. tơ tằm và tơ visco.
C. tơ visco và tơ nilon-6,6. D. tơ nilon-6,6 và tơ nilon-6.
Câu 23: Dãy kim loại nào sau đây sắp xếp theo chiều tăng dần tính dẫn điện?
A. Fe < Al < Cu < Ag. B. Al < Ag < Cu < Fe.
C. Fe < Cu < Al < Ag. D. Al < Fe< Cu < Ag.
Câu 24: Hòa tan hoàn toàn m gam Mg bằng dung dịch HCl dư, thu được 2,24 lít H2 (đktc) Giá trị của m là
A. 2,4. B. 1,2. C. 4,8. D. 3,6.
Câu 25: Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng, thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại. Giá trị của m là
A. 5,6. B. 3,2. C. 6,4. D. 2,8.
Câu 26: Cho 2,52 gam kim loại M tác dụng hết với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 6,84 gam muối sunfat trung hòa. Kim loại M là
A. Zn. B. Ca. C. Fe. D. Mg.
Câu 27: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Etyl acrylat có phản ứng tráng bạc.
B. Ở điều kiện thường, tristearin là chất rắn.
C. Đipeptit Ala-Ala có phản ứng màu biure.
D. Glucozơ có phản ứng thủy phân.
Câu 28: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Kim loại Cu tan được trong dung dịch FeCl2.
B. Tính dẫn nhiệt của bạc tốt hơn đồng.
C. Độ cứng của kim loại Al cao hơn kim loại Cr.
D. Kim loại Fe có tính khử yếu hơn kim loại Ag.
PHẦN TỰ LUẬN
Mức độ: Vận dụng
Câu 29 (1 điểm): Cho 10,4 gam hỗn hợp X gồm Fe và Mg tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl, thu được dung dịch Y và 6,72 lít khí (đktc). Tính phần trăm khối lượng mỗi kim loại trong X.
Câu 30 (1 điểm): Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Mg, Al trong oxi dư, cho sản phẩm cháy vào dung dịch HCl dư. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra.
Mức độ: Vận dụng cao
Câu 31 (0,5 điểm): Hợp chất hữu cơ X có phần trăm khối lượng cacbon, hiđro và oxi lần lượt bằng 54,54%, 9,10% và 36,36%. Tỉ khối hơi của X so với hiđro bằng 44.
Câu 32 (0,5 điểm): Cho 30,1 gam hỗn hợp X gồm Cu và Fe3O4 tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, đun nóng. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 1,68 lít NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc), 0,7 gam kim loại và dung dịch Y chứa m gam muối. Tính m.
———————–HẾT—————————–
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!