Xin giới thiệu với bạn đọc tài liệu đề kiểm tra cuối HK I môn Hoá học lớp 12. Trong tài liệu gồm các đề được sưu tầm và biên soạn theo chương trình GDPT 2018, giúp bạn đọc ôn luyện môn Hoá học để đạt kết quả cao trong các kì thi sắp tới.
Câu 1: Kim loại nào sau đây tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, thu được khí H2?
A. Ag. B. Cu. C. Au. D. Mg.
Câu 2: Cho các nguyên tử có cấu hình electron như sau:
(a) 1s22s22p63s1; (b) 1s22s22p3; (c)1s22s22p63s23p6; (d) 1s22s22p63s23p63d64s2;
(e) 1s22s22p63s23p64s2.
Số nguyên tử kim loại là
A. 4. B. 2. C. 1. D. 3.
Câu 3: Nhóm các vật liệu được chế tạo từ polime (điều chế bằng phản ứng trùng ngưng) là
A. cao su; nilon -6,6; tơ nitron.
B. nilon-6,6; tơ lapsan; nilon-6.
C. tơ axetat; nilon-6,6.
D. nilon-6,6; tơ lapsan; thuỷ tinh plexiglas.
Câu 4: Số nguyên tử hiđro trong phân tử axit oleic là
A. 33. B. 36. C. 35. D. 34.
Câu 5: Chia hỗn hợp gồm metyl propionat và metyl acrylat thành 2 phần bằng nhau.Đốt cháy hoàn toàn phần một bằng O2, thu được H2O và 7,04 gam CO2.Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH, thu được m gam ancol metylic. Giá trị của m là
A. 0,64. B. 1,28. C. 2,56. D. 1,92.
Câu 6: Anilin có công thức là
A. CH3COOH. B. CH3OH. C. C6H5NH2. D. C6H5OH.
Câu 7: Cacbohiđrat X có nhiều trong mật ong, ngoài ra còn có trong hoa quả và rau xanh. Y có nhiều trong cây mía, củ cải đường và hoa thốt nốt. Đun nóng Y với dung dịch axit vô cơ loãng, thu được chất X. Các chất X và Y lần lượt là
A. saccarozơ và glucozơ. B. glucozơ và saccarozơ.
C. fructozơ và saccarozơ. D. glucozơ và fructozơ.
Câu 8: Cho các phát biểu sau:
(a) Amilozơ và amilopectin là hai thành phần của tinh bột.
(b) Xenlulozơ và tinh bột có cùng công thức phân tử.
(c) Xenlulozơ là nguyên liệu để sản xuất thuốc súng không khói.
(d) Thuỷ phân hoàn toàn xenlulozơ tạo thành glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 1. D. 4.
Câu 9: Este X được tạo bởi ancol etylic và axit fomic. Công thức của X là
A. CH3COOCH3. B. CH3COOC2H5.
C. HCOOC2H5. D. HCOOCH3.
Câu 10: Cho kim loại Fe lần lượt phản ứng với các dung dịch: FeCl2, Cu(NO3)2, AgNO3, MgCl2. Số trường hợp xảy ra phản ứng hóa học là
A. 4. B. 2.
C. 3. D. 1.
Câu 11: Hỗn hợp bột gồm 3 kim loại Mg, Al, Zn có khối lượng 7,18 gam được chia làm hai phần đều nhau. Phần 1 đem đốt cháy hoàn toàn trong oxi dư thu được 8,71 gam hỗn hợp oxit. Phần 2 hòa tan hoàn toàn trong HNO3 đặc nóng dư thu được V lít (đktc) khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của V là
A. 14,72 lit. B. 14,336 lit. C. 11,2 lit. D. 20,16 lit.
Câu 12: Cho các phát biểu sau:
(a) Anilin có thể làm mất màu dung dịch nước brom.
(b) Metyl amin có tính bazơ yếu hơn amoniac.
(c) Thuốc thử đặc trưng để nhận biết hồ tinh bột là dung dịch iot.
(d) Glucozơ và fructozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(e) Tơ visco được sản xuất từ xenlulozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Câu 13: Cacbohiđrat nào sau đây thuộc loại polisaccarit?
A. Glucozơ. B. Xenlulozơ. C. Saccarozo. D. Fructozo.
Câu 14: Cho vào ống nghiệm 1 ml dung dịch lòng trắng trứng 10%, thêm tiếp 1 ml dung dịch NaOH 30% và 1 giọt dung dịch CuSO4 2%. Lắc nhẹ ống nghiệm, hiện tượng quan sát được là
A. có kết tủa xanh lam, kết tủa không bị tan ra.
B. có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch màu tím.
C. có kết tủa xanh lam, sau đó tan ra tạo dung dịch xanh lam.
D. có kết tủa xanh lam, sau đó kết tủa chuyển sang màu đỏ gạch.
Câu 15: Cho 4 cặp oxi hoá – khử: Fe2+/Fe; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag; Cu2+/Cu. Dãy sắp xếp theo chiều tăng dần tính oxi hoá từ trái sang phải là
A. Fe2+; Cu2+; Fe3+; Ag+. B. Ag+; Fe3+; Cu2+; Fe2+.
C. Fe3+; Fe2+; Ag+; Cu2+. D. Cu2+; Fe2+; Fe3+; Ag+.
Câu 16: Dung dịch chất nào sau đây làm quỳ tím chuyển thành màu hồng?
A. Glyxin. B. Axit glutamic.
C. Alanin. D. Valin.
Câu 17: Chất nào sau đây tác dụng với cả dung dịch NaOH, dung dịch brom, dung dịch AgNO3/NH3?
A. HCOOCH=CH2 B. CH2=CHCOOH.
C. CH3COOCH=CH2. D. CH2=CHCOOCH3.
Câu 18: Polime nào sau đây là polime trùng ngưng?
A. policaproamit. B. Poli (butađien- stiren).
C. Poli (vinyl clorua). D. Poli etilen.
Câu 19: X là 1 aminoaxit no mạch hở có 1 nhóm –COOH và 1 nhóm –NH2. Y là este của X với ancol etylic. MY = 1,3146MX. Cho hỗn hợp Z gồm X và Y có cùng số mol tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ đun nóng thu được dung dịch chứa 26,64 gam muối. Khối lượng hỗn hợp Z đã dùng là
A. 21,36 gam. B. 26,50 gam. C. 24,72 gam. D. 28,08 gam.
Câu 20: Thủy phân hoàn toàn 35,6 gam tristearin bằng dung dịch NaOH vừa đủ. Toàn bộ natri stearat tạo thành có thể sản xuất được một bánh xà phòng thơm nặng m gam. Biết natri stearat chiếm 80% khối lượng xà phòng. Giá trị của m là
A. 30,60. B. 36,72. C. 45,90. D. 29,38.
Câu 21: Trùng hợp propilen thu được polime có tên gọi là
A. poli(vinyl clorua). B. polipropilen.
C. polietilen. D. polistiren.
Câu 22: Hỗn hợp X gồm glyxin, alanin và axit glutamic. Trong X, nguyên tố oxi chiếm 40% về khối lượng. Cho m gam X tác dụng hoàn toàn với lượng vừa đủ dung dịch gồm NaOH 1M và KOH 1M, thu được 8,8 gam muối. Giá trị của m là
A. 4,8. B. 6,4. C. 5,6. D. 7,2.
Câu 23: Kim loại nào sau đây có tính khử mạnh hơn kim loại Al?
A. Cu. B. Fe. C. Ag. D. Na.
Câu 24: Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Phân tử Gly-Ala-Val có 6 nguyên tử oxi.
B. Đimetylamin có công thức CH3CH2NH2.
C. Valin tác dụng với dung dịch Br2 tạo kết tủa.
D. Glyxin là hợp chất có tính lưỡng tính.
Câu 25: Cho dung dịch lòng trắng trắng vào ống nghiệm đựng Cu(OH)2 thấy xuất hiện
A. màu tím. B. màu đỏ. C. màu xanh. D. màu vàng.
Câu 26: Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch gồm các chất (biết trong dãy điện hóa của kim loại, cặp oxi hóa – khử:
Fe3 + / Fe2 + đứng trước cặp: Ag+/Ag ):
A. Fe(NO3)2, AgNO3. B. Fe(NO3)2,AgNO3,Fe(NO3)3.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3. D. Fe(NO3)3, AgNO3.
Câu 27: Để phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 3 gam glyxin cần V ml dung dịch HCl 2M. Giá trị của V là
A. 60. B. 40. C. 20. D. 80.
Câu 28: Chất nào sau đây là đipeptit?
A. Ala-Ala-Ala. B. Ala-Gly-Ala.
C. Ala-Gly. D. Gly-Gly-Gly.
Câu 29: Ngâm thanh Cu (dư) vào dung dịch AgNO3, thu được dung dịch X. Sau đó ngâm thanh Fe (dư) vào dung dịch X thu được dung dịch Y. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Dung dịch Y có chứa chất tan là
A. Fe(NO3)3. B. Fe(NO3)2, Cu(NO3)2.
C. Fe(NO3)2. D. Fe(NO3)3, Fe(NO3)2.
Câu 30: Ion kim loại nào sau đây có tính oxi hóa yếu nhất?
A. Cu2+. B. Ag+. C. Mg2+. D. Na+.
—— HẾT ——
1.D | 2.D | 3.B | 4.D | 5.B | 6.C | 7.C | 8.B | 9.C | 10.B |
11.B | 12.C | 13.B | 14.B | 15.A | 16.B | 17.A | 18.A | 19.C | 20.C |
21.B | 22.B | 23.D | 24.D | 25.A | 26.D | 27.C | 28.C | 29.C | 30.D |
Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H=1; C=12; N=14; O=16; Na=23; K=39.
Thí sinh không sử dụng BTH các nguyên tố hóa học. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.
Để tải file, bạn cần có mật khẩu Download:
“Mật khẩu là tên nhãn hàng bắt đầu bằng chữ c, 8 chữ cái viết in thường, liền không dấu.” trong đường link dưới
Tải về ngay!